Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 58)

Nợ xấu là điều trăn trở của bất cứ một ngân hàng nào. Để lựa chọn một khách hàng đáng tin cậy để cho vay đã là một điều khó. Song việc thu hồi nợ lại càng khó hơn. Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ khách quan cho đến chủ quan làm cho tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn và đây là nguyên nhân làm xuất hiện tình hình nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Tình hình nợ xấu tồn tại cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng chƣa cao. Vì thế phân tích nợ xấu giúp cho nhà quản trị nhìn lại tình hình sử dụng vốn trong quá khứ để kịp thời có biện pháp thay đổi trong tƣơng lai nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn trong quá khứ để kịp thời có biện pháp thay đổi trong tƣơng lai nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng.

Nợ xấu của ngân hàng có biến động tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 nợ xấu của ngân là 5.477 triệu đồng, giảm 941 triệu đồng với tỉ lệ giảm 14,66% so với năm 2010, nguyên nhân là do sự cố gắng của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, ngân hàng luôn coi trọng việc tăng trƣởng tín dụng đi đôi với chất lƣợng tín dụng do đó công tác thẩm định và kiểm soát món vay luôn đặt lên hàng đầu. Cán bộ tín dụng luôn đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ. Sang năm 2012, tình hình nợ xấu của ngân hàng có diễn biến tăng lên, cụ thể nợ xấu trong năm này là 13.301 triệu đồng, tăng mạnh 142,85% so

Bảng 4.12 Tình hình nợ xấu của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012.

Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Theo thời hạn 6.418 100 5.477 100 13.301 100 (941) (14,66) 7.824 142,85 1. Ngắn hạn 3.111 48,47 4.151 75,79 8.843 66,48 1.040 33,43 4.692 113,03 2. Trung hạn và dài hạn 3.307 51,53 1.326 24,21 4.458 33,52 (1.981) (59,90) 3.132 236,2 II. Theo thành phần kinh tế 6.418 100 5.477 100 13.301 100 (941) (14,66) 7.824 142,85 1. Cá nhân 6.418 100 5.460 99,69 13.301 100 (958) (14,93) 7.841 143,61

2. Công ty cổ phần và TNHH - - - -

3. DNTN - - - -

4. HTX-Hộ gia đình - - 17 0,31 - - 17 - (17) -

III. Theo ngành kinh tế 6.418 100 5.477 100 13.301 100 (941) (14,66) 7.824 142,85

1. Nông nghiệp 75 1,17 - - 1.520 11,43 (75) (100) 1.520 -

2. Công nghiệp 96 1,5 - - 3.396 25,53 (96) (100) 3.396 -

3. Xây dựng 13 0,2 - - - - (13) (100) - -

với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này do lãi suất cho vay trong năm này luôn phải duy trì ở mức cao. Sự biến động của nền kinh tế, tình trạng lạm phát tăng cao dẫn đến chi phí đầu vào cũng tăng vọt trong năm này làm cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Theo thời hạn

Trong nợ xấu của ngân hàng thì nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ xấu trung và dài hạn, vì cho vay ngắn hạn là khoản mục cho vay trọng yếu khi dƣ nợ ngắn hạn chiếm trên 85% tổng dƣ nợ. Nợ xấu ngắn hạn tăng qua 3 năm còn nợ xấu trung dài hạn thì lại tăng mạnh trong năm 2012. Có thể thấy năm 2012 là năm khó khăn của lĩnh vực tín dụng ngân hàng do ảnh hƣởng từ những khó khăn của thị trƣờng cũng nhƣ sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp, cá nhân. Ngoài ra cho thấy tình hình nợ xấu trung và dài hạn của ngân hàng cần đƣợc chú ý nhiều hơn, nhất là khi các khoản nợ xấu tập trung trong các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ vui chơi giải trí và doanh nghiệp nhà nƣớc để có những biện pháp nhằm thu hồi kịp thời các khoản nợ xấu này trong thời gian tới.

