Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 28)

Cũng như quản lý nói chung, quản lý giáo dục là một hiện tượng xã hội, nó có những đặc trưng riêng và là một dạng lao động xã hội đặc biệt. Quản lý giáo dục thực chất là quản lý con người, nghĩa là tổ chức một cách khoa học những người

tham gia vào quá trình giáo dục. Từ khái niệm quản lý và cách tiếp cận quản lý theo góc độ quản lý phát triển nguồn nhân lực, có thể định nghĩa quản lý đội ngũ giáo THPT như sau: Quản lý đội ngũ giáo viên THPT là sự tác động có định hướng, có chủ đích của Hiệu trưởng đến đội ngũ giáo viên nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục THPT. 1.4. Đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên trung học phổ thông và quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

1.4.1. Đổi mới giáo dục hiện nay

Đất nước bước vào thời kì đổi mới, ý thức được vai trò quan trọng của giáo dục trong việc phát triển nhân cách con người cho xã hội, góp phần tích cực và quan trọng đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, cùng với đổi mới kinh tế, Nhà nước đã quyết định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải thực hiện đồng bộ từ tư duy, quan điểm giáo dục, chương trình, phương pháp giáo dục đến đào tạo giáo viên và cơ chế quản lý giáo dục. Tư duy giáo dục là quá trình nhận thức bản chất, quy luật vận động, phát triển của giáo dục, là quá trình tư duy bằng khái niệm và quá trình làm giáo dục có sự thống nhất giữa nói và làm giáo dục theo khoa học. Triết lý giáo dục của chúng ta là: Nền giáo dục vì mọi người, của mọi người, cho mọi người; nhà trường đem lại hạnh phúc đi học cho trẻ em; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người đều có thể học tập; học để phát triển, hoàn thiện nhân cách, để sống tốt đẹp hơn.

Yêu cầu đổi mới giáo dục THPT phải đặt trong tổng thể đổi mới căn bản, toàn diện nền GD&ĐT, đó là: đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc;

với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới.

Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương tám khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

Đổi mới công tác quản lý giáo dục bao gồm nhiều nội dung, từ việc đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học đến đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; đổi mới cơ chế chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD&ĐT; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo.

1.4.2. Yêu cầu đặt ra của đổi mới giáo dục đối với giáo viên trung học phổ thông và quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông và quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Trước yêu cầu và nội dung đổi mới giáo dục phổ thông nêu trên, dẫn đến yêu cầu quản lý đội ngũ giáo viên THPT để đáp ứng các yêu cầu đổi mới đó. Trong điều kiện kinh tế - xã hội luôn có sự thay đổi hiện nay thì các tiêu chuẩn về viên chức, đội ngũ giáo viên phải được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của giáo dục. Vì vậy, quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT là việc làm

thường xuyên theo yêu cầu của sự phát triển xã hội và yêu cầu của đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục.

Quá trình quản lý đội ngũ GV là quá trình tác động đến con người, nhằm động viên, khích lệ và tạo ra sức mạnh đoàn kết, thống nhất, hoạt động vì mục tiêu đã đề ra. Từ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, và tiêu chuẩn của người giáo viên THPT trong yêu cầu đổi mới giáo dục, tôi thấy quản lý đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng sau đây:

Thứ nhất, phải xây dựng được đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đủ về

số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng.

Thứ hai, đội ngũ giáo viên trung học phổ thông phải có phẩm chất chính trị

và đạo đức nghề nghiệp tốt; thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ công dân; tâm huyết, trách nhiệm cao trong công việc; có trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ vững vàng để đủ khả năng công tác và hỗ trợ đồng nghiệp; có sức khoẻ; có uy tín; có năng lực sư phạm, là tấm gương sáng để học sinh noi theo.

Thứ ba, đội ngũ giáo viên phải được đào tạo, bồi dưỡng để có kiến thức lý

luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; nắm vững hệ thống pháp luật nhất là lĩnh vực giáo dục để thực hiện.

Thứ tư, đội ngũ giáo viên phải thường xuyên rèn luyện để nâng cao năng lực

nghề nghiệp:

- Năng lực tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp như: Sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân HS (về thể chất, tâm lý, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập...), phân loại và lập hồ sơ HS; tìm hiểu môi trường gia đình học sinh, tình hình kinh tế - văn hoá – xã hội của địa phương và biết sử dụng kết quả tìm hiểu môi trường gia đình, địa phương vào quá trình giáo dục, dạy học.

