Các yếu tố thuộc về người giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 72)

Bảng 2.26. Các yếu tố thuộc về bản thân người giáo viên

T T Yếu tố Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Tổng X Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Mức độ thành thạo nghề nghiệp. 72 72,0 27 27,0 01 1,0 271 2,71 2 2 Lòng yêu nghề. 75 75,0 23 23,0 02 2,0 273 2,73 1 3 Trình độ nhận thức, năng lực vận dụng. 66 66,0 32 32,0 02 2,0 264 2,64 3

4 Năng động, thích nghi cao, tích cực

5 Nhu cầu học tập, bồi dưỡng. 52 52,0 48 48,0 0 0 252 2,52 6

6 Tinh thần, thái độ tích cực tự học,

tự bồi dưỡng. 61 6,0 37 37,0 02 2,0 259 2,59 4 7 Tuổi đời, sức khỏe, giới tính. 46 46,0 50 50,0 04 4,0 242 2,42 8 8 Kinh tế gia đình. 66 66,0 27 27,0 07 7,0 259 2,59 4

X 61,1 36,6 2,3 2,59

Nhận xét:

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan người giáo viên THPT gồm 8

yếu tố. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khá tốt với điểm trung bình chung X =

2,59 (Min = 1; Max = 3).

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan người giáo viên không đồng đều.

Ảnh hưởng nhiều nhất là yếu tố “Lòng yêu nghề” với điểm trung bình X = 2,73; xếp bậc 1/8, các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp hơn là “Năng động, thích nghi cao,

tích cực đổi mới và sáng tạo” với X = 2,51 xếp bậc 7/8 và “Tuổi đời, sức khỏe, giới tính” với X = 2,42 xếp bậc 8/8. 6/8 nội dung được lấy ý kiến có tỷ lệ cán bộ quản lý

và giáo viên đánh giá ở mức độ không ảnh hưởng với X = 2,3.

2.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý đội ngũ giáo viên THPT Bảng 2.27. Các yếu tố thuộc về môi trường

T T Yếu tố Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Tổng X Thứ bậc SL % SL % SL %

1 Phong tục tập quán, lối sống. 37 37,0 57 57,0 06 6,0 231 2,31 5

2 Tình hình văn hóa, chính trị, kinh tế

của địa phương. 42 42,0 53 53,0 05 5,0 237 2,37 4

3 Sự hỗ trợ của đồng nghiệp, phụ

huynh, cộng đồng. 54 54,0 46 46,0 0 0 254 2,54 3 4 Sự phối kết hợp của gia đình. 65 65,0 35 35,0 0 0 265 2,65 1

5 Không khí đổi mới giáo dục của tập

thể sư phạm nhà trường. 57 57,0 43 43,0 0 0 257 2,57 2

Nhận xét:

Các yếu tố thuộc về môi trường cũng có mức ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐNGV trung học phổ thông huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình gồm 5 yếu tố. Mức

độ ảnh hưởng trung bình với X = 2,49 (Min = 1; Max = 3); có 3/5 yếu tố, chiếm 60%, có điểm trung bình X >2,49.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao là “Sự phối kết hợp của gia đình” có mức điểm trung bình X = 2,65; xếp bậc 1/5; các yếu tố “Phong tục tập quán, lối

sống” và “Tình hình văn hóa, chính trị, kinh tế địa phương” có mức ảnh hưởng

trung bình với 2,31 < X < 2,37 (Min = 1; Max = 3).

Qua nghiên cứu cho thấy: gia đình, sự hỗ trợ của đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng; không khí đổi mới giáo dục của tập thể sư phạm nhà trường là các yếu tố có quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ giáo viên trong đời sống và giảng dạy cũng như công tác quản lý đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố qua kết quả điều tra cho thấy mức độ

ảnh hưởng của các yếu tố khá cao, phân bố điểm trung bình của cả ba yếu tố 2,49 <

X < 2,65. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng của ba yếu tố không đồng đều như nhau, xếp

thứ bậc: 1 – Yếu tố thuộc về cơ quan quản lý; 2 – Các yếu tố thuộc về bản thân

người giáo viên; 3 – Các yếu tố thuộc về môi trường.

