Phân tích lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 71)

Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hay bất kỳ một doanh nghiệp thông thƣờng nào khác thì ta không thể không nói đến lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM, kể cả các doanh nghiệp sản xuất đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình. Mặt khác, lợi nhuận còn là điều kiện để duy trì cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đã kinh doanh thì nhất thiết phải có lợi nhuận. Còn lợi nhuận nhiều hay ít thì nó tùy thuộc vào khả năng quản trị, cùng cách điều hành của các nhà lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác trong điều kiện thực tế. Sau đây là tình hình lợi nhuận của ngân hàng.

Qua hình trên ta thấy lợi nhuận của ngân hàng cao nhất là vào năm 2011 với 35.308 triệu đồng (tăng 46,47%) so với năm 2010. Điều đó cho thấy rằng ngân hàng đã cân đối đƣợc các khoản thu, chi một cách hợp lý nhƣ điều chỉnh những khoản chi không cần thiết đồng thời tối đa hóa các khoản thu nhập, đa dạng các khoản thu, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản thu truyền thống. Mặt khác, năm 2011 là năm mà nền kinh tế Việt Nam đang từng bƣớc ổn định sau những biến động về kinh tế vĩ mô do chịu ảnh hƣởng từ khủng hoảng tài chính thế giới. Trong thời gian này, Ngân hàng Nhà nƣớc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm bình ổn thị trƣờng góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trƣởng kinh tế bền vững,…Ngoài ra, ngƣời dân cũng có nguồn thu nhập tốt hơn trong năm 2010 cũng nhƣ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tận dụng những cơ hội đó ngân hàng đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng đột phá về lợi nhuận, đem về nguồn lợi cao cho ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng lại sụt giảm so với năm 2012 xuống chỉ còn gần 27.276 triệu đồng (tƣơng ứng giảm 22,75%) so với năm 2011. Tiếp theo là 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận đạt 14.383 triệu đồng giảm 3.234 triệu đồng với tỉ lệ giảm 18,4% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân giảm những năm gần đây là do những khó khăn sau đây:

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 - 2013.

Hình 4.4 Tình hình lợi nhuận NHNo & PTNT Chi nhánh Ninh Kiều + Tăng trƣởng tín dụng giảm làm giảm nguồn thu của ngân hàng từ lãi cho vay.

+ Sự thay đổi sụt giảm trong lãi suất cho vay đã làm giảm thu nhập từ lãi của ngân hàng.

+ Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu tăng cao nên làm tăng mạnh chi phí trích lập dự phòng và lãi dự thu là lãi cho vay nhƣng chƣa đƣợc thu hồi đúng hạn.

Nhìn chung qua các năm tình hình lợi nhuận của ngân hàng có sự tăng giảm không đồng đều nhƣng ngân hàng luôn tạo ra đƣợc chênh lệch trong thu nhập và chi phí. Đây là những nổ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ của ngân hàng trong những năm vừa qua. Nhƣ vậy qua phân tích cho thấy rằng chi phí cao luôn là một khuyết điểm mà ngân hàng cần nổ lực tối thiểu hóa trong thời gian sắp tới. Ngân hàng cần tăng các khoản thu ngoài lãi trong thời gian sắp tới bằng cách đa dạng hóa sản phẩm để tiến đến đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm sự phụ thuộc vào một vài mảng thu nhập chính, nhằm hạn chế bớt những cú sốc từ thị trƣờng và nền kinh tế.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Trong một môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay để hoạt động hiệu quả chi nhánh cần phải biết làm thế nào để sử dụng vốn đạt hiệu quả. Để đánh giá rõ hơn về hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, ta tiến hành phân tích các nhóm chỉ số sau:

4.4.1 Nhóm chỉ số về cơ cấu và tình hình huy động vốn của ngân hàng hàng

Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vì tất cả hoạt động của ngân hàng đều dựa trên tổng nguồn vốn và nguồn vốn sẽ ảnh hƣởng đến mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thì việc xem xét tính hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là điều cần thiết. Các chỉ số thể hiện cơ cấu và tình hình huy động vốn của ngân hàng thể hiện nhƣ sau:

Bảng 4.18 Các chỉ số về cơ cấu và tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Năm Chỉ tiêu ĐTV 2010 2011 2012 6/2013 Vốn huy động Triệu đồng 637.923 877.183 1.107.191 1.094.413 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 737.923 877.183 1.107.191 1.094.413 Dƣ nợ Triệu đồng 721.651 831.559 812.503 784.933 VHĐ/TNV % 86,45 100 100 100 DN/VHĐ Lần 1,13 0,95 0,73 0,72

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều 2010,2011,2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Dƣ nợ trên vốn huy động