Theo thành phần kinh tế

Qua 3 năm ta thấy nợ xấu chỉ tập trung vào 2 thành phần chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình trong đó cá nhân là đối tƣợng có nợ xấu chiếm tỷ trong cao nhất và có sự biến động, nợ xấu của đối tƣợng này có sự sụt giảm trong năm 2011 và tăng mạnh trở lại năm 2012. Nguyên nhân làm cho nợ xấu của chi nhánh đối với nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu là do nhóm khách hàng này phần lớn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán phục vụ cho tiêu dùng, dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ đƣợc phân tán nhiều nơi nên gây nhiều khó khăn cho cán bộ chi nhánh trong công tác thu hồi nợ. Mặt khác, do số lƣợng cán bộ thực hiện hoạt động theo dõi, thu hồi nợ còn thiếu trong khi số lƣợng nhóm khách hàng cá nhân vay vốn lại nhiều. Vì vậy, công tác thu hồi nợ của cán bộ đối với nhóm khách hàng này chƣa chặt chẽ nên một số đối tƣợng khách hàng cố ý chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Theo ngành kinh tế

Qua 3 năm có thể thấy trong năm 2010 tình hình nợ xấu ở tất cả các ngành nghề đều có xu hƣớng giảm đều này cho thấy đƣợc sự thuận lợi trong công tác thu hồi vốn của cán bộ ngân hàng cũng nhƣ những thuận lợi trong công tác trả nợ của khách hàng đã góp phần làm giảm nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2012 với những khó khăn nhất là trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ đã làm tăng đáng kể nợ xấu của ngân hàng. Ngành xây dựng sang năm 2012 không có nợ xấu mặc dù tình hình khó khăn nhƣng do ngân hàng đã

giảm bớt doanh số cho vay và kiểm soát chặt chẽ hơn khi cho vay trong lĩnh vực này do đó đã làm giảm bớt đƣợc tình trạng nợ xấu. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ thì lại tăng trong năm 2012. Trong đó, lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ có sức tăng đáng kể. Nếu nhƣ năm 2011 giảm 12,13% thì đến năm 2012 nợ xấu lĩnh vực này lại tăng đến 70,55%. Nguyên nhân là do trong năm 2012 với sự phát triển mạnh của nhu cầu vui chơi giải trí, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này đã không ngừng đầu tƣ phát triển ngành nghề này tuy nhiên lại có sự sử dụng vốn không hiệu quả cũng nhƣ sự phân tán địa bàn gây khó khăn cho cán bộ trong công tác thu hồi vốn.

Bảng 4.13 Tình hình doanh số dƣ nợ của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013. Chỉ tiêu 6/2012 Tỷ trọng (%) 6/2013 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 6/2013-6/2012 Số tiền % I. Theo thời hạn 9.286 100 10.828 100 1.542 16,61 1. Ngắn hạn 5.708 61,47 9.020 83,3 3.312 58,02 2. Trung hạn và dài hạn 3.578 38,53 1.808 16,7 (1.770) (49,47) II. Theo thành phần kinh tế 9.286 100 10.828 100 1.542 16,61 1. Cá nhân 9.286 100 10.828 100 1.542 16,61 2. Công ty cổ phần và TNHH - - - - 3. DNTN - - - - 4. HTX-Hộ gia đình - - - -

III. Theo ngành kinh tế 9.286 100 10.828 100 1.542 16,61 1. Nông nghiệp 670 7,22 920 8,5 250 37,31 2. Công nghiệp 2.496 26,88 3.396 31,36 900 36,06

3. Xây dựng 2 0,02 - - (2) (100)

Tổng nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 đạt 10.828 triệu đồng tăng 1.542 triệu đồng với tỉ lệ tăng 16,61% so với cùng kỳ năm 2012. Nợ xấu theo thời hạn, theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế đều tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân chủ yếu có thể do những món nợ xấu năm 2012 còn tồn đọng ở các năm lại luân chuyển nên làm cho nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 tăng.

