2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo
Cần xem xét sửa đổi bổ sung những quy định, chế độ chính sách không còn phù hợp với tình hình giáo dục mới; Hoàn thiện các chính sách về lương và chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho công tác quản lý đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên THPT nói riêng;
Nghiên cứu và xem xét lại định mức lao động đối với giáo viên THPT; Có kế hoạch chiến lược phù hợp với thực tế ở các địa phương, đáp ứng nhu cầu về cơ cấu môn học theo chương trình mới trong công tác đào tạo giáo viên ở các trường hoặc khoa sư phạm.
2.2. Đối với tỉnh Thái Bình
UBND tỉnh Thái Bình cần có kế hoạch cụ thể để phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh; có các cơ chế, chính sách với đội ngũ giáo viên hợp lý, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tăng cường đầu tư, có chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; ưu đãi, khuyến khích nhân tài, thu hút nguồn giáo viên giỏi về công tác tại tỉnh.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình
Kiện toàn về bộ máy tổ chức, tăng cường lực lượng cán bộ quản lý các cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của một cơ quan trực tiếp quản lý và chỉ đạo công tác GD&ĐT ở tỉnh Thái Bình thích ứng được với sự phát triển GD&ĐT trong hoàn cảnh đất nước ta hội nhập với khu vực và thế giới.
Xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong ngành, lập lại trật tự, kỷ cương trường học. Tăng cường công tác giám sát, chỉ đạo và thanh tra của ngành, rà soát lại đội ngũ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên. Tăng cường việc kiểm định chất lượng giáo dục của giáo dục THPT trên địa bàn.
2.4. Đối với các nhà trường
Ban hành các văn bản bổ sung quy định về quy trình quản lý, trách nhiệm, quyền hạn của từng cán bộ, giáo viên; các biện pháp phối hợp giữa các bộ phận có liên quan đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên.
Phát triển hệ thống thông tin đa chiều để thu thập và xử lý các thông tin về chất lượng đào tạo để từ đó những điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
Xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút các giáo viên giỏi tham gia giảng dạy tại trường. Xây dựng “văn hoá nhà trường”, tạo cơ hội cho tất cả các thành viên có điều kiện chia sẻ và tự nguyện cùng đóng góp công sức vì mục tiêu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng lớn mạnh. Đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị, đầu tư kinh phí hợp lý cho các hoạt động dạy và học, đặc biệt đầu tư vào đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên.
2.5. Đối với đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
Mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành đúng và đầy đủ các quy định của nhà trường về chức trách, nhiệm vụ của người giáo viên. Phối hợp với nhà trường, gia đình và các đơn vị liên quan thực hiện các quy định về giảng dạy và giáo dục học sinh.
Không ngừng học tập để nâng cao trình độ, rèn luyện tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống để thực sự xứng đáng là người giáo viên - lực lượng quan trọng, quyết định tới chất lượng đào tạo của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6
năm 2004 về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
2. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2011), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý
giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2020. Nxb Giáo
dục
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/2009/TT – BGDĐT ngày 22
tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 07/2007/QĐ – Bộ GDĐT ngày
02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
5. Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), Nguyễn Thị Kim Dung, Ngô Thu Dung,
Nguyễn Hữu Chí, Phan Thu Lạc, Nguyễn Thị Hằng (2006), Lí luận giáo dục
Việt Nam. Nxb Đại học sư phạm.
5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý.
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Chỉ thị số 40/CT – TW ngày 16 tháng 5 năm 2004 của Ban bí thư Trung ương
Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
7. Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương. Nxb Đại học
Sư phạm Hà Nội.
8. Đỗ Minh Cương (2002), Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện
nay, từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 42 – NQ/TW ngày 30/11/2004
về hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ.
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI. Nxb Chính trị Quốc gia.
12. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Tài liệu giảng
dạy các lớp chuyên ngành Quản lí giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực
giáo dục Việt Nam vào thế kỷ 21 – Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
14. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ
phát triển kinh tế xã hội. Nxb Khoa học xã hội.
15. Đặng Xuân Hải ( 2010), Hệ thống giáo dục quốc dân. Tài liệu giảng dạy các
lớp chuyên ngành Quản lí giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. C.Mac và Anghen toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1993, tập 23, trang
480.
18. Paul Her Sey, Kenblane (1995), Quản lý nguồn nhân lực. Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
19. Trần Kiểm (2010), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
20. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội
21. Trần Kiểm – Nguyễn Xuân Thức (2012). Giáo trình đại cương khoa học quản
lý và quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
22. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. Nxb
Chính trị Quốc gia.
23. Vương Liêm (2006), Về chiến lược con người ở Việt Nam. Nxb Lao động. 24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lí giáo dục một số vấn đề lí luận và thực
tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cẩn (2006), “Một số cách tiếp cận trong nghiên
cứu và phát triển đội ngũ giáo viên”. Tạp chí khoa học giáo dục số 8 tháng 5 –
2006.
27. Quyết định số 711/QĐ – TTg, ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020”.
28. Quyết định số 6639/QĐ – BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT về phê duyệt và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.
29. Quyết định số 733/QĐ – TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
30. Mạc Văn Trang (2002), Đề cương bài giảng quản lý nhân sự cho lớp thạc sĩ
quản lý giáo dục. Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo viên)
Để giáo dục phổ thông huyện Vũ Thư – Thái Bình phát triển ổn định, vững chắc đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Để có cơ sở
thực tiễn cho việc nghiên cứu vấn đề “Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ
thông trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục” xin đồng chí vui lòng cho biết đánh giá của mình về các nội dung dưới đây
(bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp).
1. Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên THPT hiện nay? - Phẩm chất chính trị:
Tốt ; Bình thường ; Chưa tốt - Năng lực chuyên môn:
Cao ; Trung bình ; Thấp
2. Đồng chí cho biết ý kiến của cá nhân về thực trạng phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên THPT huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình hiện nay
TT Các tiêu chí
Mức độ đạt được Mức độ đáp ứng chuẩn giáo viên
Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Chưa đáp ứng 1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 1.1 Phẩm chất chính trị 1.2 Đạo đức nghề nghiệp 1.3 Ứng xử với học sinh 1.4 Ứng xử với đồng nghiệp 1.5 Lối sống, tác phong
2 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
2.1 Tìm hiểu đối tượng giáo dục 2.2 Tìm hiểu môi trường giáo dục
3 Năng lực dạy học
3.1 Xây dựng kế hoạch dạy học 3.2 Đảm bảo kiến thức môn học 3.3 Đảm bảo chương trình môn học
3.4 Vận dụng các phương pháp dạy học
3.5 Sử dụng các phương tiện dạy học
3.6 Xây dựng môi trường học tập 3.7 Quản lý hồ sơ dạy học
3.8 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
4 Năng lực giáo dục
4.1 Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
4.2 Giáo dục qua môn học
4.3 Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
4.4 Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
4.5
Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
4.6 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
5.1 Phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng
5.2 Tham gia hoạt động chính trị, xã hội 6 Năng lực phát triển nghề nghiệp 6.1 Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện 6.2
Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục
3. Đồng chí hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên THPT
TT Các yếu tố thuộc về bản thân người giáo viên
Mức độ ảnh hưởng Nhiều Ít ảnh hưởng Không 1 Mức độ thành thạo ngề nghiệp. 2 Lòng yêu nghề. 3 Trình độ nhận thức, năng lực vận dụng.
4 Năng động, thích nghi cao, tích cực đổi mới và sáng tạo.
5 Nhu cầu học tập, bồi dưỡng.
6 Tinh thần, thái độ tích cực tự học, tự bồi dưỡng.
7 Tuổi đời, sức khỏe, giới tính. 8 Kinh tế gia đình.
Những yếu tố khác thuộc về bản thân người giáo viên ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên THPT: ...
...
TT Yếu tố thuộc về các cơ quan quản lý
Mức độ ảnh hưởng Nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
1 Sự quan tâm của cấp trên với chất lượng đội ngũ giáo viên THPT.
2 Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT.
3 Tôn trọng khả năng và tính sáng tạo cá nhân.
4 Cơ chế chính sách khuyến khích bồi dưỡng.
5 Đảm bảo các quyền lợi vật chất, tinh thần. 6 Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 7 Công tác quản lý của các cấp lãnh đạo. 8 Sự ủng hộ của các cấp quản lý.
Những yếu tố khác thuộc về các cơ quan quản lý ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên THPT: ...
...
TT Yếu tố về môi trường
Mức độ ảnh hưởng Nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Phong tục tập quán, lối sống.
2 Tình hình văn hóa, chính trị, kinh tế của địa phương.
cộng đồng.
4 Sự phối kết hợp của gia đình.
5 Không khí đổi mới giáo dục của tập thể sư phạm nhà trường.
Những yếu tố khác về môi trường ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên THPT: ...
... Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân Tuổi đời: ... Chức vụ: ... Trình độ chuyên môn: ... Thâm niên công tác:...
PHỤ LỤC 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo viên)
Để giúp chúng tôi tìm hiểu thực tế, góp phần đề xuất những biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THPT huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình theo chuẩn giáo viên, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung cụ thể trong câu hỏi sau (bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp):
Đồng chí cho biết ý kiến về những biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THPT huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình theo chuẩn giáo viên đã và đang thực hiện trong giai đoạn hiện nay như thế nào?
1. Đánh giá tổng thể các biện pháp đang thực hiện:
T
T Biện pháp quản lý
Thực hiện
Mức độ đáp ứng phát triển giáo viên
theo chuẩn Làm tốt Bình thường Chưa tốt Tốt Khá TB Chưa đáp ứng 1 Công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT.
2 Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên THPT.
3
Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
4
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THPT.
5
Công tác thực hiện chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật, cơ chế đãi ngộ và các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển ĐNGV.
2. Đánh giá cụ thể các biện pháp đang thực hiện Biện pháp Biện pháp cụ thể Thực hiện Tốt Bình thường Chưa tốt 1. Công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT.
- Dự báo nhu cầu giáo viên THPT, có chính sách điều tiết số lượng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương.
- Tiến hành rà soát, sắp xếp lại ĐNGV để có kế hoạch đào tạo, đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu.
- Khảo sát thực trạng nhu cầu bồi dưỡng giáo viên.
- Có kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV THPT.
2. Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên THPT.
- Tuyển chọn kết hợp với sàng lọc đội ngũ giáo viên.
- Phân loại ĐNGV để bố trí, sắp xếp, phân công, sử dụng hợp lý với khả năng, năng lực.
- Thanh tra, kiểm tra, đánh giá ĐNGV và xử lý sau đánh giá.
3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để GV có năng lực tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối
tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương đúng theo chương trình và kế hoạch giáo dục THPT.
- Bồi dưỡng về đổi mới PPDH, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; sử dụng ngoại ngữ, tin học trong các hoạt động dạy học của nhà trường. - Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quản lý HS; kỹ năng tổ chức hoạt động dạy