Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 37)

4.1.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của từng thành phần kinh tế nói chung và của ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Chính vì vậy, một tổ chức kinh tế muốn hoạt động tốt, đạt hiệu quả cao thì đều phải có một nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động thì họ sẽ đến ngân hàng để xin vay, và hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cung cấp tín dụng cho nền kinh tế khi họ có nhu cầu vay vốn. Vì vậy, ngân hàng muốn đứng vững thì phải có đủ nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đƣợc thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động thì ngân hàng cần phải mở rộng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để có cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn, thu hút nhiều tiền nhàn rỗi trong dân cƣ và phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng đƣợc công tác cho vay, tăng cƣờng vốn cho nền kinh tế mà còn đem đến lợi nhuận cao cho ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện tốt cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng.

Mỗi ngân hàng đều có cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Đối với NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều thì nguồn vốn đƣợc hình thành chủ yếu từ 2 nguồn quan trọng, đó là vốn huy động và vốn điều chuyển từ trụ sở chính. Đối với nguồn vốn huy động, ngân hàng đƣợc toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng. Còn đối với nguồn vốn điều chuyển từ hội sở thì ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu đƣợc điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển. Mỗi khoản mục nguồn vốn của ngân hàng đều có chi phí sử dụng khác nhau, tính thanh khoản và thời gian hoàn trả cũng khác nhau. Vì thế, ngân hàng cần quan sát đánh giá chính xác từng khoản mục nguồn vốn để kịp thời có những chiến lƣợc huy động vốn tốt nhất trong từng giai đoạn. Để hiểu rõ về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, ta xem xét bảng số liệu sau:

26

Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 Tỉ trọng (%) 2011 Tỉ trọng (%) 2012 Tỉ trọng (%) 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 637.923 86,45 877.183 100 1.107.191 100 239.260 37,51 230.008 26,22 Vốn khác 100.000 13,55 0 - 0 - (100.000) (100) - - Vốn điều chuyển - - - - Tổng nguồn vốn 737.923 100 877.183 100 1.107.191 100 139.260 18,87 230.008 26,22

Qua bảng số liệu ta thấy đƣợc cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng gồm 3 phần là nguồn vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác. Tuy nhiên nguồn vốn của ngân hàng trong ba năm qua chỉ bao gồm nguồn vốn huy động và vốn khác do ngân hàng trong ba năm qua thừa vốn nên không nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên:

Vốn khác tại ngân hàng chủ yếu là vốn nhận uỷ thác do thành phố Cần Thơ tiếp nhận từ chính phủ. Từ bảng số liệu cho thấy năm 2010 ngân hàng đã huy động vốn từ nguồn vốn uỷ thác là 100.000 triệu đồng. Sang năm 2011 ngân hàng không còn huy động đƣợc nguồn vốn này nữa, so sánh với số liệu của năm 2010 đã giảm 100.000 triệu đồng (tƣơng đƣơng với tỷ lệ giảm 100%). Nguyên nhân là do trong năm 2010 ngân hàng nhà nƣớc thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho cá nhân và tổ chức để thực hiện đầu tƣ mới sản xuất kinh doanh (QĐ 443-TTg Chính phủ 4/4/2009) và đến năm 2011 và 2012 thì không còn gói hỗ trợ cho vay này nữa.

Tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng dần qua 3 năm, năm 2011 tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt 877.183 triệu đồng với tỉ lệ tăng 18,87% so với năm 2010, sang năm 2012 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng so với năm 2011, cụ thể nguồn vốn năm 2012 tăng 26,22% so với năm 2011 tƣơng ứng với mức tăng 230.008 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự gia tăng từ vốn huy động. Đây là nguồn vốn hoạt động chính chủ yếu của ngân hàng, tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp nhƣng vốn huy động là cơ sở để ngân hàng thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận. Nhận thức đƣợc tằm quan trọng của vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên trong những năm qua NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều đã nổ lực không ngừng trong công tác huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân, đảm bảo vốn huy động luôn chiếm 100% trong tổng nguồn vốn và nguồn vốn huy động này luôn tăng qua 3 năm.

Năm 2011 vốn huy động của ngân hàng đạt 877.183 triệu đồng tăng 239.260 triệu đồng với tỉ lệ tăng 37,51% so với năm 2010. Sang năm 2012, nguồn vốn từ huy động đã tăng thêm 230.008 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 26,22% so với năm 2011. Điều này cho thấy đƣợc nỗ lực thành công của ngân hàng trong việc huy động vốn từ ngƣời dân thay vì phải vay từ ngân hàng cấp trên với lãi suất cao. Những thành tích đạt đƣợc này là do trong thời gian qua ngân hàng luôn quan tâm và có những định hƣớng đúng đắn trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới bằng nhiều sản phẩm huy động, kỳ hạn huy động, và điều quan trọng hơn hết là ngân hàng luôn thay đổi lãi suất huy động phù hợp với mặt bằng lãi suất chung nhằm đảm bảo lợi ích

cho ngƣời gởi tiền. Ngoài ra, do trong năm 2012 với tình hình diễn biến phức tạp nhƣ giá vàng tăng giảm thất thƣờng, thị trƣờng bất động sản đóng băng và những khó khăn trên thị trƣờng chứng khoán đã khiến tâm lý ngƣời dân thay đổi và quyết định gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn để giảm thiểu rủi ro.

