0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 36 -36 )

b. Đãi ngộ tinh thần

1.1.4.2. Đào tạo và phát triển

Có thể nói rằng, sự cạnh tranh ngày nay giữa các quốc gia hay tổ chức là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực, mà chất lượng nguồn nhân lực có liên hệ chặt chẽ với quá trình giáo dục, đào tạo và phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đào tạo, tự nó không phải là mục đích, nó chỉ có thể là phương tiện phục vụ cho mục đích, là một công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề trong tổ chức và phát triển đội ngũ cán bộ viên chức. Đào tạo giúp cho cán bộ viên chức thực hiện công việc tốt hơn (nâng cao chất lượng và năng suất); cập nhật được kỹ năng và kiến thức mới về kỹ thuật và công nghệ; tạo cho họ có thái độ đúng đắn và trung thành với tổ chức; phát huy tính chủ động, tinh thần trách nhiệm cũng như định hướng công việc cho cán bộ viên chức mới và chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn kế cận (giúp cho cán bộ viên chức có cơ hội thăng tiến) nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển của họ.

Đào tạo và phát triển là một trong những biện pháp tích cực nhằm tăng khả năng thích ứng của đội ngũ cán bộ trong tổ chức trước sự thay đổi của môi trường... Có thể nói rằng đào tạo và phát triển đội ngũ có vai trò và sự ảnh hưởng rất lớn trong việc cung cấp cho tổ chức nguồn vốn nhân sự chất lượng cao, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Đào tạo được coi là vũ khí chiến lược của tổ chức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trước các đối thủ.

Chính bởi tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của đào tạo và phát triển đến chất lượng nguồn nhân lực như đã trình bày, nên trong quá trình đào tạo, các đơn vị cần chú ý:

- Đào tạo phải gắn liền với chiến lược phát triển đơn vị - Phải có sự đánh giá hoặc đánh giá đúng nhu cầu đào tạo - Phải có chiến lược đào tạo phát triển rõ ràng

- Cần xác định rõ trách nhiệm đào tạo thuộc về ai - Tổ chức các khóa học hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.1.4.3. Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Việc đánh giá cán bộ viên chức nhằm mục đích cung cấp các thông tin phản hồi từ nhiều phía để có thể điều chỉnh, sửa chữa những sai xót, thiết lập đạo đức làm việc cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ viên chức, tạo đông lực kích thích họ trong công việc.

Đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ viên chức nhằm tìm ra những tiềm năng của họ, tăng cường sự hiểu biết về tổ chức, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới. Đây là cơ sở cho việc trả lương, khen thưởng, đề bạt cán bộ viên chức đồng thời cũng cung cấp thông tin cho việc giải quyết các tương quan nhân sự (như thăng thưởng, kỷ luật,....)

Kết quả của việc đánh giá công việc của cán bộ viên chức dùng để cung cấp các thông tin ngược cho họ về hiệu quả công việc của bản thân. Đây cũng là một căn cứ để điều hành chất lượng của lực lượng lao động chung và đánh giá hiệu quả của các hoạt động quản lý nhân lực

Tóm lại: Đánh giả hiệu quả công việc của cán bộ viên chức liên quan đến hầu hết các nội dung của quản lý nguồn nhân lực, do đó đòi hỏi phải thực hiện công tác đánh giá một cách nghiêm túc và thường xuyên nhằm một mục đích duy nhất là có được đội ngũ cán bộ viên chức chất lượng cao.

1.1.4.4. Chính sách đãi ngộ

Đãi ngộ là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Trong bất kỳ tổ chức nào, người lao động có trình độ là điều rất cần thiết, tuy nhiên người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao không có nghĩa là họ làm việc tốt, gắn bó với công việc, tận tâm trong công việc, không có nghĩa là hoạt động của tổ chức chắc chắn sẽ tốt, vì những vấn đề này còn phụ thuộc vào người lao động có muốn làm việc hay không? Suy nghĩ và hành động thế nào trong khi tiến hành công việc? Nghĩa là phụ thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vào nhu cầu và động cơ thúc đẩy cá nhân họ. Để phát huy mọi năng lực và tiềm năng của mỗi cá nhân thì việc đãi ngộ nhân sự cả về vật chất và tinh thần là cách giải quyết tốt nhất để khai thác động cơ cá nhân và góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả đơn vị.

Chính sách đãi ngộ sự góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định của tổ chức vì nó cung cấp điều kiện vật chất cho quá trình tái sản xuất giản đơn và mở rộng sức lao động. Với tư cách là một nguồn lực quyết định có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của tổ chức, đội ngũ cán bộ viên chức cần phải được duy trì và không ngừng cải thiện cả về mặt lượng và mặt chất. Cùng với các hoạt động quản lý nguồn nhân lực khác như tuyển dụng, đào tạo và phát triển, chính sách đãi ngộ thông qua hình thức đãi ngộ vật chất và tinh thần sẽ giúp cho nguồn lực nhân sự của tổ chức ngày càng trở nên mạnh mẽ cả về trí và lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh. Con người nói chung và người lao động nói riêng được hiện hữu bởi hai yếu tố, đó là thể lực và trí lực cũng như tinh thần của họ. Các yếu tố này có thể bị “hao mòn” trong quá trình làm việc, sự mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần của cá nhân sẽ làm giảm sức mạnh nguồn nhân lực của tổ chức, vì vậy chúng ta cần phải được bù đắp thông qua các hình thức đãi ngộ khác nhau. Ngoài ra đãi ngộ nhân sự còn làm cho người lao động gắn bó với đơn vị, không bỏ đi tìm việc khác.

Chính sách đãi ngộ góp phần mang lại tác dụng tích cực đối với các hoạt động quản lý nguồn nhân lực khác trong đơn vị. Đãi ngộ góp phần tiết kiệm chi phí, bởi nếu xem xét trên phương diện hiệu quả, đãi ngộ nguồn nhân lực là hoạt động gắn liền với vấn đề chi phí của tổ chức thông qua việc trang trải các khoản tiền công lao động, đầu tư cho các hoạt động để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người lao động… sẽ tác động đến yếu tố phi lao động và hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đãi ngộ nguồn nhân lực nhằm tạo lập môi trường văn hóa - nhân văn trong tổ chức, thể hiện rõ triết lý quản lý và kinh doanh, và do vậy, giúp cho tinh thần đơn vị được củng cố và phát triển.

Chính vì vậy, có thể nói: chính sách đãi ngộ có vai trò quan trọng và sự ảnh hưởng to lớn đến chất lượng nguồn nhân lực, không thua kém gì so với các yếu tố khác của quản lý nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 (Trang 36 -36 )

×