Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 106)

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

T T Biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tổng X Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Tăng cường việc nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của ĐNGV THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

56 56,0 44 44,0 0 0 256 2,56 1

2

Xây dựng kế hoạch sử dụng, đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng, phát triển đội ngũ phù hợp với nhu cầu hàng năm của nhà trường.

43 43,0 57 57,0 0 0 243 2,43 6

3

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

42 42,0 58 58,0 0 0 242 2,42 5

4 Tăng cường công tác đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ giáo viên THPT. 54 54,0 46 46,0 0 0 254 2,54 2

5

Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn đơn vị

nhằm tạo động lực cho ĐNGV.

6

Xây dựng môi trường giáo dục văn hoá lành mạnh, thân thiện đảm bảo các điều kiện để ĐNGV phát triển.

45 45,0 55 55,0 0 0 245 2,45 4

X 48,5 51,5 0 2,49

Nhận xét:

Qua khảo nghiệm ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên, cho thấy cán bộ quản

lý và giáo viên đánh giá “Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông trên địa bàn huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục”

đã được đề xuất trong luận văn ở mức cần thiết. Điểm trung bình chung của 6 biện pháp là X = 2,49 (Min = 1; Max = 3); điều này khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận văn là cần thiết đối với việc quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Trong 6 biện pháp đã đề xuất, biện pháp “Tăng cường nâng cao nhận thức

vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục”

được đánh giá là cần thiết nhất, với điểm trung bình X = 2,56 xếp thứ 1/6 biện

pháp. Như vậy, để quản lý đội ngũ giáo viên đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thì cần làm tốt việc tăng cường nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của đội

ngũ giáo viên trung học phổ thông. Biện pháp “Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả

công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” được đánh giá là ít cần thiết hơn cả, điểm

trung bình X = 2,43 xếp bậc 6/6 đạt mức độ cần thiết.

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT giúp cho Hiệu trưởng quản lý tốt chất lượng đội ngũ; thực hiện tốt chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật để động viên khích lệ đội ngũ giáo viên phấn đấu thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên thì mức độ cần thiết của các biện pháp là đều nhau, so sánh điểm đánh giá giữa biện pháp xếp thứ 1 và biện pháp xếp thứ 6 thì điểm

chênh lệch ∆ = 0,13. Với 6/6 biện pháp có điểm trung bình X = 2,49 điều đó chứng tỏ các biện pháp đề xuất là cần thiết đối với việc quản lý ĐNGV trung học phổ

Tóm lại, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay thì việc xây dựng các biện pháp để quản lý đội ngũ giáo viên như: Tăng cường nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT; tổ chức thực hiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn đơn vị nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên; xây dựng môi trường giáo dục văn hoá lành mạnh, thân

thiện đảm bảo các điều kiện để đội ngũ giáo viên phát triển là cần thiết nhất.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

T T Biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Tổng X Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

51 51,0 49 49,0 0 0 251 2,51 1

2

Xây dựng kế hoạch sử dụng, đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng, phát triển đội ngũ phù hợp với nhu cầu hàng năm của nhà trường.

44 44,0 56 56,0 0 0 244 2,44 4

3

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

40 40,0 60 60,0 0 0 240 2,40 6

4 Tăng cường công tác đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ giáo viên THPT. 46 46,0 64 64,0 0 0 246 2,46 3

5

Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn đơn vị nhằm tạo động lực cho đội ngũ

giáo viên.

6

Xây dựng môi trường giáo dục văn hoá lành mạnh, thân thiện đảm bảo các điều kiện để đội ngũ giáo viên phát triển.

43 43,0 57 57,0 0 0 243 2,43 5

X 45,5 54,5 0 2,46

Nhận xét:

Qua bảng kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã cho thấy các ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá các biện pháp đề xuất của luận

văn có tính khả thi, với điểm trung bình chung X = 2,46 (Min = 1; Max = 3); điều

này khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận văn để quản lý đội ngũ giáo viên

THPT huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục là khả thi. Trong 6 biện pháp đề xuất, biện pháp “Tăng cường nâng cao nhận thức vai

trò quan trọng của đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục” được

đánh giá ở mức độ khả thi nhất; với điểm trung bình X = 2,51; xếp thứ 1/6 biện pháp. Biện pháp “Xây dựng kế hoạch sử dụng, đổi mới công tác tuyển chọn và sử

dụng, phát triển đội ngũ phù hợp với nhu cầu hàng năm của nhà trường” được đánh

giá ở mức độ khả thi thấp nhất trong 6 biện pháp, với điểm trung bình X = 2,40; xếp

thứ bậc 6/6 biện pháp đề xuất.

Mức độ khả thi giữa các biện pháp được đánh giá tương đối đồng đều nhau, so sánh giữa biện pháp xếp thứ 1 với biện pháp xếp thứ 6 có điểm chênh lệch ∆ = 0,11.

