Thuận lợi, khó khăn, định hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 31)

3.4.1 Thuận lợi

NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều nằm tại Quận Ninh Kiều là trung tâm Thành phố Cần Thơ. Nơi đây có mật độ dân cƣ đông đúc, tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp, khu dân cƣ nên có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để ngân hàng huy động vốn. Đây cũng là nơi có nhiều loại hình họat động kinh doanh, phƣơng tiện thông tin liên lạc và phƣơng tiện giao thông đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, năng động và sáng tạo, Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm quản lý, nguyên tắc và kỷ cƣơng cao. Cả nhà lãnh đạo và nhân viên có tinh thần đoàn kết cao trong công việc tạo thành một tập thể vững mạnh.

Đƣợc sự ƣu tiên, tín nhiệm của các cấp, ban ngành Thành phố Cần Thơ trong các dự án lớn Chính phủ.

Đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, chỉ đạo thƣờng xuyên của NHNo & PTNT Việt Nam và sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan từ đó mà NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều có thể thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, bám sát các mục tiêu, định hƣớng kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện điều hành lãi suất huy động vốn, cho vay một cách linh hoạt theo kịp với diễn biến của thị trƣờng.

NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều là chi nhánh cấp 1 NHNo & PTNT Việt Nam, mà NHNo & PTNT Việt Nam là ngân hàng thƣơng mại có nguồn vốn cao nhất, uy tín rộng lớn và thƣơng hiệu vững mạnh nhất trong hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã nhận đƣợc nhiều bằng khen, giải thƣởng, danh hiệu cao quý do Chính phủ và các tổ chức trao tặng nhƣ: Giải thƣởng “Thƣơng hiệu uy tín – sản phẩm chất lƣợng vàng đƣợc ngƣời tiêu dùng Việt Nam bình chọn năm 2010”, danh hiệu nằm trong “Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 đƣợc tổ chức ngày 13 tháng 1 năm 2012 tại Đinh Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

3.4.2 Khó Khăn

NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều phải đối mặt với những sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam , ngoài ra còn có nhiều ngân hàng khác nhƣ: Ngân

hàng Á Châu , Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam , Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài gòn thƣơng tín,… Các ngân hàng nêu trên đều có tiềm lực tài chính mạnh, có các sản phẩm cho vay, huy động vốn và các loại hình dịch vụ phong phú đa dạng. Hơn nữa, các ngân hàng này đều đẩy mạnh công tác quảng bá và chiêu thị để thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong khi đó NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều vẫn còn yếu về mặt này.

Các hoạt động từ thiện, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi để lôi kéo khách hàng về phía mình cũng nhƣ quảng bá chi nhánh còn hạn chế. Mặc dù trong những năm qua, ngân hàng đã tiến hành các hoạt động marketing nhƣng các hoạt động này vẫn còn yếu, các chƣơng trình khuyến mại vẫn chƣa đƣợc quảng bá rộng rãi nên còn nhiều khách hàng chƣa biết các đặc tính của sản phẩm cũng nhƣ dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Các chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nƣớc luôn thay đổi làm cho chi nhánh luôn gặp khó khăn trong hoạt động của mình.

3.4.3 Định hƣớng phát triển

Sự cạnh tranh giữa các TCTD càng ngày quyết liệt về sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ, mạng hoạt động, thị phần, kể cả địa bàn nông nghiệp – nông thôn. Nguy cơ tiềm ẩn của chất lƣợng tín dụng và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh năm 2012 đặt ra cho chúng ta một số vấn đề cần quyết tâm khắc phục trong năm 2013 để ổn định vững chắc về tài chính.

Nhƣ vậy nhiệm vụ, mục tiêu chính trong chỉ đạo điều hành ở từng cấp, từng chi nhánh là ổn định tài chính, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Tập trung huy động nhất là nguồn vốn từ dân cƣ, tạo nguồn vốn thật sự ổn định làm nền tảng cho công tác đầu tƣ tín dụng, thông qua hoạt động tín dụng phát triển sản phẩm dịch vụ và thanh toán quốc tế. Là ngân hàng chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tín dụng nông nghiệp – nông thôn, duy trì mức tăng trƣởng tín dụng hợp lý về cơ cấu vốn và ngành nghề. Chủ động trong quản lý, phân loại các nhóm nợ, kiểm soát và ổn định chất lƣợng tín dụng, xử lý các nhóm nợ xấu thấp hơn kế hoạch.