Tóm lại tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm qua có nhiều biến động theo khuynh hƣớng tích cực, cơ cấu vốn của ngân hàng đã cải thiện nhiều, vốn huy động luôn chiếm trọn trong cơ cấu nguồn vốn giúp ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh và ngày càng ít phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là hàng năm vốn huy động đã đáp ứng trên 50% nhu cầu về vốn tại địa phƣơng. Đã cho ta thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng gia tăng, hiệu quả sử dụng vốn cao.

Bảng 4.4 Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6/2012 6/2013 6/2013 - 6/2012 Số tiền % Vốn huy động 1.042.756 1.094.413 51.657 4,95 Vốn khác - - - - Vốn điều chuyển - - - - Tổng nguồn vốn 1.042.756 1.094.413 51.657 4,95

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013.

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động. Nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012 và chỉ tăng 51.657 triệu đồng với tỉ lệ tăng 4,95%. Nguyên nhân dẫn sự gia tăng trên là do ngân hàng không ngừng nghiên cứu để đƣa ra nhiều chƣơng trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thƣởng để thu hút tiền nhàn rỗi từ dân chúng. Bên cạnh đó ngân hàng đã có những bƣớc điều chỉnh lãi suất phù hợp theo diễn biến thị trƣờng nhằm đảm bảo đƣợc lợi ích của ngƣời gởi tiền, ngoài ra ngân hàng còn đƣa ra nhiều kỳ hạn gởi tiền và đa dạng hóa các hình thức trả lãi nhằm tạo sự thuận lợi cho khách hàng, từ đó tạo niềm tin và mối quan hệ tốt nơi khách hàng, hình ảnh và uy tín của ngân hàng vì thế cũng đƣợc nâng cao, tạo thuận lợi trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

Qua việc phân tích cho thấy tình hình nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên. Một phần do đầu tƣ mở rộng qui mô của chi nhánh, do lƣợng vốn huy động ngày càng tăng góp phần làm tăng nguồn vốn của chi nhánh, phần khác do sự chỉ đạo của hội sở, sự nhiệt tình trong công tác huy động vốn của nhân viên. Quan trọng là uy tín của ngân hàng là lợi thế để ngân hàng mở rộng quy mô vốn và là điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng vì khi nguồn vốn hoạt động tăng lên sẽ nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho ngân hàng, vì trong thời kỳ kinh tế thị trƣờng, môi trƣờng kinh doanh tự do, với sự gia nhập của ngân hàng thế giới sẽ làm cho môi trƣờng cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, vì thế ngân hàng muốn tồn tại thì cần tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của mình và một trong những điều kiện để thực hiện đƣợc vấn đề này là nguồn vốn của chi nhánh phải mạnh, đủ khả năng để dảm bảo chi nhánh hoạt động.

4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thì song hành với hoạt động tín dụng là hoạt động huy động vốn, bởi ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, phần lớn nguồn vốn để ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh là vốn huy động. Hiểu đƣợc vấn đề trên, những năm qua NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều đã không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động, các sản phẩm dịch vụ nhằm gia tăng nguồn vốn huy động nhƣ tổ chức nhiều chƣơng trình bốc thăm trúng thƣởng, quay số may mắn cho khách hàng khi gửi tiền, có những chƣơng trình tri ân khách hàng nhằm thu hút lƣợng tiền gửi. Dƣới đây là diễn biến cơ cấu vốn huy động của ngân hàng trong thời gian qua:

Tiền gởi của dân cƣ

Đây là loại tiền gửi mà ngân hàng huy động từ các tầng lớp dân cƣ có thu nhập khá trở lên.Dân cƣ gửi tiền phần lớn là dân cƣ cƣ trú trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hoặc kinh doanh buôn bán. Ngƣời dân có tiền nhàn rỗi thay vì mua vàng với giá vàng biến động và nhiều rủi ro, thì họ quyết định gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi suất hàng tháng và ít rủi ro hơn. Còn đối với ngân hàng thì đây là một nguồn vốn khá quan trọng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng có thể sử dụng cho đầu tƣ để dáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.

Tiền gởi của dân cƣ chiếm tỷ trọng cao nhất trên 80% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và có xu hƣớng tăng khá cao. Cụ thể năm 2011, vốn huy động từ dân cƣ là 810.226 triệu đồng, tăng 270.267 triệu đồng với tỉ lệ tăng 50,05% so với năm 2010.

