Thể lệ tài chính và kế toán

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI các QUỸ NGOÀI NGÂN SÁCH QUA KHO bạc TP hồ CHÍ MINH (Trang 48)

- Tính chất hợp lệ của thủ tục thanh toán

2.2.2.1.Thể lệ tài chính và kế toán

QUỸ NGOÀI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TP.HCM GIAI ĐOẠN 2009

2.2.2.1.Thể lệ tài chính và kế toán

Thể lệ tài chính của Việt Nam hiện nay cho phép thiết lập trên 60 quỹ tài chính ngoài ngân sách do Bộ ngành trung ương quản lý và một số quỹ tương ứng do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phép quyết định thành lập (không kể các tài khoản tạm thu, tạm giữ chờ xử lý). Mỗi Quỹ hoạt động theo một qui chế tài chính và kế toán nhà nước riêng biệt, bao gồm quyết định của Thủ tướng Chính phủ, và từ 01 đến 02 Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và liên Bộ (nếu có). Như vậy, hiện có trên 120 văn bản pháp qui điều chỉnh hoạt động tài chính của các quỹ ngoài ngân sách. Không kể các văn bản sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động của từng Quỹ.

Tuy rằng, phạm vi điều chỉnh giữa các qui chế có "ít nhiều" khác nhau, phụ thuộc vào qui mô, phạm vi và thời gian thực hiện của từng chương trình, mục tiêu mà từng quỹ tài trợ. Song, kết cấu và nội dung có thể tóm lược như sau:

(1) Phần qui định chung;

- Đối tượng và phạm vi điều chỉnh;

- Pháp nhân tư cách (có tư cách pháp nhân hoặc kiêm nhiệm);

- Tự chủ tài chính (quản lý ngân sách độc lập và tổ chức kế toán riêng) (2) Qui định thể lệ tài chính

- Nguồn hình thành quỹ

+ Phí, lệ phí (một phần hay toàn bộ các khoản thu của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của quyết định thành lập Quỹ)

+ Ngân sách nhà nước cấp (bổ sung hoặc toànbộ);

+ Các nguồn thu khác (viện trợ, đóng góp tự nguyện, cung cấp dịch vụ…) - Nội dung chi:

+ Chi đầu tư phát triển: Chi các công trình, dự án đầu tư hoặc chi về mua sắm hàng hóa, dịch vụ thực hiện các công việc thuộc chương trình, mục tiêu hoặc các khoản trợ cấp bằng tiền cho các đối tượng được hưởng theo qui định của quyết định thành lập Quỹ.

Ví dụ, Quỹ bảo trì đường bộ, các khoản chi trực tiếp, gồm: Chi bảo trì công trình đường bộ; chi cho nhiệm vụ quản lý công trình đường bộ và các khoản chi

khác có liên quan đến bảo trì và quản lý công trình đường bộ do Hội đồng quản lý

quỹ quyết định.

+ Chi sự nghiệp: Những khoản chi liên quan đến hoạt động quản lý của bộ máy quản lý Quỹ, như: Chi phí tiền lương nhân viên, mua vật liệu văn phòng, chi phí thuê, mướn, sửa chữa tài sản phục vụ công tác quản lý…Tương tự như nội dung chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị hành chính hoặc sự nghiệp. Kể cả những khoản chi thường xuyên có tính chất đặc thù của từng Quỹ.

(3) Qui định thể lệ kế toán.

+ Chế độ kế toán: Một số Quỹ qui định, cơ quan quản lý Quỹ có trách nhiệm mở tài khoản riêng để theo dõi các khoản thu, chi của Quỹ; mở sổ sách kế toán rõ ràng, đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi phát sinh; tổ chức việc lưu trữ hồ sơ chứng từ theo qui định của pháp luật. Song, không qui định cụ thể chế độ kế toán phải áp dụng (kế toán đơn vị sự nghiệp hay kế toán đơn vị sản xuất kinh doanh),

như: Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con; Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam; Quỹ bảo lãnh tín dụng…

Hầu hết các qui chế quản lý tài chính Quỹ còn lại không có điều khoản nào qui định về chế độ kế toán Quỹ. Ngay cả Quỹ bảo trì đường bộ, cơ quan quản lý Quỹ có tư cách pháp nhân (Hội đồng quản lý Quỹ) và được thành lập ở hai cấp (trung ương và tỉnh), có qui mô lớn và phạm vi hoạt động khắp cả nước. Ngược lại, có Quỹ được tổ chức chính trị xã hội quyết định thành lập, như Quỹ vì người nghèo, do Ủy ban mặt trận tổ quốc quyết định thành lập, nhưng Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn chế độ kế toán rất cụ thể (Thông tư số: 77/2007/TT-BTC).

+ Nơi mở tài khoản giao dịch: Hầu hết các Quỹ bắt buộc phải mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc, nhưng một số Quỹ qui định được mở tài khoản tại Kho bạc hoặc ngân hàng thương mại, như: Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam; Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương; Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ; Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam …Một số Quỹ không qui định nơi mở tài khoản

hoặc được phép mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại, như Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện; Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài…

+ Quyết toán thu, chi của Quỹ: Kết thúc niên độ, các đơn vị quản lý Quỹ lập báo cáo quyết toán thu, chi của Quỹ gửi cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan tài chính cùng cấp để được thẩm tra, xét duyệt. Số dư của Quỹ (nếu có) được chuyển sang niên khóa sau chi tiếp, như Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện; Quỹ bảo trợ trẻ em; Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp…Tuy nhiên, hầu hết các Quỹ khác không qui định như vậy.

+ Báo cáo tài chính định kỳ: Định kỳ, các đơn vị sử dụng Quỹ lập báo cáo tình hình thu, chi Quỹ. Báo cáo quyết toán Quỹ cuối năm phải được đính kèm quyết toán ngân sách gửi cơ quan cấp trên trực tiếp như Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện…

+ Kiểm tra và xử lý sai phạm: Một số Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước theo qui định (cơ quan cấp trên trực tiếp, cơ quan tài chính, Kiểm toán nhà nước..), như: Quỹ bảo trì đường bộ, Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ đầu tư phát triển địa phương…còn lại hầu hết các Quỹ không có qui định này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI các QUỸ NGOÀI NGÂN SÁCH QUA KHO bạc TP hồ CHÍ MINH (Trang 48)