Khái quát về văn nghị luận

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 39)

2.1.1. Khái niệm, vị trí

Văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng với những ý kiến của mình và hành động theo

những điều mà mình đề xuất [1, 137].

Trong nhà trường hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận là một yêu cầu quan trọng trong quá trình học tập bộ môn Ngữ văn. Văn nghị luận giúp HS tập vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, tri thức xã hội vào làm văn; rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp phát triển tư duy khoa học, tư duy lý luận cho HS.

2.1.2. Đặc điểm của văn nghị luận

Theo PGS. Lê A, văn nghị luận có ba đặc điểm: “Là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng tư duy logic; là sự nhận thức logic lý thuyết về các hiện

tượng có ý nghĩa xã hội và hướng tới mục đích thuyết phục” [1, 137].

2.1.2.1. Là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng tư duy logic

Để duy trì và phát triển, con người luôn luôn đặt ra những yêu cầu nhận thức thế giới xung quanh mình. Tư duy logic và tư duy hình tượng chính là hai hình thức giúp con người nhận thức thế giới. Nội dung của tư duy logic là khái niệm trừu tượng, hình thức của nó là sự sắp xếp theo hình tuyến thành chuỗi trong không gian và thời gian. Bản chất của tư duy logic là khẳng định, xác nhận.

Trên cơ sở hai loại tư duy này đã hình thành hai loại văn bản: văn bản nghị luận và văn bản nghệ thuật. Hai loại văn bản này đều sử dụng phương tiện ngôn ngữ làm công cụ biểu đạt. Tuy nhiên, cách sử dụng ngôn từ của chúng có khác nhau. Văn nghệ thuật sử dụng ngôn từ sao cho nội dung hình

tượng của ngôn từ được nổi bật lên bề mặt, xuất hiện trong đầu người đọc các biểu tượng để họ cảm nhận, suy nghĩ. Ví dụ: “Sương nương theo trăng ngừng

lưng trời – Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” (Xuân Diệu). Trái lại, ngôn từ

trong văn bản nghị luận lại được sử dụng sao cho nội dung khái niệm hiện lên bề mặt. Ví dụ: “Văn học là nhân học”, “Hạnh phúc là đấu tranh”,… Với phương thức tư duy này, văn nghị luận luôn hướng tới hình thành khái niệm về sự vật, hiện tượng, tác động vào lí trí của người đọc và chiếm lĩnh phần bản chất trừu tượng của sự vật và hiện tượng ấy.

Sự đối lập giữa văn nghị luận và văn nghệ thuật không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Văn nghị luận có lúc cũng sử dụng các yếu tố hình tượng đan xen vào để tính thuyết phục mạnh mẽ, để “đánh” thẳng vào cảm xúc người đọc. Ngược lại, trong văn nghệ thuật, những yếu tố nghị luận cũng được sử dụng không ít, đặc biệt là ở những nhà văn lớn.

2.1.2.2. Là sự nhận thức logic lý thuyết về các hiện tượng có ý nghĩa xã hội

Đối tượng của nghị luận là các hiện tượng xã hội, hiện tượng mang nội dung và ý nghĩa xã hội. Ví dụ, người ta không nghị luận về quy trình công nghệ sản xuất ô tô nhưng có thể nghị luận về thái độ, ý thức trong việc sử dụng ô tô; người ta không nghị luận về nước với bản chất là một hợp chất do hiđrô và ôxi tạo thành nhưng có thể nghị luận về vấn đề bảo vệ nguồn nước,…

Ý nghĩa xã hội được xác định trên cơ sở quan niệm, một lập trường nhất định của người cầm bút. Bài nghị luận không bắt đầu bằng việc sưu tầm, gom góp tư liệu mà bắt đầu bằng việc xác định ý nghĩa xã hội của vấn đề nghị luận. Từ đó, người viết mới huy động kiến thức, kinh nghiệm, tập hợp những cứ liệu để kiến tạo nên bài văn. Như vậy, muốn tạo tiềm lực cho bài văn nghị luận, người viết phải thường xuyên suy ngẫm, đánh giá để rút ra những ý

nghĩa khái quát, tiêu biểu, có tính quy luật của các vấn đề trong đời sống xã hội.

