khá và không có GV nào cho rằng HS THPT hiện nay có khả năng lập luận tốt.
Từ kết quả khảo sát ở bảng 1.1 và bảng 1.2 của phép đo 1 đến bảng 1.7 của phép đo 2 chúng ta có thể khẳng định năng lực lập luận của đa số HS THPT hiện nay còn rất yếu. Việc rèn luyện và phát triển năng lực lập luận cho HS là một yêu cầu cấp thiết trong thực tiễn dạy – học Làm văn ở trường THPT hiện nay.
1.3. Kết luận về thực trạng dạy – học KNLL ở trường THPT hiện nay nay
Những khảo sát trên đây là cơ sở vững chắc để khẳng định lập luận có vai trò rất quan trọng trong văn nghị luận và việc rèn luyện KNLL cho HS THPT hiện nay là một vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, thực tế dạy – học KNLL ở trường THPT hiện nay còn rất nhiều tồn tại: về chương trình, về thực trạng giảng dạy của GV, thực trạng học tập cũng như năng lực lập luận của HS.
Yêu cầu thực tiễn đặt ra trước mắt chúng ta là phải tìm được những biện pháp thật sự thiết thực, hợp lí, khoa học, phù hợp với tình hình học tập và rèn luyện KNLL ở trường THPT hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng dạy - học KNLL nói riêng cũng như chất lượng dạy – học Làm văn nói chung.
Đành rằng Làm văn là một phân môn khó dạy và khó học nhất trong chương trình Ngữ văn, nội dung chương trình Làm văn nói chung và KNLL
nói riêng trong SGK còn nhiều hạn chế, song nguyên nhân chủ yếu của thực trạng dạy – học KNLL ở trường THPT hiện nay vẫn là ở GV và HS. Vì sao KNLL của HS hiện nay chưa cao? Vì sao các giờ học Làm văn không lôi cuốn được HS? Vì sao trong các giờ học lý thuyết, HS vẫn cảm thấy mơ hồ, khó hiểu và khó vận dụng lý thuyết vào thực hành? Vì sao trong giờ thực hành, GV đã hướng dẫn kĩ mà HS vẫn còn lúng túng, vẫn mắc lỗi lập luận khi viết một bài văn?, v.v… Đó là những câu hỏi mà cả GV và HS chúng ta cần suy nghĩ. Muốn khắc phục thực trạng dạy – học KNLL như hiện nay, nhất thiết phải có sự thay đổi, đổi mới ở cả 3 yếu tố: SGK, GV và HS.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN