Xếp loại công việc

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại đại học thái nguyên đến năm 2020 (Trang 66)

Tại ba đơn vị, hiện nay, mức độ đánh giá công việc rất được các cấp lãnh đạo quan tâm, chú ý. Việc đánh giá công việc được minh chứng thông qua việc bình xét, xếp loại cán bộ, viên chức hàng tháng, quý. Cụ thể có các mức xếp loại cán bộ, viên chức như: A, B, C, D.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.1.1.2. Đánh giá kết quả công việc - Phương pháp đánh giá

+ Cá nhân tự đánh giá: Cá nhân tự đánh giá kết quả công việc của bản thân, tiếp đến trưởng bộ phận đánh giá nhận xét, và sau cùng tập thể đơn vị cùng bình xét cho từng cá nhân.

+ Đơn vị đánh giá: Căn cứ vào kết quả bình xét của tập thể, đơn vị xem xét lại một lần nữa và công nhận kết quả bình xét đó hay không.

- Nội dung đánh giá: Các đơn vị áp dụng 2 nhóm đối tượng để đánh giá kết quả công việc, gồm:

- Nhóm 1: Áp dụng với cán bộ giảng dạy

Đối với cán bộ, viên chức làm việc tại nhóm này thì việc đánh giá kết quả công việc tính theo định mức giảng dạy cho từng đối tượng vào từng thời gian cụ thể sẽ có sự khác nhau nếu là trình độ tiến sĩ, thạc sĩ hay đại học hoặc với các đối tượng cán bộ, viên chức được cử đi học sau đại học tập trung và không tập trung).

- Nhóm 2: Áp dụng cho cán bộ, viên chức khối hành chính, quản lý Đối với cán bộ, viên chức tại nhóm này thì việc đánh giá theo kết quả công việc của người cán bộ, viên chức theo chức trách, nhiệm vụ được giao, theo kế hoạch công việc hàng tháng, theo công việc đột xuất khác được giao và đánh giá theo các mức: A, B, C, D.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại đại học thái nguyên đến năm 2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)