Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công, hoàn thiện thể chế chính sách và qui trình nghiệp vụ quản lý tài chính và kế toán nhà nước; kiện

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI các QUỸ NGOÀI NGÂN SÁCH QUA KHO bạc TP hồ CHÍ MINH (Trang 67)

chế chính sách và qui trình nghiệp vụ quản lý tài chính và kế toán nhà nước; kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực; hiện đại hóa công nghệ quản lý, đặc biệt là công nghệ thông tin; đảm bảo nguồn lực và cơ chế tài chính cho quá trình hoạt động và phát triển của hệ thống KBNN.

Tăng cường kiểm soát chi các Quỹ ngoài ngân sách qua KBNN phù hợp với mục tiêu cơ bản của cải cách tài chính công. Nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát, điều hành các Quỹ ngoài ngân sách; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong cơ chế, chính sách như giai đoạn hiện nayđể công tác kiểm soát, quản lý Quỹ ngoài ngân sách ngày càng hoàn thiện hơn.

3.1.2. Mục tiêu

Quỹ ngoài ngân sách hình thành dưới bất kỳ hình thức nào, đều có nguồn gốc từ lợi tức của người dân, ngay cả những khoản viện trợ nước ngoài cũng vì mục tiêu gia tăng lợi tức cho người dân nước nhận viện trợ mà nhà tài trợ mong đợi. Điều đó đòi hỏi những cơ quan liên hệ đến quản lý, sử dụng Quỹ phải xác định mục tiêu quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan theo qui định của pháp luật và mục đích sử dụng của từng Quỹ.

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả sử dụng Quỹ TCNN và các quỹ khác qua KBNN theo qui định của pháp luật, đồng thời thúc đẩy việc thực hiện nghiêm nguyên tắc quản lý tài chính công cơ bản là: Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của người có thẩm quyền quyết định thu và sử dụng Quỹ.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

Nhằm đạt được mục tiêu cơ bản trên, những mục tiêu cụ thể mà đề tài hướng đến, đó là:

- Đảm bảo các điều kiện pháp lý và kỹ thuật kiểm soát chi, để tăng cường kiểm soát chi Quỹ TCNN ngoài ngân sách và các quỹ khác do KBNN quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Xét trên những khía cạnh kinh tế và chính trị, nhiệm vụ kiểm soát chi các Quỹ ngoài ngân sách của cơ quan Kho bạc không kém phần quan trọng so với nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN. Song, xét về phương diện kỹ thuật, việc kiểm soát các Quỹ này phức tạp hơn mà nguyên nhân là do những thuộc tính kinh tế, tài chính đa dạng và phạm vi hoạt động của các Quỹ. Chính vì vậy, những thủ tục thi hành và kiểm soát chi NSNN phải được áp dụng trong khi thihành và kiểm soát kế toán các Quỹ ngoài ngân sách.

- Tác động tích cực đến các cơ quan, đơn vị được nhà nước cho phép thiết lập và sử dụng Quỹ ngoài ngân sách, để họ chấp hành nghiêm các qui định của pháp luật về tạo lập và sử dụng Quỹ.

Thật vậy, thể lệ tài chính - kế toán chặt chẽ, đồng bộ, rõ ràng và dễ thực hiện sẽ làm "nản lòng" những ai có ý tưởng lạm dụng công quỹ, hay hạn chế những quyết định chi tiêu thiếu thận trọng. Những thủ tục kiểm soát chi chặt chẽ, rõ ràng sẽ tạo nhiều thuận lợi cho tất cả những ai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực trạng sử dụng Quỹ.

- Sử dụng Quỹ ngoài ngân sách đúng mục đích, chống lãng phí, thất thoát và lạm dụng.

Cần hệ thống nội kiểm Quỹ bao gồm tất cả các biện pháp do nhà nước áp dụng, nhằm thu nhận đầy đủ các tài nguyên thuộc quyền sở hữu nhà nước. Các biện pháp nội kiểm được thiết lập không chỉ để tìm ra sai sót mà còn để giảm thiểu sai sót và lạm dụng.

Sau đó, một hệ thống kiểm tra ngoài để tránh xu hướng "lạm quyền" trong

quá trình thực thi nhiệmvụ.

Cung cấp các thông tin về hoạt động các quỹ TCNN cho các các cơ quan quản lý nhà nước và công chúng, nếu họ quan tâm.

