CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ CHIẾN LƯỢC TÁI ĐỊNH VỊ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT VEDAN TẠI THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 84)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ CHIẾN LƯỢC TÁI ĐỊNH VỊ

ĐẾN NĂM 2020

3.3.1. Giải pháp marketing

Về các giải pháp marketing sẽưu tiên tập trung vào tái định vị hình ảnh cho thương

hiệu Vedan vì hiện tại thì yếu tố “Hình ảnh thương hiệu” của thương hiệu Vedan đang ở

vị trí rất thấp so với các đối thủ, bên cạnh đó thì số điểm được đánh giá cho thương hiệu bột ngọt Vedan so với các đối thủ rất thấp và có sự chênh lệch rất lớn. Với thế mạnh là tiềm lực tài chính vững vàng cũng như là thương hiệu có mặt lâu đời tại thị trường Việt Nam nói chung và thị trường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thì công ty Vedan Việt Nam nên xây dựng một chiến lược marketing mang tính dài hạn và với những mục tiêu cụ

thể cho từng giai đoạn. Theo ý kiến chủ quan của bản thân Tôi, thiết nghĩ công ty Cổ

Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam cần thực hiện các công việc sau:

- Việc đầu tiên, công ty Vedan Việt Nam cần tiến hành chính là quảng cáo rộng rãi

trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng

như: Quảng cáo trên các kênh truyền hình phổ biến hiện nay như HTV7, HTV9,

VTV3, VTV1 v.v… Kết hợp với các bảng quảng cáo tại những nơi có đông người

thường xuyên qua lại, tăng cường hình ảnh thương hiệu bột ngọt Vedan tại các nơi

mà các bà nội trợthường xuyên lui tới như chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa v.v... Tuy nhiên, quảng cáo mà công ty Vedan tiến hành thực hiện chắc chắn không chỉ tập

trung đánh vào chất lượng và bao bì, mà quảng cáo của công ty cần phải mang được

tính nhân văn vào trong từng bữa cơm của gia đình Việt, bên cạnh đó cần khai thác

sâu hơn slogan mà công ty theo đuổi bấy lâu này là “Nêm đậm đà, thêm gắn bó”. Thiết nghĩ, việc quảng cáo như vậy dễgiúp người tiêu dùng cảm được những giá trị

sâu sắc từ bữa cơm gia đình và dần dần quên đi hình ảnh xấu của thương hiệu

Vedan, đồng thời với việc bắt gặp hình ảnh thương hiệu Vedan tại nhiều nơi sẽ giúp

Trang 72

- Đi đôi với các chương trình quảng cáo thì về phía công ty cần hướng đến là tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động về bảo vệ môi trường và các hoạt động nhân đạo xã hội. Thiết nghĩ chính việc làm ô nhiễm môi trường làm

người tiêu dùng quay lưng lại với thương hiệu Vedan nói chung và bột ngọt Vedan

nói riêng thì chính những hoạt động thường xuyên này sẽ làm cho người tiêu dùng

có cái nhìn tốt hơn về hình ảnh thương hiệu Vedan. Những hoạt động như vậy cũng

giúp công ty Vedan Việt Nam thể hiện được một thái độ nghiêm túc và có trách

nhiệm hơn với môi trường nơi mà mình đang hoạt động sản xuất kinh doanh và phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay đang được đại đa sốngười tiêu dùng đồng tình. Bên cạnh đó, chính từ những hoạt động bảo vệ môi trường và những hoạt động

mang tính nhân đạo xã hội giúp cho công ty Vedan Việt Nam tranh thủđược sựủng hộ từ phía giới truyền thông cũng như chính quyền các địa phương như Đồng Nai và thành phồ Hồ Chí Minh, nhờ đó mà thông qua giới truyền thông thì người tiêu dùng

biết nhiều hơn về những hoạt động này và ngày càng xóa đi các ác cảm trước đây

mà công ty Vedan Việt Nam gây ra.

- Bên cạnh đó, cần tiến hành đồng thời thêm các hoạt động hoạt náo bán hàng, phát hàng dùng thử miễn phí hay tặng quà khi mua sản phẩm bột ngọt Vedan tại các chợ

hoặc siêu thị. Các hoạt động này cần tiến hành với tần suất thường xuyên trên phạm vi rộng khắp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nó góp phần làm cho người tiêu dùng thấy thương hiệu bột ngọt Vedan vẫn còn đang tồn tại trên thị trường mà không bị lãng quên như hiện tại.