- Năng lực giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh: Biết giáo dục qua giảng dạy môn học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống; có phương pháp và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục HS cá biệt; có phương pháp, kỹ năng đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS, đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng và công khai, khuyến khích HS phấn đấu vươn lên; biết phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

để giáo dục HS; xây dựng hồ sơ giáo dục một cách khoa học và sử dụng có hiệu quả vào quá trình giáo dục học sinh.

- Năng lực dạy học môn học trong chương trình giáo dục: Giáo viên phải nắm vững kiến thức, kỹ năng về môn học được phân công giảng dạy; biết lập kế hoạch dạy học; biết thực hiện kế hoạch bài học: vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hợp lý theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh, thực hiện phân hoá và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông. Giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng và công khai, khích lệ học sinh vươn lên thành tích tốt hơn.

- Năng lực giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Thể hiện qua năng lực trình bày, diễn đạt các ý tưởng một cách rõ ràng; biết phối hợp các phương tiện giao tiếp lời nói, cử chỉ điệu bộ một cách hợp lý; biết giao tiếp với học sinh, với cha mẹ học sinh, với đồng nghiệp và với cộng đồng: cởi mở, thân thiện, gây được niềm tin với đối tượng giao tiếp, biết lắng nghe, kiềm chế bản thân, biết thuyết phục người khác.

- Năng lực đánh giá trong giáo dục: Tổ chức đánh giá trong giáo dục (Xác định mục đích, mục tiêu, nội dung đánh giá, tiêu chí đánh giá, lựa chọn nội dung và phương pháp đánh giá, chọn mẫu...); có kỹ năng thiết kế các công cụ đánh giá kết quả giáo dục thể hiện ở mức độ đạt được các năng lực cần hình thành và phát triển ở học sinh.

- Năng lực hoạt động xã hội, khả năng hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Năng lực phát triển nghề nghiệp. Biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho từng giai đoạn và có phương pháp, kỹ năng tự học; phát hiện được vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục và thiết kế đề tài nghiên cứu giải pháp giải quyết.

1.5. Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

1.5.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trong quản lý nhân sự ở nhà trường trung học phổ thông nhân sự ở nhà trường trung học phổ thông

Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Trường trung học phổ thông là cấp học cuối cùng của ngành học phổ thông, là nơi hoàn thiện kiến thức cơ bản toàn diện cho học sinh.

Theo Điều lệ trường trung học (2007): Trường THPT có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thông; Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia vào quá trình tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên; Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT; Thực hiện phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục; Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục; Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước; Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội; Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng là chủ tài khoản và chịu trách nhiệm chung về quản lý mọi mặt hoạt động và tổ chức bộ máy của nhà trường, trong đó có hoạt động giảng dạy là hoạt động trung tâm theo chế độ thủ trưởng.

1.5.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Là người quản lý trường THPT, Hiệu trưởng cần nắm được một cách tổng thể về những yêu cầu chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên trong việc thực hiện chương trình THPT, về việc quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng được mục tiêu của giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trong công tác quản lý nguồn nhân lực được quy định gắn với việc xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường và thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường được quy định; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên... Thực hiện các chế

độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường.

Công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông của Hiệu trưởng bao gồm :

Xây dựng được các nội dung quản lý về đội ngũ giáo viên trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với cấp học tương ứng và loại hình tương ứng, các quy định của UBND tỉnh về giáo dục và đào tạo.

Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Tham mưu cho các cơ quan quản lý cấp trên để có chủ trương, chính sách và các quy định theo đúng thẩm quyền để tăng hiệu quả công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn có tính định hướng lâu dài.

1.5.2. Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh hiện nay 1.5.2.1. Lập kế hoạch phát triển, sử dụng đội ngũ giáo viên THPT

Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực là nội dung chủ yếu của hoạch định tài nguyên nhân sự. Hoạch định nguồn nhân lực liên quan đến xác định nhu cầu nhân lực, dự báo nhân lực hiện có và xác định những bổ sung thay thế để duy trì đội ngũ cả về chất và lượng nhằm đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức và vấn đề ra các kế hoạch cụ thể để có nguồn tài nguyên nhân sự đó.

Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên là một tiến trình đề ra và thực hiện các công việc về nhân lực để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của nhà trường và đảm bảo việc bố trí sử dụng đội ngũ có hiệu quả.

Công tác lập kế hoạch quản lý đội ngũ giáo viên THPT gồm các nội dung: Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên; dự báo nhu cầu giáo viên THPT, có chính sách điều tiết số lượng và cơ cấu đội ngũ cho phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trường và địa phương; tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên để có kế hoạch đào tạo, đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; khảo sát thực trạng nhu cầu bồi dưỡng giáo viên; có kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)