Để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh 2013, cần triển khai thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

- Huy động vốn và an toàn thanh khoản luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, bảo đảm cân đối vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu mở rộng kinh doanh.

- Phân tích, đánh giá, bám sát diễn biến thị trƣờng, chủ động triển khai có hiệu quả các giải pháp thu hút nguồn vốn và chủ động về thanh khoản trong

mọi thời điểm. Xây dựng hệ thống khách hàng, thực hiện phân loại khách hàng theo quy mô, đối tƣợng, triển khai chính sách chăm sóc khách hàng, thực hiện tốt chƣơng trình tri ân khách hàng nhân kỷ niệm 25 thành lập NHNo & PTNT.

- Tăng trƣởng tín dụng hợp lý ở từng vùng, miền và đối tƣợng khách hàng phù hợp tăng trƣởng nguồn vốn, tiếp tục duy trì đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp – nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, triển khai các gói tín dụng, các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN và NHNo & PTNT. Tập trung các biện pháp xử lý và thu hồi nợ xấu, lãi tồn đọng, kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, bảo đảm an toàn hiệu quả hoạt động.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing gắn với hoạt động an sinh xã hội nhằm mở rộng kinh doanh, nâng cao thƣơng hiệu, vị thế và uy tín NHNo & PTNT. Thƣờng xuyên giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, văn hóa ngân hàng cho cán bộ công nhân viên.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo hƣớng ƣu tiên cán bộ trẻ có tâm huyết, có năng lực và đạo đức, tạo điều kiện cho cán bộ có nguyện vọng tham gia các chƣơng trình sau đại học.

- Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ. Kiểm tra việc khắc phục, sửa sai sau khi kiểm tra. Kết hợp cùng các phòng chuyên để lên kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm.

- Đánh giá hoạt động toàn diện kết quả hoạt động các chi nhánh và phòng giao dịch, sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác. Đẩy mạnh việc hoàn thành các thủ tục cần thiết về xây dựng cơ bản của các chi nhánh loại 3, tạo môi trƣờng khan trang sạch đẹp và điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ công nhân viên.

- Nâng cao hiệu quả và kỷ cƣơng trong điều hành kế hoạch kinh doanh theo hƣớng chủ động và trách nhiệm của chi nhánh. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính hiệu quả, phân phối thu nhập, khen thƣởng công bằng, minh bạch tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

- Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, ban chấp hành công đoàn và đoàn thanh niên nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận trong toàn chi nhánh, tổ chức tốt các phong trào thi đua, khuyến khích động viên cán bộ thực hiện tốt mục tiêu nhiêm vụ năm 2013.

3.5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU

Lợi nhuận là một trong số những chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng nói chung. Muốn đƣợc lợi nhuận cao, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục cho vay và đầu tƣ, cùng các hoạt động trung gian khác. Vì vậy trong thời gian qua trƣớc những thử thách và cơ hội, ngân hàng với sự nỗ lực không ngừng của mình đã vƣợt qua khó khăn và đạt đƣợc những kết quả khả quan. Điều đó thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm nhƣ sau:

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Sốtiền % Thu nhập 105.919 166.301 164.830 60.384 57,01 (1.473) (0,89) Chi phí 81.813 130.992 137.554 49.182 60,12 6.559 5,01 Lợi nhuận 24.106 35.309 27.276 11.202 46,47 (8.032) (22,75)

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012.

3.5.1 Thu nhập

Thu nhập của ngân hàng bao gồm thu nhập từ hoạt động tín dụng nhƣ tiền lãi từ cho vay khách hàng, lãi tiền gửi từ các tổ chức tín dụng... và thu khác từ hoạt động tín dụng nhƣ thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động khác...

Theo bảng, ta thấy thu nhập của ngân hàng có xu hƣớng tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 tổng thu nhập là 166.303 triệu đồng, tăng 57,01% so với năm 2010 do sự tăng trong lãi suất cho vay đã làm tăng phần nào thu nhập của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng có sự chuyển hƣớng trong kinh doanh nhƣ thay vì đầu tƣ tín dụng, đã quan tâm phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng nhƣ dịch vụ atransfer, apaybill,...

Đến năm 2012 thu nhập của ngân hàng lại có xu hƣớng giảm nhẹ lại giảm 0,89% so với năm 2011. Sự giảm xuống này là do nguồn thu từ cho vay và thu hoạt động kinh doanh khác đặc biệt là thu từ cho vay giảm vào năm 2012 nguyên nhân là do sự giảm trong lãi suất cho vay đã làm giảm phần nào thu nhập của ngân hàng.