3.3.2. Các giải pháp hỗ trợ

Bên cạnh các giải pháp chính để tái định vị hình ảnh thương hiệu thì công ty Vedan Việt Nam cũng cần tiến hành thêm các giải pháp phụ trợkhác để tái định vị về yếu tố chất

lượng và giá cả nhằm đạt được vị trí như kỳ vọng trong tương lai mà cụ thểlà năm 2020.

Về yếu tố chất lượng cảm nhận thì công ty Vedan Việt Nam cần tiến hành:

- Cải tiến bao bì sao cho bắt mắt hơn, tiện lợi hơn trong việc sử dụng nhằm tạo ấn

Trang 73

có khóa kéo giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn trong sử dụng sản phẩm v.v… Từ đó gây được sự chú ý của khách hàng với sản phẩm bột ngọt Vedan. Thêm vào đó,

chứng nhận về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cấp quốc tếFSSC 22000 : 2010 cũng

nên in lên bao bì sản phẩm để cũng cố thêm lòng tin từphía người tiêu dùng về chất

lượng của sản phẩm bột ngọt Vedan.

- Chất lượng cũng là yếu tố quan trọng, chính vì vậy mà công ty Vedan Việt Nam

cũng cần xiết chặt quản lý nhằm giữ vững thành quảđã đạt được là chứng nhận về

tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cấp quốc tế FSSC 22000 : 2010 được cấp vào ngày

23/12/2011 và công ty Vedan Việt Nam cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam

nhận được chứng chỉ này, đồng thời không ngừng nghiên cứu nhằm nâng cao thêm chất lượng cho sản phẩm bột ngọt Vedan, có như vậy mới giúp nâng cao tính cạnh tranh với các đối thủ và bắt kịp với xu hướng phát triển công nghệ. Đây chính là

thông tin quan trọng mà khách hàng cần được biết đểcũng cố thêm lòng tin vào sản phẩm bột ngọt của công ty Vedan Việt Nam.

Ngoài những giải pháp về các yếu tố như: Hình ảnh thương hiệu, chất lượng và giá cả thì về phía công ty Vedan Việt Nam cũng cần thêm các giải pháp về nguồn nhân lực

đặc biệt tại thịtrường thành phố HồChí Minh như:

- Tăng cường đội ngũ bán hàng tại các hệ thống chợ tại khu vực thành phố Hồ Chí

Minh vì đội ngũ bán hàng hiện tại với số lượng là tương đối ít, đôi khi không đáp ứng hết nhu cầu của thị trường đặc biệt là vào các dịp lễ tết. Nếu như vậy sẽ làm mất

đi cơ hội bán hàng của công ty Vedan Việt Nam và quan trọng hơn là mất đi cơ hội

để sản phẩm đến được tay của người tiêu dùng.

- Bổ sung đội ngũ tiếp thị vào các hệ thống siêu thị lớn tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là đội ngũ luôn có mặt tại siêu thị với mục đích trực tiếp giới thiệu và chào mời sản phẩm bột ngọt Vedan với người tiêu dùng, bên cạnh đó thì đội ngũ này cũng là người chăm sóc hàng hóa để đảm bảo mặt trưng bày sản phẩm bột ngọt Vedan lun

Trang 74

- Cần thêm nhiều các cuộc khảo sát thịtrường nhằm thu thập được ý kiến trực tiếp từ phía người tiêu dùng, từđó mới có thểđưa ra được những điều chỉnh kịp thời và phù hợp nhằm đáp ứng tốt xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi của thịtrường.

