Bên cạnh việc phân tích các chỉ số đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn nữa tình hình công tác sử dụng vốn của ngân hàng nhƣ
thế nào, vì thế sẽ tiến hành phân tích các chỉ số sinh lời trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 4.20 Các chỉ số sinh lời của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Năm
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6/2013
1. Tổng thu nhập Triệu đồng 105.919 166.303 164.830 81.120 2. Tổng chi phí Triệu đồng 81.813 130.995 137.554 66.737 3. Tổng tài sản Triệu đồng 737.923 877.183 1.107.191 1.094.413 4. Thu nhập lãi Triệu đồng 94.861 145.409 141.588 60.978 5. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 24.106 35.308 27.276 14.383 6. Chi phí lãi Triệu đồng 60.222 100.466 98.822 31.971
(2)/(1) % 77,24 78,77 83,45 82,27
(4)/(6) % 157,52 144,73 143,28 190,73
(4)/(1) % 89,56 87,44 85,90 75,17
ROA (5)/(3) % 3,27 4,03 2,46 1,31
ROS (5)/(1) % 22,76 21,23 16,55 17,73
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Tổng chi phí trên tổng thu nhập
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Thông thƣờng chỉ số này phải nhỏ hơn hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tƣơng lai. Tại ngân hàng chỉ số này năm 2010 là 77,24%, cho thấy khả năng bù đắp chi phí là khá tốt khi chi phí chỉ bằng 77,24% thu nhập của ngân hàng, sang năm 2011, để có đƣợc 100 đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra 78,77 đồng chi phí, nguyên nhân làm cho khoản chi phí năm này tăng cao là do lãi suất huy động năm này tăng cao cộng với chi phí cho lãi dự thu trong năm này lại tiếp tục tăng mạnh do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Sang năm 2012, tình hình cũng vẫn có xu hƣớng tăng chi phí hơn khi trong 100 đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra đến 83,45 đồng chi phí lãi dự thu khi tình hình kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong năm 2011, khả năng trả nợ kém. Đến 6 tháng đầu năm 2013, 100 đồng thu nhập ngân hàng phải bỏ ra 82,27 đồng chi phí, tình hình chi phí bỏ ra giảm nhẹ nhƣng vẫn còn ở mức
cao so với năm 2011. Ngoài ra trong công tác hoạt động thì ngân hàng cũng chi nhiều hơn dẫn đến tăng cao chi phí. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có nhiều nỗ lực hơn trong việc phân bổ và kiểm soát chi phí để góp phần nâng cao lợi nhuận hơn.
Thu nhập lãi trên chi phí lãi
Đây là chỉ số cho biết cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra khi ngân hàng thu về đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập lãi. Cụ thể năm 2010, cứ 100 đồng chi phí lãi bỏ ra thu về đƣợc 157,52 đồng thu nhập lãi. Sang năm 2011 và 2012, ngân hàng thu về đƣợc 144,73 đồng và 143,28 đồng thu nhập lãi. Nguyên nhân là do tăng trƣởng tín dụng thấp làm cho nguồn vốn bị ứ đọng, trong khi thu nhập lãi (giảm 2,63% so với năm 2011) giảm nhanh hơn so với chi phí lãi (giảm 1,64% so với năm 2011). Bên cạnh đó tình hình các ngân hàng diễn biến khá phức tạp, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến tình trạng nợ xấu làm ảnh hƣởng đến thu nhập ngân hàng. Đến tháng 6 năm 2013, cứ 100 đồng chi phí lãi bỏ ra thu về đƣợc 190,73 đồng thu nhập lãi. Tuy nhiên chỉ số này chỉ thể hiện ở thời điểm 6 tháng đầu năm, chƣa thể hiện đƣợc hết hiệu quả của hoạt động ngân hàng nhƣng chỉ số vẫn đạt mức cao hơn so với năm 2012 chứng tỏ ngân hàng đang cố gắng cải thiện các khoản thu và chi lãi sao cho hợp lý.