Bảng 4.5 Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 6/2012 6/2013

2011/2010 2012/2011 6/2012 -6/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gởi của dân cƣ 539.959 810.226 1.017.104 900.694 978.203 270.267 50,05 206.878 25,53 77.509 8,61

1.tiền gởi không kỳ hạn 79.089 108.708 111.959 74.724 88.579 29.619 37,45 3.251 2,99 13.855 18,54

2.tiền gởi có kỳ hạn 460.870 701.518 905.145 825.970 889.624 240.648 52,22 203.627 29,03 63.654 7,71 Tiền gởi kho bạc 33.861 17.905 32.637 47.079 65.651 (15.956) (47,12) 14.732 82,28 18.572 39,45 Kỳ phiếu, trái phiếu 64.103 49.052 57.450 94.983 50.559 (15.051) (23,48) 8.398 17,12 (44.424) (46,77) Tổng vốn huy động 637.923 877.183 1.107.191 1.042.756 1.094.413 239.260 37,51 230.008 26,22 51.657 4,95

Sang năm 2012 nguồn vốn huy động này tiếp tục tăng 25.53% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng đến 92.37% tổng vốn huy động của ngân hàng, đến 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi của dân cƣ là 978.203 triệu đồng tăng 77.509 triệu đồng với tỉ lệ tăng 8.61% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dẫn sự gia tăng trên là do ngân hàng không ngừng nghiên cứu để đƣa ra nhiều chƣơng trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thƣởng để thu hút tiền nhàn rỗi từ dân chúng. Bên cạnh đó ngân hàng đã có những bƣớc điều chỉnh lãi suất phù hợp theo diễn biến thị trƣờng nhằm đảm bảo đƣợc lợi ích của ngƣời gởi tiền, ngoài ra ngân hàng còn đƣa ra nhiều kỳ hạn gởi tiền và đa dạng hóa các hình thức trả lãi nhằm tạo sự thuận lợi cho khách hàng, từ đó tạo niềm tin và mối quan hệ tốt nơi khách hàng, hình ảnh và uy tín của ngân hàng vì thế cũng đƣợc nâng cao, tạo thuận lợi trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

Tiền gửi Kho Bạc

Tiền gửi của Kho bạc Nhà nƣớc là các khoản thuế, các nguồn vốn của các dự án xây dựng đầu tƣ chƣa đƣợc sử dụng đến nên kho bạc nhà nƣớc gởi vào ngân hàng để có thêm lãi suất. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng vốn huy động, từ bảng số liệu trên cho thấy qua 3 năm thì tỷ trọng này giảm trong năm 2011 và tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, năm 2010 tiền gửi Kho bạc Nhà nƣớc là 33.861 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 5,31% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Năm 2011 đạt 17.905 triệu đồng giảm 15.956 triệu đồng (tức giảm khoảng 47,12%) so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng là 2,04% trong tổng vốn huy động của chi nhánh. Nguyên nhân làm cho tiền gửi Kho bạc Nhà nƣớc giảm xuống trong năm 2011 là do Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện chi Ngân sách nhiều hơn cho các lĩnh vực xây dựng cơ bản và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các dự án lớn nhƣ: Dự án xây dựng nhà ở sinh viên cho sinh viên trƣờng Đại học Cần Thơ, dự án xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn 2 (2010-2011), dự án nâng cấp đô thị trên địa bàn…làm cho lƣợng tiền gửi của Kho bạc vào ngân hàng giảm xuống. Đến năm 2012, lƣợng tiền gởi này đã tăng trở lại lên đến 32.637 triệu đồng tăng 14.732 triệu đồng với tỉ lệ tăng 82,28% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi của kho bạc nhà nƣớc là 65.651 triệu đồng chiếm tỷ trong cao nhất trong các năm 6% và tăng 39,45% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân lƣợng tiền gởi này tăng mạnh vậy là do trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nguồn thu của kho bạc đã tăng trở lại nhờ vào nguồn thu từ thuế, thu từ các dự án.

Hằng năm ngân hàng đều có phát hành GTCG để đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn với khối lƣợng lớn để phục vụ nhu cầu tín dụng của ngân hàng. Vì thực tế mà nói vốn huy động còn chƣa đủ sức đáp ứng với nhu cầu đầu tƣ và sản xuất của ngƣời dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Thông qua bảng số liệu ta thấy, vốn huy động đƣợc thông qua phát hành GTCG chiếm tỷ trọng khá cao, đứng thứ 2 sau tiền gửi tiết kiệm. Cụ thể, năm 2010 là 64.103 triệu đồng, chiếm 10.05% nguồn vốn huy động. Đến năm 2011, ngân hàng đã có sự giảm sút trong việc phát hành GTCG do trong năm 2011 ngân hàng thu hút đƣợc nguồn vốn từ tiền gởi của ngƣời dân khá cao. Cụ thể năm 2011 việc phát hành kỳ phiếu trái phiếu đã giảm 15.051 triệu đồng so với năm 2010 tƣơng đƣơng giảm 23.48% chiếm 5.59% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2012, công tác huy động vốn của ngân hàng cũng gặp khó khăn do lãi suất huy động

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 37)