Rèn KNLL qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 113)

3.3.2.1. Khái quát về hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa là hoạt động giáo dục ngoài giờ, nằm ngoài chương trình chính thức, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc, là một hoạt động không đặt sự giảng dạy của GV lên hàng đầu mà xem trọng hoạt động tự giác, sự vận dụng sáng tạo của HS.

Hoạt động ngoại khóa Văn học là một bộ phận của hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Hoạt động này sẽ giúp cho việc dạy và học có cơ sở thực tế, tạo hưng phấn cho giờ học chính khóa. Qua các hoạt động ngoại khóa Văn học như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu văn học; các cuộc hội thảo, tranh luận, hùng biện; các cuộc gặp gỡ giao lưu với những tác giả đương thời, v.v…, HS có điều kiện củng cố, mở rộng, bổ sung, kiến thức đã được học; phát huy cao độ tính tích cực, khả năng hoạt động tự lập cũng như kỹ năng làm việc nhóm. Đồng thời, giúp GV hiểu hơn về HS của mình, phát huy được khả năng của các em, từ đó mà điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.

3.3.2.2. Ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong quá trình rèn KNLL cho HS

Chúng ta biết rằng, cốt lõi của dạy học Làm văn nói chung và dạy học KNLL nói riêng là ở thực hành, nhưng thời gian dành cho chương trình chính khóa không đủ để GV và HS thực hiện mục đích này. Còn hoạt động ngoại khóa, một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông lại khác, khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các cuộc hội thảo, thảo luận, tranh luận, hùng biện,… HS sẽ có nhiều điều kiện để rèn luyện KNLL.

Sở dĩ chúng ta nói như vậy là vì: Đề tài của các cuộc hội thảo, thảo luận, tranh luận, hùng biện bao giờ cũng hướng đến một vấn đề nào đó trong cuộc sống hay trong văn học. Nói cách khác, đây chính là những đề văn nghị luận. Trong quá trình thảo luận, tranh luận, hùng biện,… HS phải trình bày những suy nghĩ, ý kiến riêng của mình để làm sáng tỏ vấn đề và bảo vệ được ý kiến của mình trước tập thể. Muốn vậy, HS phải biết cách lập luận, phải lập luận vấn đề một cách chặt chẽ, thuyết phục. Tức là phải trình bày sáng rõ các luận điểm (quan điểm) của mình, đưa ra những luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) xác thực, đáng tin cậy và phải lựa chọn được phương pháp lập luận phù hợp. Vì vậy, khi tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, HS sẽ có nhiều điều kiện để củng cố kiến thức và rèn luyện KNLL.

Hơn nữa, khi tham gia các hoạt động thảo luận, tranh luận, hùng biện, HS còn được luyện kỹ năng nói trước công chúng. Đây là một kỹ năng rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong học tập và trong cuộc sống của HS sau này. Thường thì chỉ có những HS ưu tú mới đủ khả năng đảm nhiệm vai trò là người hùng biện, nên phần lớn HS hiện nay vẫn còn rất yếu kém ở kỹ năng này. Làm sao để nói năng lưu loát, làm sao để lập luận, trình bày vấn đề một cách logic trước bạn bè, trước công chúng,… là điều mà tất cả HS đều mong muốn nhưng không dễ thực hiện. Tiếc thay, trong chương trình Làm văn của trường THPT hiện nay, ngoại trừ ở ban nâng cao có 2 bài Luyện nói, thì SGK ban cơ bản thì không có tiết Luyện nói nào. Đây quả là một hạn chế của chương trình Làm văn hiện nay. Tuy nhiên hạn chế này có thể được khắc phục khi GV tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho tất cả HS luyện nói thông qua các cuộc thi tranh luận, hùng biện, giúp các em mạnh dạn, tự tin, nêu lên những suy nghĩ của riêng mình.

Một ưu điểm nữa của hoạt động ngoại khóa là ở tính chất “học mà

chơi, chơi mà học”. Khác với các giờ học chính khóa với những quy định

thể hiện mình hơn. Giờ ngoại khóa là những giờ học sống động với nhiều điều lôi cuốn HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc khám phá và lĩnh hội tri thức là ở sự hứng thú, mà hứng thú chỉ đến với người học khi họ ở một tâm thế thật sự thoải mái. Có lẽ vì vậy mà trong

Thư gửi hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, Bác viết: “Trong lúc

học cũng cần làm cho các cháu vui, trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu

học. Ở trong nhà trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học”.

Dạy học Làm văn nói chung cũng như dạy học KNLL ở trường THPT hiện nay chưa đạt hiệu quả cao là do lối dạy áp đặt, gò bó, “dạy cho có lệ”

của phần lớn thầy cô khiến HS sợ phải học Văn, sợ các giờ Làm văn. Tuy nhiên, việc học Văn, rèn Văn trong các giờ ngoại khóa lại khiến HS không có cảm giác “sợ”này. Với các em, hoạt động ngoại khóa là một sân chơi thật bổ ích, giúp các em học tập mở rộng kiến thức, rèn luyện nhiều kỹ năng, được giao lưu và được khám phá. Vì vậy, chúng tôi cho rằng: việc tổ chức cho HS tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa văn học có ý nghĩa rất lớn trong quá trình rèn luyện KNLL của các em.

