Chế độ trả lƣơng, thƣởng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại đại học thái nguyên đến năm 2020 (Trang 111)

II Trƣờng ĐHKT&QTKD 88 50

4.2.5. Chế độ trả lƣơng, thƣởng

Tiền lương luôn là vấn đề thiết thực và nhạy cảm trong chính sách có liên quan đến con người. Tiền lương luôn là động lực quan trọng nhất kích thích con người làm việc hăng hái, tích cực. Song nó cũng là vấn đề cực kỳ phức tạp trong quản lý NNL mà các nhà quản lý phải giải quyết.

Chế độ trả lương hiện nay của các Trường về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi tiêu của của cán bộ viên chức, mọi đối tượng có thể tính toán được tiền lương mà bản thân mình được hưởng.

Tuy nhiên, cơ chế trả lương chưa thực sự có tác dụng thu hút được đội ngũ cán bộ viên chức có trình độ chuyên môn cao (từ tiến sĩ trở lên) về làm việc tại đơn vị sau khi hoàn thành các khóa đào tạo. Thực tế hiện nay cho thấy, đội ngũ này có thể bỏ việc, chấp nhận bồi hoàn chi phí đào tạo để tìm cho mình một cơ hội việc làm tốt hơn với đồng lương cao hơn. Đây chính là vấn đề cần phải được giải quyết triệt để và khắc phục trong thời gian tới nếu các đơn vị không muốn vừa mất thời gian, chi phí vừa để “chảy máu chất xám” trong đơn vị mình.

Ngoài tiền lương ra, các Trường có thể linh động hơn trong chính sách khen thưởng đối với cán bộ viên chức, làm cho việc khen thưởng thực sự gắn kết người lao động đối với đơn vị; công nhận và thưởng xứng đáng đối với năng lực và mức độ cống hiến của từng đối tượng.

Để khuyến thích vật chất và tinh thần đối với đội ngũ cán bộ viên chức đạt được hiệu quả cao các Trường cần kết hợp và vận dụng một cách linh hoạt hơn các chế độ tiền lương và các hình thức trả lương, tiền lương, tiền vượt giờ, sáng kiến giữa đãi ngộ bằng tiền và không bằng tiền trên cơ sở được phân cấp của đại học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cơ chế đãi ngộ không bằng tiền như: giấy khen, bằng khen, các danh hiệu thi đua khen thưởng đột xuất cũng như thường xuyên mỗi năm học cũng cần được các Trường thực hiện bình bầu đề nghị một cách kịp thời và hợp lý . Ngoài ra, Ban giám hiệu các Trường cũng cần chăm lo nhiều hơn đến các hoạt động văn hóa thể thao như: tổ chức các buổi giao lưu, hội diễn văn nghệ, các trận thi đấu thể thao như: quần vợt, bóng đá, cầu lông, bóng bàn … để mọi người tăng cường sức khoẻ, có cơ hội quan hệ ngoại giao, đoàn kết và hiểu biết nhau nhiều hơn, thoải mái tinh thần và làm việc có hiệu quả hơn.

* Mối quan hệ giữa các giải pháp

Như đã trình bày ở trên, các giải pháp sử dụng nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV tại các Trường đều có khả năng tác động và tầm quan trọng nhất định. Mỗi giải pháp là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hệ thống giải pháp, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng ĐNGV của các trường "đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu hợp lý". Các giải pháp trên tuy độc lập nhưng không tách rời nhau, kết quả của giải pháp này là chính yếu tố thành công cho các giải pháp khác. Do vậy việc nâng cao chất lượng ĐNGV cần phải thực hiện đồng bộ cả năm giải pháp trên thì mới đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển của từng trường có thể ưu tiên từng giải pháp để đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra.

4.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại đại học thái nguyên đến năm 2020 (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)