Hạn chế số lượng các Quỹ ngoài ngân sách, nhất là những Quỹ thuộc đơn vị pháp nhân tư cách không đầy đủ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI các QUỸ NGOÀI NGÂN SÁCH QUA KHO bạc TP hồ CHÍ MINH (Trang 78)

- Những qui định cụ thể

3.3.1.1.Hạn chế số lượng các Quỹ ngoài ngân sách, nhất là những Quỹ thuộc đơn vị pháp nhân tư cách không đầy đủ.

thuộc đơn vị pháp nhân tư cách không đầy đủ.

Việc hình thành các Quỹ ngoài ngân sách làm cho thủ tục ngân sách không được tuân thủ đầy đủ, nhất là thiếu sự kiểm soát kỹ thuật chặt chẽ của cơ quan Tài chính và Kho bạc. Trong trường hợp hoạt động của đơn vị được tài trợ bằng những khoản thu riêng biệt thì việc lập dự toán mang tính hình thức; đơn vị thường có xu hướng dự toán một cách thận trọng (dè dặt) hoặc thái quá, theo từng trường hợp. Quỹ NSNN thường trang trải từ một phần ba đến một nửa các chi tiêu và chỉ riêng phần kinh phí ấy là chịu sự kiểm soát kỹ thuật ngân sách. Với lề lối lập dự toán như

trên, khi thực hiện thì kết quả ngược lại. Do đó, phần lớn các chi tiêu thực tế được tài trợ bằng khoản thu riêng, khiến cho mức thu đặc biệt quyết định khuôn khổ chi tiêu, nhưng hầu như không chịu sự kiểm soát theo thủ tục NSNN hoặc ngược lại, hoạt động của Quỹ được tài trợ chủ yếu bằng NSNN nhưng sự kiểm soát thiếu chặt chẽ.

Mặt khác, theo qui tắc quản trị Quỹ ngoài ngân sách, các Quỹ luôn luôn có số dư có; kế toán Quỹ được theo dõi theo niên khóa và cuối năm, số tồn của Quỹ thuộc niên khóa trước được chuyển sang niên khóa sau. Như vậy, càng nhiều Quỹ ngoài ngân sách thì số tiền tạm thời "dư thừa" chưa sử dụng càng lớn, nguồn tài nguyên Quốc gia di chuyển từ quỹ NSNN sang Quỹ ngoài ngân sách đang bị "khê đọng", trong khi nhu cầu sử dụng của khu vực công hầu như chưa bao giờ thỏa mãn. Nhất là trong những trường hợp ngân sách Quốc gia đang gặp khó khăn, tạm thời phải vay mượn hoặc hoãn một số khoản chi. Những trường hợp như trên và nhiều trường hợp khác nữa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính Quốc gia.

Việc hình thành nhiều Quỹ ngoài ngân sách khiến cho cơ quan lập pháp và dân chúng bị "mù mờ", không thể biết rõ kết quả hoạt động tài chính trong một năm ra sao. Chẳng hạn, Chính phủ hoạt động thiếu hụt hay thăng dư thật sự bao nhiêu? Câu trả lời sẽ là, đem cộng lấy tổng số đại số của các số thặng dư và thiếu hụt của mọi thứ Quỹ. Nhưng một khi đã có tổng số ấy rồi thì con số ấy có ý nghĩa gì, khi mà số dư ở Quỹ này không thể chuyển sang Quỹ kia?.

Việc thiết lập Quỹ mà đơn vị quản lý Quỹ không có tư cách pháp nhân đầy đủ (kiêm nhiệm) thì việc chi tiêu tất yếu không rõ ràng, minh bạch giữa nhiệm vụ chi theo chức năng được tài trợ bằng NSNN và những nội dung chi của Quỹ. Nhất là đối với chi phí quản lý.

Lẽ cố nhiên, là không thể bỏ tất cả các Quỹ ngoài ngân sách. Vì những lý do: Viện trợ nước ngoài phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan. Người ta có thể nhận hay từ chối viện trợ nước ngoài, nhưng nếu nhận thì phải nhận cả những điều kiện kèm theo sự viện trợ. Hay, Quỹ tích lũy để trả nợ phải được tách riêng. Và những Quỹ đặc biệt như Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ bảo

trì đường bộ, Quỹ phòng chống lụt bão…Song nói chung, cần phải rà soát và hạn chế, không nên tồn tại gần 60 Quỹ như hiện tại.

Việc hạn chế số lượng Quỹ theo hướng sau:

- Những Quỹ có nội dung, tính chất chi tương tự nên tập trung thành một Quỹ, và thành lập cơ quan quản lý Quỹ có tư cách pháp nhân.

Ví dụ, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài (thu hồi cho vay), Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài (thu phí bảo lãnh Chính phủ), Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài (thu khác) tập trung thành Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài; Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ thưởng xuất khẩu, Quỹ bảo hiểm xuất khẩu hồ tiêu, Quỹ bảo hiểm xuất khẩu cao sụ, Quỹ bảo hiểm xuất khẩu cà phê, Quỹ Xúc tiến thương mại…tập trung thành Quỹ Xúc tiến thương mại; Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Quỹ giải thưởng tài năng nữ, Quỹ vì người nghèo, Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ…tập trung thành Quỹ vì sự tiến bộ của phụ nữ; Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư, Quỹ tín dụng đào tạo, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ hỗ trợ vận động người Việt Nam ở nước ngoài…..tập trung thành một Quỹ….v.v….

- Những quỹ mà NSNN tài trợ trên 50% kinh phí hoạt động cần được xóa bỏ, tức là đưa vào cân đối ngân sách (thu, chi qua ngân sách)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI các QUỸ NGOÀI NGÂN SÁCH QUA KHO bạc TP hồ CHÍ MINH (Trang 78)