Bảo tồn và nhân giống

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng tạo phôi soma của cây sâm việt nam (panax vietnamensis ha et grushv ) trong nuôi cấy in vitro (Trang 28)

Việc khai thác, mua bán và sử dụng tràn lan đã khiến trên 108 vùng có cây sâm mọc tự nhiên giữa Quảng Nam và Kon Tum dần cạn kiệt, kéo theo hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị tàn phá nặng nề. Trước nguy cơ tuyệt chủng của cây sâm Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng cấm quốc gia ở khu vực có cây sâm mọc tập trung tại hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đồng thời đưa cây sâm Việt Nam vào danh sách cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp. Để bảo vệ và phát triển cây thuốc này cùng một số cây dược liệu khác, Trại Dược liệu Trà Linh được thành lập tại Quảng Nam. Từ nǎm 1985, trại đã áp dụng các biện pháp bón phân và chǎm sóc để tǎng nǎng suất thân rễ, tǎng tỷ lệ nẩy mầm và tỷ lệ cây

sống. Tính đến tháng 4/1987, trại đã thu được 53,3 kg thân rễ, trồng được 81.000 cây sâm; tháng 9/1992 trại đã có 100.000 cây. Từ tháng 1/1995, công việc nghiên cứu gieo trồng cây sâm Việt Nam được tiến hành một cách có hệ thống hơn tại Trại Dược liệu Trà Linh, với việc nhân giống bằng cây lai hữu tính và vô tính, gia tăng diện tích trồng, vận động bà con dân tộc thiểu số trong vùng nhận giống về nuôi trồng. Đặc biệt, với việc áp dụng thành công phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ươm đoạn đầu của thân rễ trong túi polyethylen hoặc ươm trên đất mùn cho tỷ lệ sống và đâm chồi tới 65%. Cây sâm có nguồn gốc từ phương pháp nhân giống vô tính mọc khỏe, nhanh, ra hoa sớm, năng suất thân rễ và củ cao hơn so với cây mọc từ hạt (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).

Năm 2004, Chính phủ đã đồng ý cho tỉnh Kon Tum triển khai dự án Bảo tồn và phát triển cây sâm Việt Nam của Nhà nước, nhưng tình trạng đào trộm cây sâm khi đang nuôi trồng thường hay xảy ra nên rất khó kiểm soát, quản lý. Do không đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp nguyên liệu, tháng 11/2005, Xí nghiệp Dược phẩm tỉnh Kon Tum đã phải ngừng sản xuất ba chế phẩm từ cây sâm Việt Nam là tinh sâm nước, tinh sâm viên, viên ngậm. Độ an toàn của cây sâm Việt Nam còn thấp và mức độ đe dọa vẫn ở bậc E trong Sách đỏ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế đang từng bước nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển bền vững cho công nghiệp dược phẩm và xuất khẩu. Việc đưa cây sâm Việt Nam trở thành cây trồng chính cho vùng cao, khai thác lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng để trồng sâm theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu, hướng tới khẳng định một thương hiệu sâm Việt Nam như sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc, sâm Nhật Bản hay sâm Mỹ. Cùng với hướng mở rộng diện tích trồng cây sâm Việt Nam là sự nghiêm cấm khai thác khi cây sâm còn non (chưa đủ 6 tuổi), đồng thời các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu thăm dò tại những vùng núi khác có khí hậu, cao độ tương đương thuộc Trung Trung Bộ để xác định và mở rộng vùng sinh trưởng của sâm (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).

1.1.5. Tình hình nghiên cứu vi nhân giống cây sâm Việt Nam trong nước và trên thế giới

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng tạo phôi soma của cây sâm việt nam (panax vietnamensis ha et grushv ) trong nuôi cấy in vitro (Trang 28)