Đánh giá tổng quát: Công tác phân tích công việc và đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại đại học thái nguyên đến năm 2020 (Trang 67)

công việc tại các đơn vị có những ưu và nhược điểm như sau: + Ưu điểm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chỉ ra được những bước tiến hành công việc, người thực hiện, người phối hợp thực hiện, từ đó quy trách nhiệm cho từng người về công việc của mình.

- Đánh giá được mức độ quan trọng của từng công việc. - Chỉ ra được các tiêu chí đánh giá kết quả công việc. - Đánh giá công việc được thường xuyên hàng tháng. + Nhược điểm:

- Việc đánh giá kết quả công việc của bộ phận chuyên môn nghiệp vụ còn mang tính chung chung, chưa thực sự được tiến hành một cách kịp thời, chưa có điểm số cụ thể cho từng tiêu chí đánh giá.

3.2.1.2. Tuyển dụng nguồn nhân lực

Tuyển dụng là khâu quan trọng của quá trình quản lý nguồn nhân lực. Qua ý kiến nhận xét của cán bộ chủ chốt và bộ phận Tổ chức cán bộ của cả ba đơn vị đều xác định được rằng công tác tuyển dụng là việc làm thường xuyên và rất quan trọng nhằm tăng cường cho đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý đồng thời tạo động lực kích thích tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giảng viên, là điều kiện để duy trì chất lượng và hiệu quả sự nghiệp đào tạo của từng đơn vị.

Đối với công tác tuyển dụng, hàng năm các đơn vị căn cứ vào yêu cầu quy hoạch và định hướng phát triển ngành, nghề chuyên môn để xây dựng chỉ tiêu biên chế và xác định nhu cầu tuyển dụng.

Trường ĐHSP, cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự cũng như chuyên môn đã đi vào ổn định từ lâu, nên đối với công tác tuyển dụng hiện nay nhu cầu tuyển dụng chỉ mang tính kế thừa (bù đắp đội ngũ cán bộ sắp về hưu) và trẻ hóa đội ngũ, chỉ tiêu tuyển dụng tập trung vào các đơn vị có đội ngũ cán bộ tuổi đời cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn tuyển chọn của trường được các cấp lãnh đạo đánh giá ở mức độ đạt yêu cầu.

Trường ĐHKT&QHKD, giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn nhà trường tách và mở thêm phòng chức năng và khoa chuyên môn mới. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng của đơn vị giai đoạn này tương đối cao và tập trung chủ yếu ở các đơn vị mới (như Khoa Tài chính - Ngân hàng). Nguồn tuyển chọn của trường được các cấp lãnh đạo đánh giá ở mức độ đạt yêu cầu.

Khoa Ngoại ngữ, giai đoạn 2010-2012 Khoa không thành lập đơn vị mới, nhưng nhu cầu tuyển dụng tương đối nhiều và tập trung chủ yếu là tuyển dụng giảng viên tiếng Anh và tiếng Trung. Bởi đây là hai bộ môn có thế mạnh và mang tính chiến lược cũng như thường hiệu phát triển của Khoa. Nguồn tuyển chọn của trường được các cấp lãnh đạo đánh giá ở mức độ đạt yêu cầu.

Đối tượng tuyển dụng của ba đơn vị có từ nhiều nguồn như: cán bộ từ các ngành chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao, năng lực phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, ưu tiên tuyển chọn sinh viên giỏi, xuất sắc để tạo nguồn cán bộ.

Tại mỗi đơn vị đều sớm xây dựng quy chế tuyển dụng nguồn nhân lực, trong đó quy định các tiêu chí cụ thể nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc tuyển dụng, cụ thể:

3.2.1.2.1. Tiêu chuẩn tuyển dụng

Các đơn vị đề ra các tiêu chuẩn để đáp ứng đối với từng vị trí cần tuyển dụng, tuy nhiên bất kỳ ứng viên nào vào đơn vị đều phải đáp ứng tiêu chuẩn chung như sau:

a. Chỉ tiêu chung:

+ Lý lịch rõ ràng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Có sức khoẻ tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm, có ngoại hình phù hợp theo từng chức danh tuyển dụng.

+ Yêu cầu về trình độ văn hoá: tốt nghiệp phổ thông trung học.

