d. Làm việc theo nhóm
3.1.3. Nguồn nhân lực trong các trƣờng đại học
Ngoài những đặc điểm chung của nguồn nhân lực, nguồn nhân lực trong các trường đại học nói chung và ĐHTN nói riêng - nơi được coi là những máy cái tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội còn có những đặc thù khác so với nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp như: trình độ, thể chất, về các công tác nghiệp vụ chuyên môn như nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học...
Về trình độ: Từ năm 2013, thực hiện theo đúng chính sách của Nhà nước về việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên đại học, để có đủ tiêu chuẩn để đứng trên bục giảng bậc đại học thì đội ngũ giảng viên phải đạt tối thiểu trình độ là thạc sỹ và tốt nghiệp đại học phải đạt từ loại khá trở lên. Còn đối với nguồn nhân lực trong các tổ chức doanh nghiệp hai tiêu chuẩn này không đòi hỏi quá cao như vậy. Nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp cũng có đủ cả về số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, chiến lược của đơn vị đã đề ra; nó bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên các phòng chức năng, đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp... với các trình độ khác nhau như thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp... Tuy vậy, yếu tố chất lượng của các đơn vị này cũng được đánh giá rất cao, nhưng thước đo chuẩn mực của nó lại không phải là trình độ thạc sỹ như yêu cầu cần phải có của đội ngũ giảng viên đại học; chất lượng nguồn nhân lực thực sự mà đơn vị đặt ra đó là trình độ lành nghề, hiệu quả công việc và kết quả sản xuất kinh doanh mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nguồn nhân lực mang lại cho đơn vị chứ không quá yêu cầu về bằng cấp như nguồn nhân lực trong các trường đại học.
Không chỉ yêu cầu đạt chuẩn về mặt trình độ, nguồn nhân lực trong các trường đại học còn được đặt ra với một số tiêu chuẩn khắt khe khác nữa như: phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học; phải có chứng chỉ B1 châu Âu về ngoại ngữ; đạt chuẩn IC3 về tin học; đồng thời phải tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học (bồi dưỡng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, tổ chức tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp đại học...) hoặc phải có chiều cao tối thiểu là 1,55m trở lên...
Hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn về trình độ, thể chất, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học... như vậy nguồn lực trong các trường đại học và các cơ sở đào tạo thực sự mới có đủ khả năng là nơi tạo ra các nguồn nhân lực chất lượng cao khác.