Trang 75

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương ba này, chúng ra đã đề xuất được chiến lược tái định vị cho thương

hiệu bột ngọt Vedan tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, từ sự kỳ vọng của công ty cho thương hiệu bột ngọt Vedan giúp ta xây dựng các bảng thống kê mức kỳ

vọng về điểm trung bình cho các tiêu chí trong ba yếu tố chính là: Chất lượng, giá cả và hình ảnh thương hiệu, đồng thời cũng đưa ra được các giải pháp hỗ trợ để sự kỳ vọng này từ phía công ty Vedan thành sự thật và góp phần vào thành công chung của chiến lược tái

Trang 76

KT LUN

1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Các kết quả trong luận văn này nhìn chung đã giải quyết được các vấn đề đã đặt ra ở

mục hai – Phần mở đầu là mục tiêu nghiên cứu và được giải quyết cụ thểở từng chương như sau:

- Ở chương một, luận văn đã trình bày khái quát các cơ sở lý thuyết về thương hiệu,

định vị thương hiệu và tái định vị thương hiệu.

- Ở chương hai, luận văn thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình tái định vị thương hiệu là xác định điểm mạnh – điểm yếu của các đối thủ thông qua việc thu thập ý kiến chuyên gia bằng bảng khảo sát và xác định được thực trạng của chiến

lược định vịthương hiệu bột ngọt Vedan tại thịtrường thành phố Hồ Chí Minh. - Ở chương ba, luận văn dựa vào thực trạng chiến lược định vị thương hiệu bột ngọt

Vedan và những điểm mạnh – điểm yếu của đối thủđể xây dựng được chiến lược tái

định vị thương hiệu bột ngọt Vedan tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời dựa vào sự kỳ vọng của công ty Vedan cho thương hiệu bột ngọt về các tiêu chí của ba yếu tố: Chất lượng, giá cả và hình ảnh thương hiệu để lập nên các bảng thống kê về sự kỳ vọng đó, kết hợp là các giải pháp hỗ trợđể đạt được điểm số kỳ vọng và góp phần vào chiến lược tái định vị thương hiệu bột ngọt Vedan tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Từ sau khi xảy ra sự cố xả thải năm 2008 đến nay thì công ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam vẫn chưa có một thay đổi nào về chiến lược định vị cho thương hiệu bột ngọt của mình. Vì vậy, luận văn này chính là nghiên cứu đầu tiên về chiến lược tái định vị cho thương hiệu bột ngọt Vedan tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ vào nghiên cứu này giúp cho công ty Vedan nói chung và thương hiệu bột ngọt nói riêng có được một chiến lược tái định vị phù hợp với tình hình thưc tế hiện nay nhằm lấy lại thị phần và hình

Trang 77

ảnh thương hiệu, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ và phát triển bền vững tại thịtrường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và thịtrường Việt Nam nói chung.

Về một phương diện khác, sau khi hoàn thành thì luận văn này có thể làm tài liệu tham khảo cho các học viên muốn thực hiện vềđề tài tái định vịthương hiệu.

3. KIẾN NGHỊ

Với những kết quả mà luận văn nghiên cứu được, kèm với đó là tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, một nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và bất ổn thì thiết nghĩ công

ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam cần có những động thái nhằm vực dậy thương hiệu Vedan tại thịtrường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung. Hiện tại, về phía công ty Vedan Việt Nam vẫn án binh bất động và vẫn chưa có những giải pháp mang tính trọng tâm nhằm lấy lại hình ảnh thương hiệu cho công ty mình. Luận

văn này đã đưa ra chiến lược tái định vị cho thương hiệu bột ngọt Vedan tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh

Tuy nhiên, để việc thực hiện chiến lược tái định vị thương hiệu bột ngọt Vedan mà Tôi đề xuất trong luận văn tăng thêm tính hiệu quả thì thiết nghĩ về phía công ty Vedan Việt Nam cần có thêm những cuộc khảo sát chuyên sâu và trên một phạm vi rộng hơn để

những giải pháp có thể áp dụng đồng bộ trên một phạm vi rộng.

4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN

Cũng như phần kiến nghị đã đề cập, đây là luận văn chỉ nghiên cứu tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh với các yếu tố như: Dân số, thu nhâp, thị hiếu, trình độ v.v… khác với các thịtrường khác, do đó chưa đánh giá sát được với thị trường rộng lớn của cả nước.

Luận văn cũng chỉ dừng lại với các nghiên cứu định tính, vì vậy mà một số giải pháp có thể chỉ là ý kiến chủ quan của tác giảđưa ra.

