- Nội dung kiểm soát: Quản lý dòng tiền vào, ra khỏi Quỹ và tồn ngân quỹ hiện còn tại từng thời điểm, gồm:
2.3.3. Nguyên nhân
Một là, cơ chế quản lý ngân sách còn đang trong quá trình đổi mới theo yêu cầu quản lý nền tài chính công hiện đại nên thiếu cơ sở pháp lý cho việc ban hành qui chế quản lý tài chính của các Quỹ ngoài ngân sách.
Công cuộc đổi mới nền tài chính công đang diễn ra nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thu, chi ngân sách. Tuy nhiên, cơ chế quản lý ngân sách đang còn nhiều vấn đề bàn luận, điều này được chứng minh qua nội dung các cuộc hội thảo sửa đổi Luật NSNN năm 2002. Một khi Luật NSNN sửa đổi chưa được ban hành thì cơ sở pháp lý để đổi mới thể lệ quản lý các Quỹ ngoài ngân sách thiếu vững chắc.
Hai là,nguồn lực dành cho việc nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý các Quỹ ngoài ngân sách còn hạn chế.
Bất kỳ Quốc gia nào, Luật NSNN luôn là một yếu tố chính yếu của cơ chế quản lý tài chính công. Song, đối với nước ta, nó đang trong quá trình nghiên cứu
sửa đổi nên đã thu hút phần lớn nguồn lực. Điều đó cho thấy nguồn lực dành cho việc nghiên cứu đổi mới thể lệ quản lý các Quỹ ngoài ngân sách bị hạn chế.
Về phương diện thực tiễn, xu hướng gia tăng về qui mô và loại hạn các Quỹ ngoài ngân sách mới xuất hiện trong những năm gần đây nên chưa tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc nghiên cứu cơ chế quản lý Quỹ ngoài ngân sách cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tế.
Ba là,qui trình ban hành qui chế quản lý các Quỹ ngoài ngân sách chưa khoa học và phù hợp với thông lệ Quốc tế.
Theo thông lệ Quốc tế, việc soạn thảo các văn bản pháp qui thường có sự tham gia của các chuyên gia pháp lý, các chuyên gia độc lập. Ngược lại, công tác soạn thảo các văn bản pháp qui tại Việt Nam, nhất là các văn bản dưới Luật có một đặc điểm khác biệt cơ bản, đó là văn bản thuộc ngành, lĩnh vực nào thường được giao cho đội ngũ chuyên viên thuộc ngành, lĩnh vực đó chủ trì soạn thảo. Họ là những chuyên viên rất am hiểu về chuyên môn nhưng thiếu kỹ năng soạn thảo văn bản pháp qui và thiếu khách quan (nhiều ý tưởng của cơ quan quản lý chi phối), thêm vào đó, các cuộc khảo sát thực tế thường ở phạm vi hẹp, dữ liệu thu thập hạn chế…Tất cả những vấn đề trên dẫn đến các qui chế quản lý các Quỹ ngoài ngân sách thiếu đồng bộ về kết cấu, không chặt chẽ về nội dung, và nhiều hạn chế như đã trình bày phần trên.
Bốn là, Kho bạc nhà nước chưa phát huy đúng mức vai trò tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc ban hành các thể lệ quản lý tài chính các Quỹ ngoài ngân sách.
KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. Như vậy, những tồn tại, hạn chế trong thể chế tài chính và kế toán các Quỹ ngoài ngân sách thể hiện vai trò tham mưu của Kho bạc còn hạn chế.