+ Yêu cầu về trình độ chuyên môn: có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu từng ngành nghề cần tuyển dụng, tốt nghiệp đại học hệ chính quy đạt loại khá trở lên, biết sử dụng máy vi tính phục vụ cho công việc chuyên môn.

b. Chỉ tiêu cụ thể: + Đối với giảng viên:

. Bằng cấp: tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại khá trở lên (ưu tiên thạc sĩ)

. Ngoại ngữ: có chứng chỉ B1 châu Âu + Đối với cán bộ phục vụ:

. Bằng cấp: tùy từng vị trí công tác mà đưa ra yêu cầu về bằng cấp cho phù hợp.

3.2.1.2.2. Quy trình tuyển dụng

Việc tuyển dụng áp dụng tại cả ba đơn vị được thực hiện theo một quy trình nhất định, nhằm chuẩn hóa các hoạt động và tuyển chọn được những người phù hợp nhất với từng vị trí công việc, quy trình tuyển dụng cụ thể như sau:

Bƣớc 1. Tổng hợp nhu cầu

Căn cứ vào nhu cầu công việc có tính đến sự phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cho việc giảng dạy và công việc phòng chức năng trước mắt và lâu dài các đơn vị lập nhu cầu bổ sung lao động gửi bộ phận Tổ chức cán bộ tổng hợp báo cáo lãnh đạo đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nội dung nhu cầu bổ sung cần ghi rõ:

Số lượng lao động cần bổ sung cho từng chức danh, vị trí công tác. Trình độ chuyên môn, chuyên ngành, ngoại ngữ, vi tính, giới tính và các yêu cầu khác.

Bƣớc 2. Thông báo tuyển dụng

- Nội dung thông báo, gồm: + Vị trí làm việc.

+ Mô tả công việc cần tuyển. + Số lượng cần tuyển.

+ Tiêu chuẩn ứng viên. + Chế độ đãi ngộ. - Hình thức thông báo:

+ Trên phương tiện thông tin đại chúng. + Thông báo tại các cơ sở đào tạo. + Thông báo trên website của đơn vị. + Thông tin nội bộ của từng đơn vị.

Bƣớc 3. Tiếp nhận hồ sơ

Căn cứ vào nhu cầu bổ sung lao động của các đơn vị được thủ trưởng đơn vị phê duyệt đồng ý, bộ phận Tổ chức cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin việc.

* Hồ sơ xin việc bao gồm: - Đơn xin đi làm

- Bản sao giấy khai sinh

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc nhà trường đang quản lý hồ sơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các văn bằng, chứng chỉ (phô tô công chứng) kèm theo bản chính trình phòng Tổ chức hành chính kiểm tra.

- Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ quan Y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận.

- 02 ảnh màu 4 x 6

Bƣớc 4. Phỏng vấn, xét tuyển, thi tuyển

Đối với các trường hợp thi tuyển viên chức theo chỉ tiêu của ĐHTN, các đơn vị sẽ phối hợp theo sự chỉ đạo của ĐHTN trong việc tuyển dụng.

Đối cới các trường hợp đơn vị trực tiếp tuyển, bộ phận Tổ chức cán bộ sau khi tiếp nhận kiểm tra, xem xét hồ sơ, phối hợp với trưởng các đơn vị trực thuộc có nhu cầu bổ sung lao động tiếp xúc với người dự tuyển để:

- Trao đổi, phỏng vấn sơ bộ với các ứng viên. - Kiểm tra trình độ của người dự tuyển:

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thủ trưởng đơn vị, đại diện bộ phận Tổ chức cán bộ, bộ phận Đào tạo và đơn vị có nhu cầu bổ sung lao động thực hiện.

Bƣớc 5. Đánh giá kết quả

Bộ phận Tổ chức cán bộ tổng hợp kết quả kiểm tra, phối hợp với đơn vị có nhu cầu bổ sung lao động lập danh sách trình thủ trưởng đơn vị.

- Các trường hợp trúng tuyển, đề nghị ký hợp đồng lao động thử việc. - Các trường hợp không trúng tuyển thông báo cho người dự tuyển biết. * Việc tuyển dụng của các đơn vị trong những năm qua được thực hiện theo đúng quy trình đã đề ra đối với tất cả cán bộ, viên chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo từng giai đoạn cụ thể, các đơn vị đưa ra chỉ tiêu tuyển dụng cán bộ đối với từng chuyên ngành cụ thể.