4.3 PHÂN TÍCH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG

Ở chƣơng 3 ta đã phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, ở phần này ta sẽ phân tích sâu và cụ thể hơn về ba chỉ tiêu quan trọng thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là thu nhập, chi phí và lợi nhuận nhằm mục đích thấy đƣợc cơ cấu, thành phần cũng nhƣ các nguyên nhân ảnh hƣởng đến từng khoản mục mà có hƣớng giải quyết kịp thời để giúp cho ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao.

4.3.1 Phân tích thu nhập

Cũng nhƣ hoạt động của công ty, doanh nghiệp hay bất cứ một tổ chức kinh tế nào, thu nhập là một phần rất quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Song song với việc tối thiểu chi phí là công tác tăng thu nhập tối đa cho ngân hàng. Thấy đƣợc vấn đề này ta đi sâu vào phân tích tình hình thu nhập của ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng đƣợc cấu thành bởi 2 khoản mục chính là: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Tổng thu nhập của ngân hàng tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2011 tổng thu nhập đạt 166.303 triệu đồng, tăng 57,01% so với năm 2010, đến năm 2012 thu nhập của ngân hàng lại có xu hƣớng giảm nhẹ lại giảm 0,89% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do khoản thu từ cho vay và thu hoạt động kinh doanh khác đặc biệt là thu từ cho vay giảm vào năm 2012 do sự giảm trong lãi suất cho vay đã làm giảm phần nào thu nhập của ngân hàng. Khoản thu nhập của ngân hàng đƣợc cấu thành bởi hai khoản thu chính là: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.14 Tình hình thu nhập của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012. .

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập từ lãi 94.861 89,56 145.409 87,44 141.588 85,90 50.548 53,29 (3.821) (2,63) 2. Thu nhập ngoài ngoài lãi 11.058 10,44 20.894 12,56 23.242 14,10 9.836 88,95 2.348 11,24 - Từ HĐ dịch vụ 3.234 3,05 3.629 2,18 3.802 2,31 395 12,21 173 4,77 - Từ HĐKD ngoại hối 33 0,03 38 0,02 57 0,03 5 15,15 19 50,00 - Từ HĐKD khác 16 0,02 42 0,03 32 0,02 26 162,50 (10) (23,81) - Thu nhập khác 7.775 7,34 17.185 10,33 19.351 11,74 9.410 121,03 2.166 12,60 Tổng thu nhập 105.919 100 166.303 100 164.830 100 60.384 57,01 (1.473) (0,89)

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 - 2013.

Hình 4.2 Cơ cấu thu nhập NHNo & PTNT Chi nhánh Ninh Kiều

Thu nhập từ lãi

Đây là khoản thu chủ yếu của ngân hàng, khoản thu này luôn chiếm tỷ trọng trên 85% trong tổng thu nhập qua 3 năm nhƣng đang có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 thu nhập từ lãi chiếm 89,56%, đến năm 2011 chiếm 87,44% và giảm dần chỉ chiếm 85,9% tổng thu nhập của ngân hàng vào năm 2012. Năm 2011 thu nhập từ lãi đạt 145.409 triệu đồng, tăng mạnh 50.548 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 53,29% so với năm 2010. Có đƣợc kết quả này là do trong năm qua nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn thành phố để đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh có xu hƣớng tăng cao, đồng thời do tình hình kinh tế nên mức lãi suất cho vay cũng tăng tại cùng thời điểm nên cũng góp phần làm cho thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng trong năm. Ngoài ra ngân hàng đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay cùng với việc kiểm tra, đôn đốc thu lãi và các khoản nợ khi đến kỳ hạn, hạn chế các việc thu nợ kéo dài, từ đó tạo nên nguồn thu từ lãi lớn cho ngân hàng. Sang năm 2012 nguồn thu lại giảm nhẹ đến mức 141.588 triệu đồng giảm 3.821 triệu đồng tƣơng đƣơng 2,63% so với năm 2011. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay trong năm 2012 giảm so với năm 2011, ngoài ra do trong năm 2012 tình hình kinh tế trong nƣớc khó khăn làm giảm khả năng trả nợ cúa khách hàng dẫn đến thu nhập từ lãi trong năm 2012 của ngân hàng giảm đi phần nào.

