Nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lý thuyết với thực hành về KNLL, chúng tôi đã thiết kế hệ thống bài tập bổ sung rèn luyện KNLL cho HS THPT theo hai mảng sau đây:
Thứ nhất: hệ thống lại các dạng bài tập rèn luyện KNLL của SGK và bổ sung thêm một số kiểu bài tập ở mỗi dạng đó. Ví dụ: bài tập xác định luận điểm, bài tập xác định luận cứ, bài tập xác định phương pháp lập luận, bài tập chữa lỗi lập luận.
Thứ hai: vận dụng lý thuyết lập luận của Ngữ dụng học vào xây dựng hệ thống bài tập mới nhằm rèn luyện KNLL cho HS theo các cấp độ từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn:
- Xây dựng dạng bài tập rèn KNLL trong câu văn nghị luận qua các hình thức viết câu dựa vào những từ cho sẵn; hình thức điền khuyết qua việc tìm và lựa chọn những từ, ngữ thích hợp điền vào chỗ trống,… Những từ ngữ này chính là những tác tử lập luận và những kết tử lập luận.
- Xây dựng dạng bài tập rèn KNLL trong đoạn văn nghị luận qua các hình thức như: bài tập viết đoạn văn vận dụng một (/một số) thao tác lập luận; bài tập sắp xếp trật tự logic trong đoạn văn; bài tập về suy luận logic,… Những bài tập này vận dụng lý thuyết lập luận của Ngữ dụng học nhằm rèn cho HS cách tư duy logic, cách viết đoạn văn nghị luận sao cho chặt chẽ và thuyết phục.
- Xây dựng dạng bài tập rèn KNLL trong văn bản như bài tập về liên kết trong văn bản qua hai hình thức sử dụng từ ngữ để liên kết và sử dụng câu văn để liên kết,... Những bài tập này giúp HS chú ý đến tính mạch lạc trong văn bản và kỹ năng tạo lập một văn bản nghị luận hoàn chỉnh.
Sau đây là hệ thống bài tập bổ sung do chúng tôi đề xuất:
3.2.3.1. Bài tập xác định luận điểm
Trong ba bước xây dựng lập luận thì xác định luận điểm chính xác
minh bạch là bước đầu tiên khá quan trọng, nhưng không phải HS nào cũng
đạt được yêu cầu này. Nhiều em sau khi đọc đề xong thì cắm cúi viết, viết khi chưa định hướng rõ những luận điểm chính của bài, viết lan man, rối rắm. Theo khảo sát của chúng tôi, có đến 85.2% HS mắc lỗi xác định và trình bày luận điểm không rõ ràng, minh bạch. Để giúp HS khắc phục nhược điểm này, chúng tôi xin đưa ra dạng Bài tập xác định luận điểm với hai kiểu bài tập cơ bản sau đây:
Kiểu 1: Cho sẵn văn bản nghị luận rồi yêu cầu HS xác định các luận
điểm của văn bản đó. Kiểu này tương tự như dạng Bài tập phân tích ngữ liệu
Kiểu 2: Không cho sẵn văn bản nghị luận, chỉ cho đề bài, sau đó yêu
cầu HS tìm các luận điểm của đề bài đó. Kiểu bài tập này là mảng đề tài còn
thiếu sót của SGK. Do đó, chúng tôi tập trung vào kiểu bài tập này để rèn luyện KNLL cho HS.
Ví dụ: Xác định các luận điểm cho những đề bài sau đây:
1. Trong lớp, nhiều bạn thích câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” và lấy đó làm phương châm sống. Nhưng một số bạn khác phản đối, cho câu tục ngữ trên không hẳn đúng, nhiều người “ở hiền” vẫn không “gặp lành”. Ý kiến của anh (chị) về vấn đề này.
2. “Một người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn còn đánh
mất nhiều thứ quý giá khác” (Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả,
NXB Trẻ, 2008, 90). Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
3. “Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có
thể làm ăn mòn cả một xã hội”. Từ ý kiến này, anh (chị) suy nghĩ như thế nào
về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.
4. “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào
nhoáng”. Từ ý kiến này, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về sự nguy hại của
đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.