Kết quả tuyển dụng của ba đơn vị giai đoạn 2010-2012

Bảng 3.2:

Kết quả tuyển dụng của Trường ĐHSP giai đoạn 2010-2012

TT Trình độ Năm Tổng 2010 2011 2012 1 Tiến sĩ 0 0 0 0 2 Thạc sĩ 11 01 01 13 3 Đại học 14 25 25 64 Tổng số 25 26 26 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Số liệu do bộ phận TCCB của Trường ĐHSP cung cấp)

Bảng 3.3:

Kết quả tuyển dụng của Trường ĐHKT&QTKD giai đoạn 2010-2012

TT Trình độ Năm Tổng 2010 2011 2012 1 Tiến sĩ 0 0 01 01 2 Thạc sĩ 0 02 06 08 3 Đại học 37 42 46 125 Tổng số 37 44 53

(Số liệu do bộ phận TCCB của Trường ĐHKT&QTKD cung cấp)

Bảng 3.4:

Kết quả tuyển dụng của Khoa Ngoại ngữ giai đoạn 2010-2012

TT Trình độ Năm Tổng 2010 2011 2012 1 Tiến sĩ 0 0 0 0 2 Thạc sĩ 01 01 02 04 3 Đại học 19 12 07 38 Tổng số 20 13 09

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 3.2, 3.3 và 3.4, chúng ta thấy việc tuyển dụng cán bộ trong giai đoạn 2010-2012 của từng đơn vị diễn ra tương đối phù hợp với sự phát triển thực tế về quy mô và cơ cấu của đơn vị mình.

Trường ĐHSP, với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, hiện nhu cầu về tuyển mới nguồn nhân lực cho những năm tiếp theo là tương đối lớn, bởi số lượng giảng viên có tuổi đời cao của Trường hiện chiếm tỷ lệ rất lớn, việc trẻ hóa đội ngũ gặp nhiều khó khăn về nguồn tuyển và biên chế. Mặc dù giai đoạn 2010-2012, Trường tuyển được tổng số 77 cán bộ viên chức nhưng số cán bộ có trình độ thạc sĩ chỉ có 13 người, chiếm 16,88%, còn lại chủ yếu là cán bộ có trình độ đại học.

Trường ĐHKT&QHKD, giai đoạn 2010-2012 kết quả tuyển dụng của Trường là tương đối lớn, điều này phản ánh đúng thực tế của Trường đang trong đà phát triển mọi mặt cả về cơ cấu, chất lượng của đội ngũ tuyển và về cơ sở vật chất. Năm 2012 Trường có mở thêm 01 Khoa mới là Khoa Ngân hàng - Tài chính, nên nhu cầu về đội ngũ cũng một phần tăng cao. Giai đoạn này, Trường tuyển được 134 cán bộ viên chức, trong đó có 08 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 125 cán bộ có trình độ đại học. Đặc biệt năm 2012, vơi những chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài, Trường đã tuyển được 01 cán bộ có trình độ tiến sĩ, đây là trường hợp hiếm hoi của Trường cũng như trong toàn Đại học và số lượng cán bộ được tuyển dụng trong năm lên đến 53 người, chiếm tỷ lệ 39,55% trong cả giai đoạn.

Khoa Ngoại ngữ, với bề dày lịch sử hình thành và phát triển mới có hơn 5 năm, còn rất khiêm tốn so với hai đơn vị còn lại. Số lượng cán bộ viên chức qua các năm cũng đã và đang được bổ sung cả về chất lượng và số lượng. Giai đoạn 2010-2012, Khoa tuyển được 42 cán bộ viên chức, trong đó có 38 cán bộ có trình độ đại học, 04 cán bộ có trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 9,5% so với tổng số được tuyển. Kết quả tuyển dụng so với hai trường chọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiên cứu còn rất hạn chế, nhưng điều đó không có nghĩa Khoa Ngoại ngữ là một đơn vị không có tiềm năng phát triển, không mời gọi được các ứng viên. Mà lý do chính ở đây là vì nền tảng cơ sở vật chất của Khoa chưa có, hiện tất cả các giảng đường và khu nhà điều hành của Khoa đều hoặc là đi thuê, hoặc là sử dụng chung với các trường thành viên khác trong ĐHTN, Khoa hiện đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng để tiến tới xây dựng cơ sở vật chất. Có như vậy Khoa mới có thế mở mang thêm về quy mô và cơ cấu đội ngũ giảng viên trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại đại học thái nguyên đến năm 2020 (Trang 67)