Ông N.V.T – Hiệu trưởng trường THPT Lý Bôn – cho rằng, công tác quản lý đội ngũ giáo viên THPT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý, sự quan tâm của UBND Tỉnh, Sở GD&ĐT Thái Bình đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên.

2.6. Phân tích SWOT thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

2.6.1. Mặt mạnh

Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông đã xác định đúng mục tiêu quản lý đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục, xây dựng được kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực, ĐNGV cơ bản đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn; sau khi tuyển dụng có khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng, tuyển chọn cơ bản đúng với các quy định của Đảng và Nhà nước; việc sử dụng ĐNGV trung học phổ thông khá hợp lý, đa số giáo viên đã phát huy tốt năng lực của mình.

Hiệu trưởng các trường THPT đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên được học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Công tác kiểm tra đã có sự đổi mới, đã tiến hành kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện đối với công tác giảng dạy, giáo dục của đội ngũ giáo viên; chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá ngày càng được nâng lên. Công tác thực hiện chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật từng bước được cải thiện.

2.6.2. Mặt yếu

Công tác lập kế hoạch, quy hoạch chưa mang tầm chiến lược,việc quy hoạch mới chỉ dừng lại ở quy hoạch về số lượng và chất lượng đội ngũ chung cho cả giáo dục phổ thông (biên chế, đạt chuẩn và trên chuẩn, chuẩn hoá giáo viên) mà ít đề cập đến hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên hiện có, chưa kịp bổ sung kế hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giáo viên trong hệ thống các trường THPT cho phù hợp với điều kiện phát triển của giáo dục mới.

Các nhà trường không được trực tiếp tuyển chọn GV, do đó nhiều năm qua vẫn còn tình trạng GV có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu công tác tại trường; công tác sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV chưa thực sự hiệu quả; công tác đánh giá ĐNGV đôi lúc chưa kịp thời. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của một số giáo viên và tình trạng yếu về ngoại ngữ của cả đội ngũ.

Ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn hạn chế. Việc huy động vốn ngoài ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Những cơ chế chính sách của tỉnh đầu tư cho giáo dục chưa thực sự có hiệu quả để trở thành một trong những động lực thúc đẩy GD&ĐT phát triển mạnh mẽ hơn. Tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường vào ngành giáo dục. Một bộ phận CBGV kém ý chí phấn đấu, chưa thực sự gắn bó tâm huyết với nghề, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc trau dồi rèn luyện chuyên môn. Nguồn lực đầu tư đảm bảo cho GD&ĐT từ nhà nước, từ xã hội và bản thân ngành GD&ĐT còn thấp. Vấn đề nghiên cứu đánh giá về tình hình ĐNGV để có hướng chiến lược hay quyết sách lớn, sáng tạo nhằm thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu chưa được sâu sát. Kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên ít có điều kiện cho sự phát triển GD&ĐT nói

2.6.3. Thời cơ

Đảng và Nhà nước quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách phát triển GD&ĐT. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn giáo viên trung học phổ thông và các thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện.

Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống nhân dân được cải thiện; quan tâm nhiều hơn đến công tác phát triển GD&ĐT.

Đội ngũ giáo viên THPT huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình đa số có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp GD&ĐT.

2.6.4. Thách thức

Xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm của giáo dục, trong đó yếu tố người thầy đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm này. Những thách thức này đòi hỏi mỗi giáo viên, nhà trường phải không ngừng phát triển để xây dựng được thương hiệu riêng cho mình; mỗi nhà trường phải tăng cường công tác phát triển đội ngũ giáo viên và mỗi người thầy phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực.

Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên với điều kiện đào tạo giáo viên của hệ thống các trường sư phạm

còn nhiều hạn chế. Có thể nói mâu thuẫn này là mâu thuẫn về đào tạo giáo viên.