3.2.3.2. Bài tập xác định luận cứ
Sau khi xác định được luận điểm, người viết cần phải tìm các luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm đó. Nhưng qua khảo sát (bảng 1), chúng tôi nhận thấy có đến 64.5% HS mắc các lỗi về luận cứ như: luận cứ không chuẩn xác, không đáng tin cậy, dẫn chứng thực tế không đúng, số liệu không trung thực,… làm ảnh hưởng đến chất lượng của bài viết, khiến bài viết không có sức thuyết phục cao. Để giúp HS khắc phục nhược điểm này, chúng tôi đưa ra dạng Bài tập xác định luận cứvới hai kiểu bài tập cơ bản như sau:
Kiểu 1: Cho sẵn văn bản nghị luận rồi yêu cầu HS đọc và phân tích
các luận điểm, luận cứ của văn bản đó. Kiểu này tương tự như những yêu
cầu trong dạng bài tập phân tích ngữ liệu của SGK (xem 3.2.1.1)
Kiểu 2: Cho các luận điểm và yêu cầu HS tìm các luận cứ làm sáng
tỏ các luận điểm đã cho. Trong SGK, những bài tập kiểu này còn rất ít, chưa
đủ để rèn luyện KNLL cho HS. Sau đây là một số bài tập bổ sung:
1. Để chứng minh quan điểm: “Hạnh phúc là đấu tranh”, anh (chị) sẽ dẫn ra những bằng chứng và lí lẽ nào?
2. Tìm các luận cứ lần lượt làm sáng tỏ cho các luận điểm sau:
a) Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
b) Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.
c) Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời
người lại do mỗi ngày tạo nên.
c) Trước nhiều ngã đường đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình.
(Theo sách Nguyên lí của thành công, NXB Văn hoá thông tin, 2009, 91)
3.2.3.3. Bài tập xác định phương pháp lập luận
Lựa chọn phương pháp lập luận là bước thứ ba trong quá trình xây dựng lập luận. Tính thuyết phục của lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách luận chứng. Nhưng theo khảo sát của chúng tôi thì có đến 75.5% HS mắc các lỗi về lập luận như: luận chứng thiếu logic, luận điểm và luận cứ không phù hợp nhau, luận cứ không đầy đủ, luận cứ sắp xếp lộn xộn,… làm ảnh hưởng đến chất lượng của bài viết, khiến bài viết không có sức thuyết phục cao.
Mặc dù, trong SGK, ở dạng bài tập phân tích ngữ liệu, chúng ta cũng có thể bắt gặp một vài bài tập yêu cầu HS xác định hoặc phân tích cách luận
chứng trong văn bản; nhưng số lượng bài tập này lại quá ít, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu rèn luyện KNLL của HS. Mặt khác, khi trình bày sự bổ sung của Ngữ dụng học vào đổi mới lý thuyết lập luận ở phân môn Làm văn, chúng tôi có đề cập đến sự một số thao tác lập luận khác (mà SGK chưa nêu ra hoặc chưa chú trọng xây dựng bài tập rèn luyện) như: suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp, lập luận theo quan hệ nhân – quả, lập luận theo kiểu vấn đáp,…
Với những lý do trên, chúng tôi cho rằng rất cần thiết phải tách những bài tập này thành dạng bài tập riêng. Đó là Bài tập xác định phương pháp lập
luận với hai kiểu cơ bản:
Kiểu 1: Cho sẵn văn bản nghị luận rồi yêu cầu HS chỉ ra các phương
pháp lập luận được vận dụng trong văn bản đó.
Ví dụ:
1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Thế nào là một cuộc sống đẹp nhất của người Việt Nam ta? Theo tôi, một cuộc sống đẹp phải xây dựng trên những cơ sở sau đây:
Một là tình thương đối với Tổ quốc, đối với đồng bào, đối với nhân dân lao động. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội trong đó mọi người yêu thương lẫn nhau, mọi người sống trong đoàn kết, thân ái, trong hợp tác, tương trợ.
Hai là đấu tranh chống các thế lực phản động, chống cường quyền, áp bức và quét sạch mọi tư tưởng lề thói của xã hội cũ còn rơi rớt lại, nhất là thói lười biếng, ăn bám.
Ba là lao động. Mọi người đều phải lao động; lao động vì tập thể, vì xã hội, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cao.