Bởi mục đích của nghị luận là nhận thức xã hội bằng tư duy logic nhằm thể hiện thái độ và đánh giá của người cầm bút, nhằm làm cho người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và tin tưởng vào sự đúng đắn của ý kiến được đưa ra, cho nên bài văn nghị luận cần phải thưc hiện các thao tác: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,… “Đó chính là từng khâu trong một chuỗi liên tục của

việc nhận thức xã hội, một nhận thức dựa trên cơ sở tư duy lý thuyết” [1,

141].

2.1.2.3. Hướng tới mục đích thuyết phục

Nghị luận không đơn thuần chỉ là nhận thức mà chủ yếu là thuyết phục, bởi đối tượng nghị luận bao giờ cũng có tính vấn đề, nghĩa là trong bản thân nó còn chứa đựng nhiều quan niệm, nhiều đánh giá cần làm sáng tỏ, cần được chứng minh. Hơn nữa, thực chất của nghị luận là giao tiếp mà giao tiếp là phải có sự trao đi đáp lại. Khi viết một bài văn nghị luận, bao giờ người cầm bút cũng có một nhân vật đối thoại ngầm. Nhân vật này luôn đòi hỏi phải được hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về đối tượng nghị luận và không ít trường hợp có những ý kiến tranh luận, phản bác lại người lập luận.

Để thuyết phục người đối thoại ngầm, người viết cần phải lập luận thuyết phục, tức là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng và vận dụng cách thức luận chứng phù hợp để dẫn người đọc đến kết luận, tán đồng với quan điểm, sự đánh giá của mình. Như vậy, người cầm bút phải hướng tới chân lí cần thuyết phục, đồng thời cũng phải dựa vào các chân lí đã được khẳng định để dẫn dắt người đọc nhận thức và tin tưởng vào chân lí mới.

2.1.3. Phân loại văn nghị luận

Hiện nay, trong lý thuyết Làm văn, việc phân chia các kiểu bài văn nghị luận có nhiều ý kiến khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu cách phân loại văn nghị luận theo từng cấp độ như sau:

 Căn cứ vào nội dung nghị luận thì văn nghị luận được chia thành hai loại: nghị luận xã hội (NLXH) và nghị luận văn học (NLVH).

 NLXH gồm các kiểu bài: nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

 NLVH gồm các kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một tác phẩm tryện (hoặc đoạn trích); Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

 Căn cứ vào cách thức nghị luận thì văn nghị luận được chia thành các kiểu bài: Chứng minh, Giải thích, Bình luận, Phân tích, Bình giảng. Tất nhiên, ở mỗi kiểu bài này, bên cạnh việc sử dụng một thao tác chính, người viết (người nói) cần phải vận dụng kết hợp một số thao tác khác sao cho phù hợp nhằm tăng sức mạnh thuyết phục người đọc (người nghe).

2.1.4. Các yếu tố cấu thành bài văn nghị luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung và cấu trúc của một bài văn nghị luận được hình thành từ ba yếu tố cơ bản là: luận điểm, luận cứ và lập luận.

“Luận điểm là những ý kiến, quan điểm chính được nêu ra trong bài

văn nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán (câu

văn) mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, những thuộc tính của vấn đề,

những nội dung được triển khai để làm sáng tỏ luận đề” [75, 190]. Các luận

điểm trong bài nghị luận được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lí, đầy đủ và được triển khai bằng những lí lẽ, dẫn chứng (luận cứ) hợp lí để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra. Ví dụ: Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng đã đưa ra những luận điểm sau đây:

- Giản dị trong đời sống vật chất.

- Giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú.

- Giản dị trong lời nói và bài viết.