Ngoài ra, do luận văn nghiên cứu thiên về lĩnh vực thương hiệu nên những yếu tố đưa vào khảo sát chuyên gia chưa bao trùm hết được tất cả các yếu tố khác mà chỉ chú

Trang 78

trọng vào các yếu tốđược cho là quan trọng nhất vào thời điểm hiện tại như: Chất lượng, giá cả và hình ảnh thương hiệu.

5. HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG

Với những hạn chế đã được liệt kê ở mục 4 phần kết luận thì luận văn này có thể

nghiên cứu theo những hướng mở rộng sau:

- Bài luận văn nghiên cứu mở rộng có thể nghiên cứu trên một phạm vi rộng hơn là

việc chỉ nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đó có thể là nghiên cứu trên phạm vi cả khu vực miền Nam, miền Bắc hay miền Trung, vì cả ba miền đều có những nét văn hóa khác nhau, từđó chiến lược định vị thương hiệu đưa ra cũng phù

hợp cho cả từng vùng miền.

- Bài luận văn nghiên cứu mở rộng có thể nghiên cứu thiên vềhướng nghiên cứu định

lượng, thêm vào đó là bổ sung thêm nhiều yếu tốđể kết quả nghiên cứu thêm chi tiết và cụ thể. Từ các kết quả nghiên cứu định lượng đó có thể đưa ra những giải pháp

Trang 79

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. LÊ ANH CƯỜNG (2003), Tạo dựng và quản trịthương hiệu, Nhà xuất bản Lao

Động Xã Hội

2. NGUYỄN VĂN DUNG (2009), Xây dựng thương hiệu mạnh, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.

3. CAM THẢO, NGỌC DUNG dịch (2009), JOHN GERZEMA & ED LEBAR, Bong

bóng thương hiệu.

4. TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG – TS. PHAN ĐÌNH QUYỀN (2005), Định vị thương

hiệu, Nhà xuất bản Thống Kê.

5. GS. TS TRẦN MINH ĐẠO, Giáo trình Marketing căn bản (2011), Nhà xuất bản

Giáo Dục Việt Nam.

6. DƯƠNG HỮU HẠNH (2005), Quản trị tài sản thương hiệu (Brand Equity Manegement), Nhà xuất bản Thống Kê.

7. LAN HƯƠNG, Vedan Việt Nam và nổ lực tái định vịthương hiệu, Tạp chí Ngoại

thương số 06/2012, trang 04.

8. TS. PHẠM THỊLAN HƯƠNG (chủ biên) – PGS.TS. LÊ THẾ GIỚI – TS. LÊ THỊ

MINH HẰNG (2014), Quản trị thương hiệu, Nhà xuất bản Tài Chính.

9. LÊ ĐĂNG LĂNG (2010), Quản trịthương hiệu, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

10.HUỲNH THIÊN QUY (2010), Định vịthương hiệu thuốc lá VINATABA tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ – Đại học Kinh Tế thành phố Hồ

Chí Minh, GVHD: PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ.

11.TS. PHAN ĐÌNH QUYỀN (2013), Thương hiệu và hành vi khách hàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

12.NGUYỄN PHÚ SƠN dịch (2007), ALICE M.TYBOUT & TIM CALKINS, Kellogg bàn về thương hiệu, Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn.

Trang 80

13.NGUYỄN QUỐC THỊNH – NGUYỄN THÀNH TRUNG (2009), Thương hiệu với

nhà quản lý, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

14.HOÀNG TRỌNG – CHU NGUYỄN MỘNG NGỌC (2008), Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với spss, tập 1.

15.HOÀNG TRỌNG – CHU NGUYỄN MỘNG NGỌC (2008), Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với spss, tập 2.

16.NGUYỄN VIẾT THÔNG (2013), Định vịthương hiệu xi măng Nghi Sơn dân dụng tại thịtrường thành phố HồChí Minh theo xu hướng tiêu dùng của khách hàng, Luận văn thạc sĩ – Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.

17.VÕ THỚI NHẤT THUẦN (2013), Tái định vị thương hiệu bia 333 tại thịtrường thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ – Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí

Minh, GVHD: TS. BẢO TRUNG.

18.NHÀ XUẤT BẢN TRẺ(2002), Thương hiệu Việt.

19.NGUYỄN MINH TRÍ (2008), Thương hiệu quản lý và phát triển, Nhà xuất bản Đại

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT VEDAN TẠI THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)