Bốn là mọi người vươn tới đỉnh cao về nhân phẩm và trí tuệ. Phải rèn luyện các đức tính: tận tuỵ, trung thành, hy sinh, xả thân, thật thà, dũng cảm, khiêm tốn. Phải nâng cao trình độ học vấn, ra sức phát huy năng lực sáng tạo, cống hiến nhiều nhất cho xã hội.
Trong các điểm trên, tình thương là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội chủ nghĩa. Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc bản chất của người lao động”.
(Cuộc sống đẹp, Lê Duẩn)
a) Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào?
b) Căn cứ vào đâu mà anh (chị) cho rằng tác giả sử dụng thao tác đó? 2. Chỉ ra các thao tác lập luận được vận dụng trong những đoạn văn sau:
a) “Đau thương bao giờ cũng là nguồn cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa
lớn lao của văn học nghệ thuật. Nguyễn Du, Tônxtôi, Lỗ Tấn đã trở thành những nghệ sĩ lớn trước hết là vì hơn bất cứ ai họ đã thông cảm sâu sắc và đau đớn da diết những nỗi đau nhân tình trong thời đại họ”
(Hoàng Ngọc Hiến)
b) “… Từ oan hồn của chị Diệu:
Hồn kêu trên mái muôn nhà Hồn kêu trai gái trẻ già đứng lên! đến những oan hồn Phú Lợi:
Nghìn hồn bay khắp nhân gian
Thù muôn đời, muôn kiếp không tan!
Từ cái khẳng định cũng trong bài “Thù muôn đời” vào đầu năm 1959: Bão ngày mai là gió nổi hôm nay!
Trời chớp giật, tất đến ngày sét đánh
đến lời thúc giục một năm sau trong “Ba mươi năm đời ta có Đảng”: Căm hờn lại giục căm hờn
Máu kêu trả máu, đầu van trả đầu! đến cái rạo rực trong “Bài ca mùa xuân 1961”:
Mấy hôm nay như đứa nhớ nhà Ta vẩn vơ hoài, rạo rực vào ra
Nghe tiếng mõ và nghe tiếng súng Miền Nam dậy, hò reo náo động!
rõ ràng thơ Tố Hữu đã theo sát các bước đi của phong trào cách mạng miền Nam. Người ta thường nói đến tính thời sự của thơ Tố Hữu. Tính thời sự ấy không chỉ ở chỗ Tố Hữu hay đề cập đến các vấn đề thời sự, mà chủ yếu là ở chỗ, vô luận đề cập đến vấn đề gì, ý thơ, lời thơ, giọng thơ Tố Hữu thường phản ánh đúng sự chuyển biến của tình hình. Nếu không phải là người luôn luôn đứng ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu chung và đã từng dạn dầy trong chiến đấu thì hồn thơ khó mà nhạy bén như vậy”.
(Hoài Thanh) c) “Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở chỗ đó, nhưng nhân dân ta không chịu nhận cái tình thế đau đớn ấy, và cố đem một nét huyền ảo để an ủi ta. Vi thế mới có đoạn thứ hai, kể chuyện nàng Trương xuống thủy cung, và sau lại gặp mặt chồng một lần nữa”.
(Nguyễn Đình Thi) d) “Ai trồng cây đào cây mận thì mùa hè được bóng mát nghỉ, mùa thu được quả ngon ăn. Ai trồng cây lật lê thì mùa hè được bóng mát không có, mùa thu chỉ được những chông gai. Cứ như vậy thì có phải là tại do cây mình trồng lúc trước không? Nay các ông sở dĩ đi đến nông nỗi này là vì ông gây dựng cho những kẻ không ra gì. Cho nên người quân tử phải chọn người trước rồi sau mới gây dựng”.
Bài tập 2a dùng thao tác lập luận diễn dịch (suy luận diễn dịch). Câu thứ nhất là nguyên lí phổ biến (bao giờ cũng là); câu thứ hai là một nhận định mới về các nhà văn cụ thể được suy ra từ quan điểm của câu thứ nhất (nhấn mạnh trước hết).
Bài tập 2b dùng thao tác lập luận quy nạp (suy luận quy nạp). Bằng cách trích dẫn và phân tích ngắn gọn một số câu thơ phản ánh kịp thời thực tế đấu tranh rút từ các bài thơ của Tố Hữu, tác giả đi đến nhận định khái quát
rằng thơ Tố Hữu có tính thời sự và phản ánh đúng diễn biến của tình hình. Hoài Thanh đã luận chứng theo kiểu quy nạp.