Trong mỗi luận điểm lại có nhiều luận cứ. “Luận cứ là các dẫn chứng

(chứng cứ) cụ thể nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm[75, 190].Trong từng luận

cứ, lí lẽ và dẫn chứng cũng được soi sáng cho nhau: lí lẽ nhằm làm cho dẫn chứng có khả năng chứng minh cho luận điểm, ngược lại dẫn chứng làm cho lí lẽ có nội dung và có sức nặng thuyết phục hơn. Ví dụ: ở bài Đức tính giản

dị của Bác Hồ, để làm sáng tỏ luận điểm: Bác Hồ giản dị trong đời sống vật

chất, Phạm Văn Đồng đã đưa ra những luận cứ: - Mỗi bữa, Bác chỉ ăn vài ba món đơn giản. - Cái nhà sàn Bác ở vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng.

- Bác suốt đời làm việc: từ việc rất lớn đến việc rất nhỏ, chỉ cần Bác làm được thì Bác không muốn người giúp việc làm.

- Người giúp việc và người phục vụ của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Có luận điểm, luận cứ rồi còn cần phải biết tổ chức, phối hợp, trình bày chúng theo những quan hệ nhất định sao cho luận cứ nói lên được luận điểm, luận điểm thuyết minh được luận đề một cách mạnh mẽ, nổi bật, đầy sức thuyết phục. Việc tổ chức, liên kết ý này được gọi chung là lập luận. “Lập luận (hay luận chứng), là sự tổ hợp các luận điểm và luận cứ, các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề, để người đọc hiểu, tin, đồng tình với điều mà

người viết đặt ra và giải quyết” [75, 190]. (Điều này sẽ được chúng tôi trình

bày kĩ hơn ở phần sau).

Bất kể một bài văn nghị luận nào cũng đều là một hệ thống nhỏ. Trong hệ thống này, cho phép chúng ta tách riêng ra từng yếu tố (luận điểm, luận cứ, lập luận) để nhận thức. Nhưng trên thực tế, chúng liên kết chặt chẽ với nhau, không thể cắt rời ra được. Có thể ví những yếu tố này như những tế bào của một thực thể sống động đang tồn tại và hoạt động với một tổ chức nhất định. Nếu tách riêng từng tế bào ra và cho nó một nguồn dinh dưỡng để sống thì

đặc tính của tế bào này cũng sẽ mất đi ngay. Các yếu tố cấu thành bài văn nghị luận cũng như vậy. Đã có không ít người khi làm văn nghị luận, họ có thể nói rất rõ ràng các yếu tố này (trong quá trình lập dàn ý), nhưng thực tế lại không viết được một bài văn hoàn chỉnh. Một trong những nguyên nhân chính vẫn là vì họ chưa nắm được mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng giữa ba yếu tố này.

2.2. Lý thuyết lập luận trong văn nghị luận (ở phân môn Làm văn)

Xét một cách tổng quát, lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn hiện nay chủ yếu xoay quanh ba nội dung. Đó là: khái niệm lập luận, cách xây dựng lập luận và một số thao tác lập luận thường dùng trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận.

2.2.1. Khái niệm lập luận

Theo SGK Ngữ văn 10 (tập 2): “Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (người đọc) đến một kết luận nào đó mà

người nói (người viết) muốn đạt tới” [91, 111].

Lập luận đóng vai trò rất quan trọng trong văn nghị luận. Cái hay, cái đẹp của bài văn nghị luận là ở chỗ nói lí nói lẽ, là thuyết phục người đọc bằng những lập luận logic, chặt chẽ. Những bài văn nghị luận nổi tiếng đều là những bài văn chứa trong đó những cách lập luận sắc sảo và mẫu mực. Tính logic, chặt chẽ với những lí lẽ rõ ràng, những chứng cớ hiển nhiên buộc người nghe không thể không công nhận.

Ví dụ: Bài Hịch tướng sĩcủa Trần Quốc Tuấn là một mẫu mực về phép lập luận. Để thuyết phục tướng sĩ phải luyện tập binh thư, bài Hịch mở đầu bằng việc nêu lên sự thật lịch sử: đó là từ xưa đến nay, những trung thần nghĩa sĩ đều hết lòng với chủ tướng. Từ đó, ông trình bày những suy nghĩ của mình một cách chặt chẽ:

- Ta vốn cùng các ngươi sinh ra và lớn lên trong cùng một cảnh.