Một vấn đề mà các nhà quản lý nhà nước luôn đối phó là phải biết được những chương trình, mục tiêu đặc biệt, được tài trợ bằng những tài nguyên đặc biệt đã thi hành như thế nào.

Các nhà lập pháp rất thận trọng trong khi lựa chọn các chương trình, mục

tiêu, họ muốn biết những quyết định đưa ra đã được Chính phủ tổ chức thực hiện

như thế nào?

Dân chúng, những người đã trực tiếp trích một phần thu nhập của mình để góp vào công quỹ nhưng họ không có quyền trực tiếp quyết định việc phân phối những tài nguyên đó vào những chương trình, mục tiêu nào, hiệu quả sử dụng ra sao.

Tất cả những điều đó phụ thuộc vào hệ thống thông tin do hệ thống kế toán nhà nước cung cấp.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và cưỡng chế thực thi của cơ quan cấp trên trực tiếp và các cơ quan liên hệ, đối với các cơ quan sử dụng công quỹ.

Mục đích của hoạt động kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ xuất, nhập ngân quỹ không chỉ nhằm vào mục đích phát hiện sự lạm dụng, lãng phí hay thất thoát công quỹ mà còn nhằm vào những mục tiêu quản lý rộng lớn hơn. Đó là việc cung cấp những thông tin đáng tin cậy, phục vụ cho công tác giám sát, đánh giá việc tuân thủ các thể chế tài chính và kế toán của cơ quan thi hành, hay cơ quan quản lý phải điều chỉnh các thể chế kinh tế, tài chính phù hợp với thực tiễn.

Việc quản lý ngân quỹ hiệu quả đòi hỏi một hệ thống kiểm tra, giám sát liên tục theo chu kỳ hoạt động quỹ (từ đầu niên khóa đến khi niên khóa kết thúc) để xác định tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của khoản chi tiêu công.

Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của người có thẩm quyền quyết định thu và sử dụng công quỹ, đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính công của nhà nước dân chủ.

3.2. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CÁC QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NGOÀI NGÂN SÁCH NGÂN SÁCH

Trên cơ sở thực trạng, tồn tại trong công tác kiểm soát chi Quỹ TCNN ngoài ngân sách như đã phân tích, đánh giá ở chương 2, và đặc biệt phân tích kết quả điều tra khảo sát tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường kiểm soát chi Quỹ

TCNN ngoài ngân sách qua KBNN TP.HCM, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm

tăng cường kiểm soát chi Quỹ TCNN ngoài ngân sách qua KBNN TP.HCM đến năm 2020như sau:

3.2.1. Hoàn thiện thể chế tài chính và kế toán tạo khung pháp lý cho

hoạt động Quỹ.

Thể chế tài chính và kế toán là khung pháp lý cho hoạt động Quỹ, và đây cũng là cơ sở để KBNN kiểm soát chi các Quỹ ngoài ngân sách.

3.2.1.1. Thể lệ tài chính

Xây dựng thể lệ tài chính "đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu": Quốc Hội cần ban hành Luật quản lý các Quỹ TCNN để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật, trong đó chú ý điều chỉnh một số vấn đề cơ bản như điều kiện hình thành quỹ; cấp có thẩm quyền quyết định thành lập. Về nguyên tắc thu –

chi phải đảm bảo nguyên tắc công khai, thu-chi theo quy định của pháp luật, chi theo đúng mục tiêu và dự toán được duyệt; phải được sự kiểm soát của Hội đồng quản lý, có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính. Thực hiện công khai mục đích huy động, kết quả huy động và chi tiết nội dung thu-chi của Quỹ.

Muốn vậy cần xác định nguyên tắc thu-chi như sau:

+ Không được ghi vào Quỹ những khoản chi tiêu về hoạt động thường xuyên của công sở (những hoạt động đã được tài trợ bằng kinh phí NSNN)

+ Các số tiền chi và thu phải có tương quan mật thiết với nhau, nghĩa là các khoản chi của Quỹ phải được tài trợ bằng các khoản thu của Quỹ, và Quỹ phải được thăng bằng hoặc có kết dư trong ngắn hạn.

+ Toàn bộ các khoản thu và chi của mỗi năm ngân sách phải ghi "đầy đủ, nguyên vẹn" vào dự toán, và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Tuyệt đối không được bù trừ giữa khoản thu với các chi phí liên hệ (nếu có)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI các QUỸ NGOÀI NGÂN SÁCH QUA KHO bạc TP hồ CHÍ MINH (Trang 67)