Chỉ số này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ số này quá lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của chi nhánh thấp, ngƣợc lại chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Do đó, chỉ số này càng gần 1 thì càng tốt. Qua bảng số liệu cho biết trong năm 2010 chỉ số này có đƣợc là 1,13 lần, có nghĩa là bình quân cứ 1 đồng vốn huy động đƣợc sẽ đƣợc đem đi cho vay 1,13 đồng. Nguyên nhân năm 2010 là do nhận vốn ủy thác và chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ. Sang năm 2011 chỉ số

này giảm xuống còn 0,95 lần, đều này có nghĩa là trong 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng cho vay đƣợc 0,95 đồng đều này thể hiện đƣợc ngân hàng đã sử dụng chƣa triệt để nguồn vốn huy động đƣợc để cho vay, để cho nguồn vốn huy động bị ứ đọng. Đến năm 2012, chỉ số này tiếp tục giảm chỉ còn 0,73 lần, đều này có nghĩa là trong 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng cho vay đƣợc 0,73 đồng. Và 6 tháng đầu năm 2012, chỉ số này chỉ còn 0,72 đồng cho thấy đƣợc hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng đã vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Qua các năm thì chỉ số này của ngân hàng càng giảm đều này sẽ làm ảnh hƣởng đến nguồn vốn cũng nhƣ lợi nhuận của ngân hàng. Nguồn vốn huy động cao nhƣng cho vay ít sẽ làm ứ đọng vốn và làm thu nhập của ngân hàng giảm. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có nhiều giải pháp hơn nữa trong việc khơi thông nguồn vốn.

Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Đây là chỉ số thể hiện khả năng huy động vốn của ngân hàng. Hơn nữa, chỉ số này còn thể hiện tỷ trọng vốn huy động tham gia vào tổng nguồn vốn ngân hàng. Nhìn chung, tỷ trọng vốn huy động qua các năm gần đây chiếm tỷ trọng cao. Năm 2010, tỷ trọng vốn huy động chiếm 86,45% tổng nguồn vốn, nguyên nhân nhận vốn uỷ thác do thành phố Cần Thơ tiếp nhận từ chính phủ. Tiếp theo năm 2011, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng đều chiếm 100% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy đƣợc nỗ lực thành công của ngân hàng trong việc huy động vốn từ ngƣời dân thay vì phải vay từ ngân hàng cấp trên với lãi suất cao. Bên cạnh đó, do ngân hàng đã có nhiều đổi mới trong chiến lƣợc huy động vốn nhƣ đa dạng các hình thức gửi tiền, phong cách phục vụ ân cần, chu đáo, lịch sự, tạo lòng tin cho khách hàng, kèm theo các chƣơng trình dự thƣởng,…

4.4.2 Nhóm chỉ số về tình hình tín dụng của ngân hàng

Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng nên việc phân tích khoản đầu tƣ tín dụng và đánh giá kết quả tín dụng là nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu thì còn một số chỉ tiêu khác đánh giá tình hình tín dụng nhƣ: Nợ xấu trên dƣ nợ, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng. Vì thế chất lƣợng tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngân hàng vì nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, để hiểu sâu vấn đề này ta nghiên cứu về các chỉ số sau:

Bảng 4.19 Các chỉ số về tình hình tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6/2013

1. Doanh số cho vay Triệu đồng 1.375.103 1.380.236 1.272.301 479.233 2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.241.580 1.270.328 1.291.357 502.039 3. Dƣ nợ Triệu đồng 721.651 831.559 812.503 784.933 4. Nợ xấu Triệu đồng 6.418 5.477 13.301 10.828 5. Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 657.879 776.605 822.031 798.718 Hệ số thu nợ (2)/(1) % 90,29 92,04 101,5 104,76 Nợ xấu/Dƣ nợ % 0,89 0,66 1,64 1,38 Vòng quay vốn tín dụng (2)/(5) vòng 1,89 1,64 1,57 0,63

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013..

Hệ số thu nợ

Chỉ số này phản ánh tình hình thu nợ và theo dõi khả năng trả nợ của khách hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay của ngân hàng thu đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng đều tăng lên qua mỗi năm. Trong đó, năm 2010 hệ số thu nợ là 90,29% , hệ số thu nợ năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lƣợt đạt đƣợc là 92,04% , 101,5% và 104,76%. Kết quả này đã phản ánh đƣợc sự cố gắng của các nhân viên tín dụng trong công tác thu nợ và tinh thần thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Càng về sau, các cán bộ tín dụng càng có thêm kinh nghiệm trong công tác thu và theo dõi nợ. Bên cạnh đó cũng nhờ vào năng lực của cán bộ trong công tác thẩm định trƣớc khi cho vay và đôn đốc khách hàng trả tiền khi đến hạn.

Nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Đây cũng là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định khách hàng, thẩm định phƣơng án sản xuất kinh doanh của cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với khách hàng cũng nhƣ uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nƣớc thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là dƣới 3%. Với ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ dƣới 3% thì hoạt động tín dụng của ngân hàng đó đƣợc xem là có chất lƣợng tín dụng tốt.