Thu nhập ngoài lãi

Ngân hàng có nhiều hoạt động ngoài hoạt động truyền thống là tín dụng, vì vậy mà có nhiều khoản thu ngoài lãi nhƣ thu từ họat động dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối,... Nguồn thu này chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng thu nhập của ngân hàng tuy nhiên nguồn thu này có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2011, thu nhập ngoài lãi đạt 20.984 triệu đồng, tăng nhanh so với năm 2010 tăng đến 9.836 triệu đồng tƣơng ứng 88.95%. Đến năm 2012 nguồn thu đạt 23.242 triệu đồng so với năm trƣớc tăng 2.348 triệu đồng tƣơng ứng 11,24% và tỷ trọng tăng lên 11,24% tổng thu nhập. Trong thu nhập ngoài lãi của ngân hàng có các khoản mục sau đây:

- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: bao gồm thu dịch vụ thẻ ATM, thu từ dich vụ chuyển tiền trong và ngoài nƣớc, thu từ dịch vụ thu hộ, chi hộ,... Khoản thu này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nhƣng có xu hƣớng tăng qua 3 năm. Năm 2011, khoản thu này đạt 3.629 triệu đồng tăng 12.21% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng thêm 173 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 4,77% so với năm 2011. Điều này cho thấy, ngân hàng đã chú trọng trong việc đa dạng hóa các dịch vụ tiện ích để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, với uy tín trong kinh doanh của ngân hàng thì đây là một nghiệp vụ còn nhiều tiềm năng phát triển mà ngân hàng cần chú trọng phát huy thêm.

- Thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại hối: khoản thu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập. Do vì ngân hàng ít chú trọng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì thị phần cuả nghiệp vụ này do các ngân hàng thƣơng mại thực hiện. Tuy nhiên trong ba năm qua khoản thu này vẫn tăng. Cụ thể là năm 2011 là 38 triệu đồng tăng 15,15% so với năm 2010, và năm 2012 tiếp tục tăng 19 triệu đồng tƣơng ứng 50% so với năm 2011. Nguyên nhân thị trƣờng ngoại hối ổn định, và đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

- Thu từ hoạt động kinh doanh khác: đối với các khoản thu khác nhƣ: dịch vụ ủy thác, dịch vụ bảo hiểm, nạp điện thoại,... đây là một trong những khoản thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong thu nhập và tăng giảm không đều qua ba năm với năm 2010 đạt 16 triệu đồng, năm 2011 đạt 42 triệu đồng tăng 162,5% so với năm 2010, và năm 2012 giảm 10 triệu đồng tƣơng ứng 23,81% so với năm 2011. Sự tăng trƣởng này đang chứng tỏ ngân hàng ngày càng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và rất cố gắng tạo ra nguồn thu mới.

- Thu nhập khác: là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong thu nhập ngoài lâu qua 3 năm. Cụ thể là năm 2011 đạt 17.185 triệu đồng tăng mạnh 9.140 triệu đồng tƣơng ứng 121,03%, đến năm 2012 tăng nhẹ 2.166 triệu đồng tƣơng ứng 12.6% so với năm 2011. Các khoản thu này của ngân hàng bao

gồm: thu nợ đã xử lý rủi ro, lãi dự chi kỳ trƣớc và thu nhập bất thƣờng,... Đây là những khoản thu phát sinh do chủ quan hoặc khách quan mà ngân hàng không dự tính đƣợc và mang tính chất không thƣờng xuyên vì vậy biến động không ổn định qua các năm.

Bảng 4.15 Tình hình thu nhập của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013.

Qua bảng phân tích số liệu thu nhập của 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy tình hình thu nhập của ngân hàng: Qua 6 tháng đầu năm 2013 tình hình tổng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 58)