- Những qui định cụ thể
3.2.3.1. Phương pháp kế toán
Phương pháp kế toán các Quỹ ngoài ngân sách được áp dụng rộng rãi là phương pháp kế toán tiền (mặt). Kế toán tiền ghi chép các khoản thu chi khi sử dụng quỹ. Nhưng phải được ghi chép theo từng loại chi phí (chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp). Kế toán theo từng loại chi phí, gọi tắt là kế toán chi phí hay kế toán
phí tổn (ví dụ như kế toán theo mục chi của Mục lục NSNN),là một phân hệ của kế toán nói chung (kế toán tiền hay kế toán dồn tích).
Chi phí trực tiếp là những chi phí thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn. Ví dụ, chi phí thực hiện các công trình, dự án cải tạo, nâng cấp cầu, đường bộ thuộc Quỹ bảo trì đường bộ hay chi phí mua sắm phương tiện, hàng hóa, trang thiết bị, vật tư tìm kiếm cứu nạn và trang thiết bị chuyên dùng đặc biệt phục vụ tìm kiếm cứu nạn thuộc Quỹ phòng,chống lụt, bão….
Chi phí gián tiếp, thường được gọi là chi phí quản lý, là những khoản chi phí như: Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp của các nhân viên hành chính và điều hành, tiền thuê mướn tài sản phục vụ hoạt động quản lý…những chi phí này không tạo lợi ích trực tiếp cho các đối tượng được Quỹ tài trợ.
Các nhà quản lý (Hành pháp, Tư pháp, Lập pháp) và ngay cả các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng thông tin trên vào nhiều mục đích khác nhau:
- Triển khai các hoạt động hợp lý đối với chi phí gián tiếp (quản lý) và chi phí trực tiếp.
- Xác định chi phí vượt ngoài tầm kiểm soát, cần tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động, đề ra các giải pháp điều chỉnh nhằm hướng tới mục tiêu mong muốn.
- Tập trung vào các chi phí đặc biệt của chương trình, mục tiêu để tiến hành đẩy mạnh hay giảm dần chương trình công tác.
Ví dụ, các nhà quản lý xét thấy "chi phí quản lý" Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo gia tăng, và tin rằng không hợp lý so với sự gia tăng của chi phí trực tiếp hoặc so cùng kỳ…Yêu cầu ban quản lý Quỹ phải giải trình và có giải pháp điều chỉnh (điều chỉnh chi phí quản lý hay gia tăng số đối tượng được hỗ trợ)