3.2.2.3. Thiết kế một số bài tập rèn KNLL trong hoạt động ngoại khóa

Như đã biết, hoạt động ngoại khóa là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng và khá đa dạng về loại hình. Ở đây, chúng tôi chỉ quan tâm đến loại hình hoạt động ngoại khóa Văn học với các hình thức hoạt động: thảo luận, tranh luận, hùng biện; từ đó thiết kế một số bài tập rèn KNLL cho phù hợp các hình thức hoạt động này.

a. Đối với hoạt động Thảo luận

Thảo luận là trao đổi ý kiến về một vấn đề, có phân tích lí lẽ [60, 917].

Ở hoạt động này, chủ yếu là để HS đưa ra những cách nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề của mình và trao đổi với bạn bè để tìm ra kết luận cuối cùng, làm sáng tỏ vấn đề cần thảo luận. GV có thể cho HS một số bài tập thảo luận như sau:

1. Có ý kiến cho rằng: Người có tính tự chủ là người luôn hành động theo ý mình mà không cần quan tâm đến hoàn cảnh và những người xung

quanh. Anh (chị) có tán thành ý kiến trên không? Hãy cùng các bạn thảo luận

và bày tỏ quan điểm của mình.

2. Trong buổi sinh hoạt về chủ đề tình bạn, có ý kiến cho rằng: “Không

nên kết bạn với người thua kém mình vì như thế mình sẽ không tiến bộ được”.

Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy cùng các bạn thảo luận và đưa ra quan điểm của mình.

3. Hãy thảo luận với các bạn về một số quan điểm sau:

- Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.

- Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.

4. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được người đọc tiếp nhận rất khác nhau. Có người hiểu bài thơ là bức tranh thi vị của xứ Huế, có người lại hiểu bài thơ chỉ là sự giãi bày mối tình riêng tư của tác giả. Theo anh (chị) nên hiểu như thế nào về cảm hứng của bài thơ? Hãy cùng các bạn thảo luận và bày tỏ ý kiến của mình.

b. Đối với hoạt động Tranh luận

Tranh luận là bàn cãi để tìm ra lẽ phải [60, 1024]. Nếu so với thảo luận

thì tranh luận có tính chất “luận chiến” hơn. Trong hoạt động tranh luận, HS có thể sẽ tranh cãi quyết liệt giữa “Đúng” và “Sai” để bảo vệ ý kiến của mình, để tìm ra lẽ phải, chân lí. Trong hoạt động tranh luận, lập luận bác bỏ đóng vai trò chủ đạo. Sau đây là một số bài tập minh hoạ cho hoạt động tranh luận:

1. Có hai ý kiến khác nhau được đưa ra tranh luận về bài thơ Vội vàng

của Xuân Diệu:

a) Bài thơ thể hiện một quan điểm sống tích cực, khẳng định cái tôi khát khao sống, khát khao dâng hiến.

b) Bài thơ chỉ là sự cổ động cho lối sống gấp tiêu cực, vị kỉ và hưởng lạc.

Nếu tham gia tranh luận, anh (chị) tán thành ý kiến nào? Hãy phát biểu để bảo vệ quan điểm của mình.

2. Có hai cách đánh giá như sau:

a) Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.

b) Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu chung thủy và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó.

Ý kiến riêng của anh (chị) như thế nào?

c. Đối với hoạt động Hùng biện

Hùng biện là nói hay, giỏi, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục [60,

469]. Khác với thảo luận và tranh luận, hùng biện có sự đòi hỏi rất cao về nghệ thuật lập luận. Ở hoạt động thảo luận và tranh luận, sự đối thoại diễn ra xuyên suốt hoạt động giữa nhiều HS với nhau, mỗi người một ý. Hoạt động hùng biện thì khác, lúc đầu là sự thảo luận trong nhóm, sau đó đại diện của nhóm sẽ đứng lên hùng biện trước tập thể (nhiều người, nhiều nhóm khác). Chúng ta thường bắt gặp hình thức hùng biện trong các cuộc thi thố tài năng. Chẳng hạn: Trong “Cuộc thi tìm hiểu văn học” có phần thi hùng biện, yêu cầu HS trình bày suy nghĩ về một hiện tượng đời sống, một tư tưởng đạo lí hoặc một vấn đề nào đó trong văn học. Người hùng biện giỏi là người nói hay, lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục cao.

Trong các cuộc thi hùng biện, GV có thể cho một số bài tập như sau: 1. Có ý kiến cho rằng: Đọc sách sẽ dần bị mai một trong thời đại “công

nghệ” và “nghe nhìn”. Ý kiến của anh (chị) như thế nào?

2. Có ý kiến cho rằng: Lớp trẻ hiện nay rất khó tiếp nhận các tác phẩm văn học cổ (văn học trung đại) vì họ không sống trong thời đại đó nên không thể đồng cảm được với những tư tưởng, tình cảm của người xưa, hơn nữa, ngôn ngữ và cách diễn đạt của văn học cổ thực sự là một rào cản cho việc

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)