CHIẾN LƯỢC TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT VEDAN TẠ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT VEDAN TẠI THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 74)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.1.CHIẾN LƯỢC TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT VEDAN TẠ

TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Khung tham chiếu

Sau khi xảy ra sự cố xả thải năm 2008, tình hình thị phần, doanh số bán hay hình

ảnh thương hiệu của bột ngọt Vedan rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, cần xác định lại khung tham chiếu cho thương hiệu bột ngọt Vedan tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh như

sau:

Đối thủ cạnh tranh:

Chắc chắn đối thủ cạnh tranh trong ngành bột ngọt tại thị trường thành phố Hồ Chí

Minh vẫn là hai thương hiệu chính là Ajinomoto và Miwon. Tuy nhiên, trong thời điểm

hiện tại thì thương hiệu bột ngọt Vedan đang lâm vào khủng hoảng, còn đối với thương

hiệu bột ngọt Ajinomoto lại có được vị trí độc tôn và chiếm hầu hết thị phần bột ngọt tại

thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Thêm vào đó là thương hiệu bột ngọt Miwon không

ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được chỗđứng của mình đặc biệt tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, đối thủ trực tiếp và đáng ngại nhất đối với thương hiệu bột ngọt Vedan là thương hiệu bột ngọt Ajinomoto. Bên cạnh đó cũng không thể chủ quan với thương hiệu bột ngọt Miwon.

Cùng với các thương hiệu bột ngọt đã có thâm niên trên thị trường thì các thương

hiệu bột ngọt là nhãn hàng riêng của các hệ thống siêu thị như: Thương hiệu bột ngọt Aro của hệ thống siêu thị Metro, thương hiệu bột ngọt Wow của hệ thống siêu thị Big C và

thương hiệu bột ngọt Coop của hệ thống siêu thị Coop.mart cũng là những đối thủđáng lo

ngại. Với thế mạnh là diện tích trưng bày và chi phí thấp nên giá tương đối cạnh tranh, tuy

Trang 62

thâm nhập ra thị trường bên ngoài. Thêm vào đó là các sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ

Trung Quốc với giá rất rẻ, tuy nhiên nhưng sản phẩm này lại không được đóng gói và chất

lượng thì lại không đảm bảo. Đây chính là nhưng đối thủ tiềm năng của thị trường và không thể nào bỏ qua trong chiến lược tái định vị của mình.

Phân khúc thị trường mục tiêu

Khi vị thế của thương hiệu bột ngọt Vedan đang xấu như hiện nay, buộc lòng phía công ty phải chọn một phân khúc thị trường phù hợp cho thương hiệu bột ngọt của mình. Theo ý kiến chủ quan của bản thân Tôi, công ty nên chọn phân khúc thị trường nhắm vào

người tiêu dùng có thu nhập trung bình trở xuống, sử dụng yếu tố giá để thu hút thêm sự

chú ý của khách hàng. Lý do Tôi chọn phân khúc này vì sốlượng người có thu nhập trung bình trở xuống chiếm tỷ lệ khá cao trên thị trường hiện nay, thêm vào đó là đánh vào tâm

lý của người tiêu dùng đang xiết chặt hầu bao trong thời điểm kinh tế vẫn còn nhiều khó

khăn.

3.1.2. Xác định điểm tối ưu

Để xác định điểm tối ưu cho chiến lược tái định vị thương hiệu bột ngọt Vedan tại thịtrường thành phố Hồ Chí Minh thì chúng ta cần xem xét hai yếu tố sau:

Điểm tương đồng:

Điểm tương đồng giống như là điều kiện cần nhằm đảm bảo khảnăng cạnh tranh cơ

bản cho thương hiệu bột ngọt Vedan so với các đối thủ, đồng thời góp phần xây dựng chiến lược tái định vị thương hiệu. Ở đây, những điểm tương đồng nhất định phải có so với các đối thủ trong ngành bột ngọt là bao bì bắt mắt, kênh phân phối rộng để người tiêu dùng dễ dàng tìm mua sản phẩm, đa dạng các quy cách nhằm đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và quan trọng nhất phải là chất lượng đảm bảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm khác biệt:

Trong khi chất lượng sản phẩm không còn là lợi thế mà nó chỉ là điều kiện cần trong quá trình cạnh tranh giữa các thương hiệu, vì vậy cần đáp ứng điều kiện đủ để tạo nên sự

Trang 63

người tiêu dùng không quan tâm gì nhiều hơn là giá của các loại hàng hóa, kèm với đó là

giá của các thương hiệu đối thủ lại tương đối cao. Chính việc hội tụ những điểm thuận lợi

như vậy nên Tôi thiết nghĩ nên xây dựng chiến lược tái định vị tạo ra điểm khác biệt cần khai thác triệt để yếu tố giá rẻ. Chính yếu tố giá rẻ sẽ làm cho người tiêu dùng cân nhắc khi mua sản phẩm của đối thủ, nhờ vậy mà thương hiệu bột ngọt Vedan sẽ tạo được sức hút từ phía người tiêu dùng. Xây dựng chiến lược tái định vị cho thương hiệu bột ngọt Vedan sao cho khi nhắc đến thương hiệu bột ngọt này thì người tiêu dùng nghĩ ngay đến giá rẻ, đó chính là thành công bước đầu của chiến lược.

Việc tập trung vào yếu tố giá mà cụ thể là định giá thấp cho sản phẩm bột ngọt Vedan sẽ dựa vào việc cắt giảm lợi nhuận từ phía công ty chứ không phải là việc giảm chất lượng của sản phẩm. Trong khi các yếu tố như nhân công, nguyên liệu, chi phí vận chuyển v.v… tăng cao, buộc lòng các thương hiệu bột ngọt khác phải tăng giá bán thì thương hiệu bột ngọt Vedan sẽ vẫn giữgiá cũ hoặc nếu tăng để có lợi nhuận thì chỉ nên

tăng một lượng nhỏ, nếu làm được như vậy thì thương hiệu bột ngọt Vedan sẽ thu hút

được nhiều sự quan tâm từphía người tiêu dùng.

3.1.3. Tạo ra “Câu thần chú”

Đối với việc sẽ tạo ra một “Câu thần chú”, thiết nghĩ với câu thần chú hiện tại “Nêm

đậm đà, thêm gắn bó” phần nào phản ánh rõ cả về chất lượng, hương vị cũng như những giá trị tin thần mà bữa cơm gia đình mang lại cho người tiêu dùng.

3.2.KỲ VỌNG CỦA THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT VEDAN CHO BA YẾU TỐ TẠI THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT VEDAN TẠI THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 74)