3.5.2 Chi phí

Chi phí của ngân hàng bao gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi cho hoạt động quản lý, và một số khoản chi khác...

Chi phí của ngân hàng có xu hƣớng tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 chi phí là 130.995 triệu đồng, tăng 60,02% so với năm 2010 do sự tăng trong lãi suất cho vay và một phần là do chuyển hƣớng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đã làm tăng phần nào chi phí của ngân hàng. Đến năm 2012 thu nhập của ngân hàng lại có xu hƣớng tăng nhẹ lại tăng 5,01% so với năm 2011. Sự tăng lên này là do chi phí ngoài hoạt động tín dụng tăng vào năm 2012 nguyên nhân là do sự cạnh tranh các loại sản phẩm dịch vụ giữa ngân hàng, vì thế ngày càng mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ của ngân hàng.

3.5.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể, lợi nhuận của ngân hàng cao nhất là vào năm 2011 với 35.308 triệu đồng tăng 46,47% so với năm 2010. Năm 2011 ngân hàng đã đạt đƣợc những phát triển nhất định, là sự cố gắng lớn trong việc vƣợt qua giai đoạn kinh tế đầy biến động. Tuy nhiên năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng lại sụt giảm so với năm 2011 xuống 27.276 triệu đồng tƣơng ứng giảm 22.75%. Nguyên nhân lợi nhuận giảm là do tình hình kinh tế Việt Năm biến động lớn nhƣ biến động lãi suất, nợ xấu tăng cao,...

Nhìn chung, tổng thu nhập và chi phí 6 tháng đầu năm 2013 đều giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, thu nhập giảm hơn chi phí là do những nguyên nhân sau:

- Về thu nhập giảm là do: lãi suất cho vay 6 tháng đầu năm 2012 cao hơn 6 tháng đầu năm 2013. Điều này, dẫn đến thu lãi từ hoạt động tín dụng tăng cao vì hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là thu nhập từ lãi chiếm trên 75%.

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6/2012 6/2013 6/2013 - 6/2012 Số tiền % Thu nhập 97.699 81.120 (16.579) (16,97) Chi phí 80.073 66.737 (13.336) (16,65) Lợi nhuận 17.626 14.383 (3.243) (18,40)

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013.

- Về chi phí giảm là cũng do lãi suất huy động 6 tháng đầu năm 2012 thấp hơn 6 tháng đầu năm 2013. Tuy chi phí có giảm nhƣng tốc độ giảm vẫn ít hơn so với thu nhập. Vì vậy ngân hàng cần phải quản lý chặt chẽ nguồn chi nhằm hạn chế những nguồn chi không hợp lý để tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Điều đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đi 18,4%.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

NINH KIỀU

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 4.1.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của từng thành phần kinh tế nói chung và của ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Chính vì vậy, một tổ chức kinh tế muốn hoạt động tốt, đạt hiệu quả cao thì đều phải có một nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động thì họ sẽ đến ngân hàng để xin vay, và hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cung cấp tín dụng cho nền kinh tế khi họ có nhu cầu vay vốn. Vì vậy, ngân hàng muốn đứng vững thì phải có đủ nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đƣợc thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động thì ngân hàng cần phải mở rộng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để có cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn, thu hút nhiều tiền nhàn rỗi trong dân cƣ và phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng đƣợc công tác cho vay, tăng cƣờng vốn cho nền kinh tế mà còn đem đến lợi nhuận cao cho ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện tốt cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng.

Mỗi ngân hàng đều có cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Đối với NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều thì nguồn vốn đƣợc hình thành chủ yếu từ 2 nguồn quan trọng, đó là vốn huy động và vốn điều chuyển từ trụ sở chính. Đối với nguồn vốn huy động, ngân hàng đƣợc toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng. Còn đối với nguồn vốn điều chuyển từ hội sở thì ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu đƣợc điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển. Mỗi khoản mục nguồn vốn của ngân hàng đều có chi phí sử dụng khác nhau, tính thanh khoản và thời gian hoàn trả cũng khác nhau. Vì thế, ngân hàng cần quan sát đánh giá chính xác từng khoản mục nguồn vốn để kịp thời có những chiến lƣợc huy động vốn tốt nhất trong từng giai đoạn. Để hiểu rõ về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, ta xem xét bảng số liệu sau:

26

Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 Tỉ trọng (%) 2011 Tỉ trọng (%) 2012

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 31)