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình nợ xấu trên tổng dƣ nợ tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều đƣợc đánh giá là tốt với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ thấp so với mức quy định thấp hơn 5%. Cụ thể nhƣ sau: Năm 2010 tỷ lệ này là 0,89%, sang năm 2011 giảm xuống còn 0,66%, năm 2012 lại tăng mạnh trở lại lên đến 1,64% và 6 tháng đầu năm 2013 giảm nhẹ trở lại 1,38%. So với mức của ngân hàng nhà nƣớc đƣa ra thì tỷ lê này là thấp và rất an toàn, tỷ lệ này cho thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng kiểm soát tốt. Tuy nhiên tỷ lệ trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 vẫn cao so với các năm trƣớc, ngân hàng cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong cho vay và thu hồi nợ nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ uy tín của ngân hàng trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, chỉ số nợ xấu trên tổng dƣ nợ là một trong những chỉ số quan trọng thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đối với một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần khắc phục tỷ lệ này, đƣa nó càng gần về 0 càng tốt. Tuy nhiên, đó không phải là một vấn đề dễ giải quyết, tùy vào từng điều kiện cụ thể mà ta có kế hoạch, giải pháp khác nhau, nhƣng mục đích cuối cùng vẫn là đƣa lợi nhuận của ngân hàng lên cao.

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng sẽ thể hiện việc đo lƣờng tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ số vòng quay tín dụng càng cao thể hiện thời hạn thu hồi nợ vay của ngân hàng càng nhanh, và hoạt động tín dụng là hiệu quả. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều qua 3 đều giảm xuống. Cụ thể Năm 2010 vòng quay tín dụng của ngân hàng là 1,89 vòng, năm 2011 là 1,64 vòng và năm 2012 vòng quay tín dụng giảm xuống chỉ còn 1,57 vòng. Nguyên nhân là do nền kinh tế gặp khó khăn ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả dẫn đến sự tăng giảm không đều của doanh số thu nợ và dƣ nợ. Tuy nhiên nhìn chung dù doanh số thu nợ tăng nhƣng với tốc độ tăng còn yếu nhất là năm 2012 chỉ tăng 1,63% so với năm 2011 đều này dẫn đến nợ xấu năm 2012 tăng mạnh. Vì thế ngân hàng cần phải khắc phục hệ số này để nguồn vốn luân chuyển hiệu quả hơn trong nền kinh tế và tăng chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Và đến 6 tháng đầu năm 2013 thì vòng quay vốn tín dụng đạt 0,63 vòng. Vì đây là 6 tháng đầu năm cho vay và chu kỳ đến 6 tháng cuối năm mới thu nên tỷ lệ giảm.

4.4.3 Nhóm chỉ số sinh lời của ngân hàng

Bên cạnh việc phân tích các chỉ số đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn nữa tình hình công tác sử dụng vốn của ngân hàng nhƣ

thế nào, vì thế sẽ tiến hành phân tích các chỉ số sinh lời trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 4.20 Các chỉ số sinh lời của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6/2013

1. Tổng thu nhập Triệu đồng 105.919 166.303 164.830 81.120 2. Tổng chi phí Triệu đồng 81.813 130.995 137.554 66.737 3. Tổng tài sản Triệu đồng 737.923 877.183 1.107.191 1.094.413 4. Thu nhập lãi Triệu đồng 94.861 145.409 141.588 60.978 5. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 24.106 35.308 27.276 14.383 6. Chi phí lãi Triệu đồng 60.222 100.466 98.822 31.971

(2)/(1) % 77,24 78,77 83,45 82,27

(4)/(6) % 157,52 144,73 143,28 190,73

(4)/(1) % 89,56 87,44 85,90 75,17

ROA (5)/(3) % 3,27 4,03 2,46 1,31

ROS (5)/(1) % 22,76 21,23 16,55 17,73

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Tổng chi phí trên tổng thu nhập

Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Thông thƣờng chỉ số này phải nhỏ hơn hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tƣơng lai. Tại ngân hàng chỉ số này năm 2010 là 77,24%, cho thấy khả năng bù đắp chi phí là khá tốt khi chi phí chỉ bằng 77,24% thu nhập của ngân hàng, sang năm 2011, để có đƣợc 100 đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra 78,77 đồng chi phí, nguyên nhân làm cho khoản chi phí năm này tăng cao là do lãi suất huy động năm này tăng cao cộng với chi phí cho lãi dự thu trong năm này lại tiếp tục tăng mạnh do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Sang năm 2012, tình hình cũng vẫn có xu hƣớng tăng chi phí hơn khi trong 100 đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra đến 83,45 đồng chi phí lãi dự thu khi tình hình kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong năm 2011, khả năng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 71)