Thu nhập lãi trên tổng thu nhập
Chỉ số thu nhập lãi trên tổng thu nhập của chi nhánh không ngừng giảm trong những năm qua. trong năm 2010 là 89,56%, năm 2011 là 21,23%, năm 2012 là 85,9% và 6 tháng đầu năm 2013 là 75,17%. Điều này cho thấy sự đóng góp quan trọng của thu nhập lãi trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Điều này hiển nhiên vì hoạt động chủ yếu của chi nhánh là hoạt động tín dụng nên thu nhập từ lãi là khoản thu chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số này này càng giảm qua các năm vì còn khoản thu khác là thu ngoài lãi nhƣ thu từ hoạt động dịch vụ, thu từ kinh doanh ngoại hối,... Chứng tỏ, ngân hàng đang cố gắng mở rộng cung ứng dịch vụ, tìm nhiều nguồn thu ngoài lãi cho ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
ROA
Đây là chỉ số lợi nhuận ròng chia tổng tài sản. Qua bảng số liệu cho ta thấy, chỉ số này vào năm 2010 là 3,27% cho biết 100 đồng tài sản đƣợc sử dụng sẽ đem lại 3,27 đồng lợi nhuận chi nhánh cho Ngân hàng. Đến năm 2011, chỉ số này là 4,03% tức là 100 đồng tài sản đƣợc sử dụng sẽ đem lại 4,03 đồng lợi nhuận. Rõ ràng, chỉ số này trong năm 2011 tăng hơn so với năm 2010, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả tốt. Nhƣng
đến năm 2012 chỉ số ROA của ngân hàng đã giảm chỉ còn lại 2,46%. Sỡ dĩ có sự sụt giảm này là do trong năm 2012 lợi nhuận ròng của ngân hàng đã giảm so với năm 2011 trong khi vốn huy động vẫn tăng so với năm 2011 đã kéo chỉ số ROA của ngân hàng giảm hẳn so với năm 2010 và 2011. Qua đó có thể thấy sự quản lí nguồn vốn của ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận đã có sự sụt giảm trong năm 2012. Trong thời gian tới ngân hàng chi nhánh Ninh Kiều cần hoạch định chính sách nhằm tăng hơn nữa lợi nhuận ròng qua việc giảm chi phí đầu vào và tăng thu nhập đặc biệt là thu nhập ngoài lãi (khoản thu vẫn còn chiếm tỷ trọng khá thấp tại NH) để ngày càng nâng cao lợi nhuận ròng cũng nhƣ hiệu quả sử dụng tài sản tại ngân hàng. Và 6 tháng đến đầu năm 2013, chỉ số này chỉ đạt 1,31%. Vì đây là 6 tháng đầu năm nên lợi nhuận ròng sẽ thấp.
ROS
Đây là chỉ số khả năng sinh lời của chi nhánh. Qua bảng số liệu cho ta thấy, chỉ số này năm 2012 là 22,76% có nghĩa là khi tạo ra 100 đồng thu nhập tạo ra 22,76 đồng lợi nhuận, nhƣng sang năm 2011 là 21,23% và tiếp tục giảm 16,55% trong năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm năm 2011 là do tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập dẫn đến lợi nhuận tăng chậm hơn so với năm 2010. Điều này cũng dễ hiểu do năm 2011 là năm mà tình hình lãi suất có nhiều biến động và có xu hƣớng tăng mạnh vào cuối năm, các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng cách không ngừng nâng cao lãi suất huy động, gây ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng, thêm vào đó thị trƣờng vàng và ngoại tệ có nhiều biến động tăng giảm bất thƣờng làm cho một lƣợng lớn vốn nhàn rỗi của cƣ dân đổ vào 2 thị trƣờng này thay vì gởi vào ngân hàng. Vì vậy buộc ngân hàng cũng nâng mức lãi suất bằng với lãi suất trên thị trƣờng nhằm thu hút tiền gởi của ngƣời dân, từ đó làm chi phí từ lãi của ngân hàng trong năm này cũng tăng mạnh. Nguyên nhân năm 2012 là năm của rất nhiều biến động trong việc giảm lãi suất vì thế đã làm giảm đi thu nhập từ lãi của ngân hàng. Ngoài ra, chi phí mà ngân hàng chi ra trong năm 2012 hoạt động cũng tăng cao nên đã làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Đến tháng 6 năm 2013, chỉ số này là 17,73% có nghĩa là khi tạo ra 100 đồng thu nhập tạo ra 17,73% đồng lợi nhuận. Tuy nhiên chỉ số này chỉ thể hiện ở thời điểm 6 tháng đầu năm, chƣa thể hiện đƣợc hết hiệu quả của hoạt động ngân hàng nhƣng chỉ số vẫn đạt mức cao hơn so với năm 2012 chứng tỏ ngân hàng cố gắng cải thiện hoạt động trong tƣơng lai.