Mâu thuẫn giữa tiềm năng lao động tiềm tàng của đội ngũ giáo viên và hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên còn thấp. Mâu thuẫn này bao hàm cả việc đãi ngộ giáo viên chưa hợp lý, chưa tạo ra sức mạnh thu hút mạnh mẽ của nghề sư phạm. Có thể nói đây là mâu thuẫn về sử dụng đội ngũ giáo viên. Mâu thuẫn giữa nhu cầu thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng giáo viên chưa cao. Có thể nói đây là mâu thuẫn về bồi dưỡng GV.

Những điểm mạnh, những điểm yếu đồng thời cũng là những thuận lợi, khó khăn đặt ra cho ngành GD&ĐT tỉnh Thái Bình nói chung, giáo dục trung học nói riêng nhiều thời cơ và thách thức. Từ những thực trạng đó thì cần phải có những biện pháp cấp thiết để phát triển GD&ĐT một cách bền vững mà trong đó khâu then chốt

là phát triển đội ngũ giáo viên - đó là những vấn đề cần phải được ngành GD&ĐT đặc biệt chú trọng.

Kết luận chương 2

Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình trong những năm qua đã đáp ứng được với nhiệm vụ được giao. Chất lượng đội ngũ về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực dạy học, năng lực hoạt động chính trị xã hội khá tốt. Tuy nhiên, để đáp ứng với yêu cầu trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay thì đội ngũ giáo viên trung học phổ thông vẫn còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là năng lực giáo dục, năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.

Để quản lý đội ngũ giáo viên THPT huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình, cơ quan quản lý, Hiệu trưởng các trường THPT đã sử dụng nhiều biện pháp quản lý như xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên; sử dụng; bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên; thực hiện chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật và cơ chế đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên trung học phổ thông. Mức độ thực hiện các biện pháp

được đánh giá trung bình khá ; nhưng để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì các biện pháp đang thực hiện chỉ đáp ứng ở mức độ trung bình.

Quá trình thực hiện các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình như: yếu tố thuộc về nhà quản lý, yếu tố thuộc về bản thân người giáo viên, yếu tố thuộc về môi trường. Mức độ ảnh hưởng đều rất nhiều, trong đó yếu tố thuộc về cơ quan quản lý có xu hướng ảnh hưởng lớn nhất.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông mới phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để tạo nguồn nhân lực có chất lượng, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường phổ thông, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trung học phổ thông của huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình

3.1.1. Định hướng mục tiêu quản lý đội ngũ đội ngũ giáo viên trung học phổ thông của tỉnh Thái Bình

Đội ngũ giáo viên là nòng cốt của sự nghiệp giáo dục, chất lượng của đội ngũ nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường và địa phương. Công tác quản lý đội ngũ giáo viên THPT luôn được UBND tỉnh Thái Bình, Sở GD&ĐT Thái Bình, Huyện ủy – UBND huyện Vũ Thư, Hiệu trưởng các trường THPT quan tâm. Tỉnh uỷ Thái Bình đã có chương trình hành động số 34-CTr/TU của Ban thường vụ tỉnh Thái Bình thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tiếp thục thực hiện Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư trung ương đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; Quyết định 1374/QĐ – TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2011 – 2020; Quyết định số 6639/QĐ – BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về phê duyệt và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011 – 2020; .... Phấn đấu 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 15 – 20% giáo viên có trình độ trên chuẩn.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII đã nêu ra nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo dục giai đoạn 2010 – 2015: Đổi mới và phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở; tiếp tục phổ cập trình độ trung học cho thanh niên. Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo về cơ cấu và chất lượng theo chuẩn hoá. Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp

cơ sở vật chất trường học theo chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo và xây dựng xã hội học tập.

Quyết định số 733/QĐ – TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 . Đặt ra mục tiêu cụ thể cho GD&ĐT: Nâng cao chất lượng GD&ĐT, phấn đấu đến năm 2020 có 70% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, từng bước phổ cập giáo dục trung học. Về phát triển nguồn nhân lực, quyết định cũng nêu rõ: Tiếp tục đầu tư cho các lĩnh vực GD&ĐT, y tế, văn hoá để nâng cao trình độ dân trí, xây dựng con người Thái Bình năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Có cơ chế chính sách phát triển GD&ĐT, nhất là

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)