- Thế mà nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn… ăn chơi, tiêu khiển… thì hậu quả sẽ ra sao? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu các ngươi nghe lời ta dạy bảo thì sẽ có một tương lai tốt đẹp như

thế nào?

Trong quá trình lập luận, tác giả đã dựng lên hai viễn cảnh: một viễn cảnh đen tối của nước mất nhà tan, một viễn cảnh sáng chói trong độc lập, tự do. Hai viễn cảnh trái ngược nhau, tất yếu sẽ diễn ra tình huống khác nhau mà nhân tố là do ta quyết định chứ không phải giặc quyết định. Từ lối đối sánh qua hai viễn cảnh tương phản đó, ông muốn nêu ra hai con đường, biểu hiện hai lẽ: chính và tà, phải và trái, sống và chết, tức là con đường nước mất nhà tan và con đường độc lập, tự do. Chắc chắn, muôn người như một, quyết tâm đứng lên giữ nước giữ nhà, cho độc lập, tự do. Như vậy, con đường sống, chết đã rõ, lẽ phải - trái đã rõ. Muốn sống chỉ có con đường duy nhất là phải chuẩn bị chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

2.2.2. Cách xây dựng lập luận

Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy, người viết phải biết trình bày ý kiến của mình và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, nghĩa là phải biết lập luận. Theo SGK Ngữ văn 10 (tập 2): “Thông thường, để xây dựng một lập luận, người

viết cần phải tiến hành ba bước, đó là: xác định luận điểm chính xác minh

bạch; tìm các luận cứ thuyết phục và lựa chọn phương pháp lập luận hợp lí”

[91, 109].

Bước 1: Xác định luận điểm chính xác, minh bạch

Xác định luận điểm thực chất là một quá trình vận động của tư duy qua đó làm nảy sinh hoặc tái hiện trong đầu những phán đoán, những tư tưởng, những ý kiến liên quan trực tiếp tới luận đề do chính đề bài gợi ra. Trong quá trình xây dựng lập luận, việc xác định các luận điểm chính là việc xác định các kết luận cho lập luận. Những kết luận này có thể xuất hiện ở nhiều dạng

và nhiều vị trí khác nhau trong bài. Đó là những ý kiến xác định được bảo vệ và chứng minh trong bài văn nghị luận. Việc xác định các luận điểm một cách chính xác, minh bạch có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nội dung văn bản, được ví như cái khung cốt lõi của cấu trúc toà nhà, như xương sống của cơ thể con người.

Khi xác định luận điểm cho bài văn nghị luận, người viết phải lưu ý đến những yêu cầu của một luận điểm. Đó là luận điểm phải đúng đắn, sáng

rõ, tập trung, mới mẻ, có tính định hướng và đáp ứng nhu cầu của thực tế thì

mới có sức thuyết phục người đọc, người nghe. Đúng đắn nghĩa là luận điểm phải phù hợp với lẽ phải được thừa nhận. Sáng rõ là luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn. Tập trung là các luận điểm trong bài đều hướng vào làm rõ vấn đề cần nghị luận. Mới mẻ tức là luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra ý mới chưa ai đề xuất. Luận điểm của bài văn nghị luận còn cần có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong thực tế đời sống.

Để xác định luận điểm, người viết có thể vận dụng một số biện pháp như:

- Xác định luận điểm từ việc khai thác những dữ liệu của đề bài. Các đề

văn nói chung đều cung cấp tài liệu và phạm vi vấn đề nghị luận nhưng để ngỏ phần luận điểm cho người làm bài đề xuất. Đối với mỗi vấn đề, người viết có thể nêu ra nhiều luận điểm khác nhau làm nội dung cho bài văn nghị luận của mình. Ví dụ muốn xác định các luận điểm cho đề bài: “Chủ nghĩa

yêu nước trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975”, người viết phải

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 39)