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU 5.1 NHỮNG TỒN TẠI
Qua quá trình phân tích, đánh giá ta có thể thấy đƣợc lợi nhuận của ngân hàng đã có xu hƣớng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 do ngân hàng vẫn còn tồn tại một số điểm nhƣ sau:
- Vốn huy động của ngân hàng tuy có tăng dần qua các năm nhƣng mức tăng trƣởng còn khá thấp. Một hạn chế khác trong công tác huy động vốn của ngân hàng qua ba năm là ngân hàng vẫn chƣa thu hút đƣợc một lƣợng lớn tiền gửi không kì hạn, hầu hết các khoản huy động đƣợc đều là tiền gửi có kì hạn do đó lãi suất huy động của ngân hàng luôn ở mức cao và ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn.
- Ngân hàng vẫn còn tồn tại tình trạng nợ xấu với số tiền tƣơng đối lớn nhƣ: Năm 2010 là 6.418 triệu đồng triệu đồng, năm 2011 là 5.477 triệu đồng, năm 2012 là 13.301 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2013 là 10.828 triệu đồng. Trong đó, nợ xấu đối với những khách hàng cá nhân là chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng trên 99% trong tổng nợ xấu tại chi nhánh.
- Tăng trƣởng tín dụng còn thấp và giảm trong năm 2012 và 6 tháng năm 2013 điều này sẽ làm ngân hàng bị ứ đọng vốn và làm giảm nguồn thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng.
- Lĩnh vực đầu tƣ còn hạn chế chủ yếu là nguồn thu đầu tƣ cho vay tín dụng chƣa có mở rộng đầu tƣ vào các lĩnh vực khác nhƣ: kinh doanh ngoại hối, thu mua cổ phần, đầu tƣ giấy tờ có giá,... để tăng nguồn thu ngoài lãi cho ngân hàng.
- Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu và kiêm nhiều việc, đặc biệt là cán bộ, nhân viên tại phòng Kế hoạch Kinh doanh của ngân hàng cùng một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc làm cho hiệu quả công việc chƣa cao.
- Công tác huy động vốn bằng phát hành thẻ, phát triển và giới thiệu các dịch vụ tiện ích trên thẻ đến khách hàng còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại về các dịch vụ chƣa đƣợc ngân hàng chú trọng đầu tƣ.
5.2 GIẢI PHÁP
5.2.1 Về công tác huy động vốn
- Ngân hàng cần tiếp tục phát huy những giải pháp huy động vốn hữu hiệu nhƣ: đa dạng hóa dịch vụ gửi tiền nhƣ là các sản phẩm tiết kiệm gửi góp cho ngƣời có thu nhập thấp, phụ nữ, giáo viên hay sản phẩm tiết kiệm cho ngƣời cao tuổi với lãi suất hấp dẫn, rút thăm trúng thƣởng du lịch nghỉ dƣỡng tiện ích, thƣờng xuyên đƣa ra các chƣơng trình rút thăm trúng thƣởng để lôi kéo khách hàng.
- Tăng cƣờng công tác phục vụ khách hàng chu đáo, đổi mới phong cách làm việc tốt hơn. Coi trọng và thúc đẩy nhanh công tác trang trí nội thất, ngoại thất khang trang, hấp dẫn khách hàng và có tính quảng bá thƣơng hiệu của ngành giữa các ngân hàng khác.