Trong 6 biện pháp đề xuất được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá, có 1

biện pháp có điểm trung bình X = 2,51, đạt mức khả thi cao; có 3/6 biện pháp có điểm trung bình X > 2,46; đạt mức độ khả thi. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đề

xuất có tính khả thi cao và có thể thực hiện tốt ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình.

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

T T Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi SL X Thứ bậc SL X Thứ bậc 1

Tăng cường nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

256 2,56 1 251 2,51 1

2

Xây dựng kế hoạch sử dụng, đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng, phát triển đội ngũ phù hợp với nhu cầu hàng năm của nhà trường.

243 2,43 6 241 2,44 4

3

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

242 2,42 5 240 2,40 6

4 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ giáo viên THPT. 254 2,54 2 246 2,46 3

5

Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn đơn vị nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.

251 2,51 3 249 2,49 2

6

Xây dựng môi trường giáo dục văn hoá lành mạnh, thân thiện đảm bảo các điều kiện để đội ngũ giáo viên phát triển.

245 2,45 4 243 2,43 5

X 2,49 2,46

Nhận xét:

Qua khảo nghiệm, các biện pháp đề xuất đều có mức độ cần thiết và khả thi.

Mức độ cần thiết với X = 2,49 và mức độ khả thi với X = 2,46.

Biện pháp vừa cần thiết, vừa khả thi cao nhất là biện pháp “Tăng cường

đổi mới giáo dục” và “Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn đơn vị nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên”.

Qua khảo nghiệm cho thấy:

Việc tăng cường nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của trong bối cảnh đổi mới giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng trong việc quản lý ĐNGV trung học phổ thông huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình. Vì nếu thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giúp họ ý thức được vai trò của mình trong nhà trường, biết mình cần đạt được điều gì, cần hành động như thế nào trong thực tế; định hình cho họ niềm tin vào mục tiêu cần đạt được trong yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Hai là, các biện pháp này ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình có đủ điều kiện chủ quan, khách quan để thực hiện tốt và hiệu quả.

Có thể biểu diễn mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi như sau: 2,3 2,35 2,4 2,45 2,5 2,55 2,6

Biệ n ph áp 1 Biệ n pháp 2 Biệ n pháp 3 Bi ệ n pháp 4 Bi ệ n pháp 5 Bi ệ n pháp 6

Tính cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên THPT, xem xét các biện pháp đã thực hiện của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, bao gồm: Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục; Xây dựng kế hoạch sử dụng, đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng, phát triển đội ngũ phù hợp với nhu cầu hàng năm của nhà trường; Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT; Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn đơn vị nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên; Xây dựng môi trường giáo dục văn hoá lành mạnh, thân thiện đảm bảo các điều kiện để đội ngũ giáo viên phát triển.

Các biện pháp trên đã được kiểm chứng về nhận thức, tính cần thiết và tính khả thi thông qua việc xin ý kiến của lãnh đạo quản lý và giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy 6/6 biện pháp đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao phù hợp với đặc điểm phát triển giáo dục trung học và được các đối tượng xin ý kiến trưng cầu chấp nhận và đồng tình cao.

Theo tôi, để giải quyết những bất cập hiện nay trong việc quản lý đội ngũ giáo viên THPT, phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên đã được đề xuất trong đề tài này, cần phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện nhiệm vụ quản lý đội ngũ giáo viên THPT huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt phù hợp với sự phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Trên cơ sở phân tích các tài liệu đề tài đã hệ thống hoá và sử dụng các khái niệm cơ bản sau:

Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đề ra.

Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông là sự tác động có định hướng, có chủ đích của Hiệu trưởng đến đội ngũ giáo viên nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình trong những năm qua đã đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Số lượng giáo viên ổn định, chất lượng đội ngũ về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực dạy học, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp khá tốt. Tuy nhiên, để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục thì còn có những hạn chế nhất định: cơ cấu về giới tính chưa thực sự phù hợp, tuổi đời trung bình của đội ngũ giáo viên trẻ.

Để quản lý đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý như: Công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên; công tác sử dụng; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; thanh tra, kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên; thực hiện chế độ, chính sách, cơ chế, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Mức độ thực hiện, mức độ đáp ứng của các biện pháp được đánh giá khá tốt.

Quá trình thực hiện các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình và mức độ ảnh hưởng nhiều.

1.3. Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên, xem xét các biện pháp đã thực hiện trong việc quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Vũ Thư – tỉnh Thái

Bình, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục như sau:

(1) Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục;

(2) Xây dựng kế hoạch sử dụng, đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng, phát triển đội ngũ phù hợp với nhu cầu hàng năm của nhà trường;

(3) Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay;

(4) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT;

(5) Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn đơn vị nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên;

(6) Xây dựng môi trường giáo dục văn hoá lành mạnh, thân thiện đảm bảo các điều kiện để đội ngũ giáo viên phát triển.

Kết quả khảo nghiệm về nhận thức tính cần thiết và tính khả thi cho thấy 6/6

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)