Bài tập 2c lập luận theo quan hệ nhân – quả. Câu thứ nhất nêu nguyên nhân, câu thứ hai đưa ra kết quả. Bài tập 2d lập luận theo kiểu vấn đáp: tạo ra sự đối thoại, tranh luận trong bài viết để đi đến kết luận.
Kiểu 2: Yêu cầu HS xác định và vận dụng các phương pháp lập luận thích hợp để giải quyết các vấn đề cần nghị luận.
Ví dụ:
1. Xác định hướng nghị luận của những đề bài sau: a) Vẻ đẹp của bài thơ “Thuật hoài”(Phạm Ngũ Lão).
b) Triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”.
c) Tiếng khóc của Nguyễn Du trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí.
d) Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong bài “Đại cáo bình Ngô”
2. Vận dụng các phương pháp lập luận thích hợp để làm sáng tỏ các vấn đề sau đây:
a) “Rèn luyện viết văn là một công việc phải thực hành thường xuyên,
một cách kiên trì, bền bỉ, lại phải có phương pháp tốt” [1, 48].
b) Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua bài thơ Đọc Tiểu
Thanh kí (Nguyễn Du) và đoạn trích Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn –
Đoàn Thị Điểm).
c) Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và quan niệm của anh (chị) về đồng tiền trong cuộc sống hôm nay.
Những bài tập này rèn luyện cho HS cách phân tích đề văn nghị luận và định hướng cách lập luận trong một bài văn. Tất nhiên, ở những bài tập này, bao giờ HS cũng phải vận dụng nhiều thao tác lập luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh,…
Đây là một trong những dạng bài tập rèn KNLL của SGK, tập trung chủ yếu ở bài Thực hành chữa lỗi lập luận. Tuy nhiên, những bài tập thuộc dạng này chưa nhiều; mặt khác, ngữ liệu của những bài tập này hầu hết là những ngữ liệu do người biên soạn đưa ra nên còn xa lạ với HS. Trong khi đó, những bài Làm văn của HS lại là một nguồn ngữ liệu vô cùng phong phú và thiết thực cho việc thiết kế dạng Bài tập sửa lỗi lập luận. Việc tìm và chữa những lỗi lập luận trong bài làm của HS sẽ thu hút được sự chú ý và hứng thú học tập của các em.
Hơn nữa, khi làm những Bài tập sửa lỗi lập luận của SGK, HS chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá những lỗi lập luận trong bài viết của người khác chứ chưa được rèn luyện kỹ năng tự đánh giá những lỗi lập luận trong bài viết của mình. Mà kỹ năng tự đánh giá là một kỹ năng rất được đề cao trong quan điểm dạy học hiện đại.
Thực tế cho thấy kỹ năng tự đánh giáở hầu hết HS THPT hiện nay còn rất kém. Nói như GS. Phan Trong Luận: “Có một điều khá phổ biến là HS khi làm bài văn xong không thể tự mình rút kinh nghiệm, tự mình đánh giá xem bài làm có chỗ nào được, chỗ nào chưa được trong giờ trả bài. Hiện tượng HS bất ngờ về số điểm thường xảy ra luôn. Có HS làm bài xong, thấy lòng nhẹ nhõm, cứ nghĩ mình viết trôi chảy, ý tứ không nghèo nàn thế mà số điểm lại thấp! Có HS thấy mình làm bài vất vả không thoả mãn nhưng điểm số lại cao” [46, 291]. Vì vậy, việc xây dựng Bài tập sửa lỗi lập luận từ những bài viết cụ thể của HS sẽ giúp các em phát huy khả năng tự đánh giá, nhờ đó mà tự nhận ra được những nhược điểm của mình và tìm cách khắc phục chúng.
Tùy theo tình hình thực tế của từng lớp, từng trường, tùy vào từng đối tượng HS mà thầy cô giáo sẽ thiết kế những bài tập sửa lỗi tương ứng. Chẳng hạn, trong luận văn này, chúng tôi sẽ xây dựng một số Bài tập sửa lỗi lập