- Tiếp tục mở rộng cung ứng các sản phẩm ngân hàng hiện đại bằng cách đẩy mạnh công tác phát hành thẻ ATM, thẻ quốc tế, thẻ Visa, thẻ Master Card… tăng thêm các tiện ích dịch vụ qua ATM; thực hiện tốt khâu thanh toán, chuyển tiền; gắn việc cho vay xuất khẩu lao động với dịch vụ kiều hối, gửi tiền tiết kiệm; kết nối giao dịch trực tuyến với khách hàng, giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, hạn chế tối thiểu thời gian cho khách hàng…
- Đánh giá lại toàn diện kết quả hoạt động của các chi nhánh cấp dƣới, phòng giao dịch tìm hiểu nguyên nhân mặt đƣợc, mặt còn hạn chế. Xác định thế mạnh về công tác huy động vốn tại những địa bàn nào, nơi nào còn tiềm năng. Tập trung đƣa ra ý kiến giải pháp huy động vốn hiệu quả nhất, khen thƣởng cho cán bộ có tinh thần đƣa ra giải pháp giảm chi phí huy động vốn cho chi nhánh mà vẫn đảm bảo cho chi nhánh nâng cao nguồn vốn huy động.
5.2.2 Về hoạt động tín dụng
Giải pháp tình hình cho vay
- Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình hoạt động tín dụng theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, dựa trên cơ sở thực hiện đúng quy trình do ngân hàng cấp trên đề ra, ban hành để đảm bảo hoạt động tín dụng, hiệu quả, chất lƣợng bền vững.
- Bám sát phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng từ đó chi nhánh có những định hƣớng đầu tƣ đúng, phù hợp với mục đích phát triển kinh tế địa phƣơng.
- Cần phối hợp với các cơ quan có liên quan nhƣ các Phòng công chứng, Phòng Tài nguyên, Sở Tƣ pháp để tìm biện pháp hỗ trợ cho các thành phần
kinh tế thủ tục nhanh chóng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn một cách thoải mái, tích cực và hiệu quả hơn.
- Mạnh dạn đầu tƣ vào các phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi dù không đủ tài sản thế chấp.
- Nâng cao chất lƣợng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay dƣới nhiều hình thức đào tạo, đồng thời tăng cƣờng số lƣợng cán bộ tín dụng đủ để đảm bảo việc kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay tiến hành chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- Thƣờng xuyên kiểm tra vốn vay, đảm bảo nợ vay để phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn mà có kế hoạch xử lý cho phù hợp.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện rủi ro tiềm ẩn, bất ổn, thiếu sót trong hoạt động tín dụng của ngân hàng để đƣa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Giải pháp tình hình thu nợ
- Ngân hàng cần tích cực trong công tác phân loại khách hàng, phân loại các khoản nợ. Thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của từ khi vay vốn đến thu đƣợc nợ, không để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thông qua công tác theo dõi này để ngân hàng có những chính sách kịp thời nhƣ: thu hồi nợ cho vay hoặc hỗ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trình khách hàng gặp khó khăn... để có thể đảm bảo đƣợc nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
- Bên cạnh đó, thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc trả nợ các khoản nợ đến hạn và quá hạn đến từng khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán đƣợc nợ do những nguyên nhân khách quan nhƣng vẫn còn khả năng sản xuất hay phƣơng án kinh doanh hiệu quả, ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc vay vốn tiếp để tăng cƣờng sức mạnh tài chính cho khách hàng, nhằm giúp khách hàng khôi phục sản xuất, nhƣng ngân hàng cũng phải giám sát chặt chẽ khách hàng cho đến khi thu hồi đƣợc nợ.
Giải pháp hạn chế nợ quá hạn
- Phải thƣờng xuyên phân loại và xếp loại khách hàng trƣớc, trong và sau khi cho vay.
- Đối với các khoản nợ quá hạn, ngân hàng cần xem xét cụ thể đƣa ra các chính sách phù hợp nhƣ cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất, thu dần,... nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khách hàng không trả đƣợc nợ, từ đó phân loại nợ quá hạn hoặc phân loại khách hàng, tìm biện pháp xử lý cho ứng nhóm thích hợp.
- Tập trung ý kiến có cách xử lý nợ qua hạn hiệu quả, muốn làm tốt công tác này ngân hàng phải thƣờng xuyên phân tích, dự báo các rủi ro tiềm ẩn để giải quyết sớm.
- Đa dạng hóa các biện pháp xử lý, áp dụng lãi suất nợ linh hoạt.