Biện pháp sử dụng hiệu quả hệ thống bài tập rèn luyện KNLL

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 80)

KNLL của SGK

Muốn nâng cao chất lượng dạy - học KNLL, nâng cao năng lực lập luận của HS thì trước hết phải phát huy hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập của SGK. Nói cách khác, GV và HS phải sử dụng hệ thống bài tập của SGK một cách hợp lý, khoa học, tích cực và chủ động trong quá trình rèn luyện KNLL.

3.1.4.1. Về phía GV

Trong các giờ lý thuyết, GV cần sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc truyền đạt kiến thức và cho HS luyện tập trên lớp nhằm củng cố kiến thức, đồng thời kiểm tra mức độ hiểu và vận dụng kiến thức của HS. Luyện tập có thể thực hiện vào 15 phút cuối của tiết học, hoặc cũng có thể tiến hành xen kẽ sau mỗi nội dung của bài học theo một quá trình khép kín giúp HS nắm vững kiến thức hơn. Nếu không thể hướng dẫn HS làm tất cả bài tập của SGK thì ít nhất cũng thực hiện được một đến hai bài tập tiêu biểu ở trên lớp để làm mẫu cho HS.

Giờ thực hành, với số lượng bài tập nhiều mà thời gian thì giới hạn chỉ 45 phút, làm thế nào để sử dụng hiệu quả những bài tập rèn luyện KNLL của

SGK? Rõ ràng cần phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo của cả thầy và trò. GV phải dặn dò HS làm bài tập ở nhà, tuyệt đối không để đến khi lên lớp các em mới bắt đầu làm bài tập. Nghĩa là, trước khi đến lớp, HS phải hoàn thành xong tất cả bài tập thực hành của SGK; giờ thực hành trên lớp, GV tập trung sửa bài cho HS, đồng thời nhấn mạnh những điều cần lưu ý, những kinh nghiệm được rút ra từ những lỗi lập luận mà HS thường mắc phải. Sau đó, GV cho HS làm số bài tập bổ sung và sửa bài tại lớp. Lưu ý ở bài tập bổ sung này, GV nên tập trung vào dạng Bài tập viết đoạn văn nghị luận để kiểm tra khả năng lập luận của HS và rèn KNLL trong đoạn văn nghị luận cho các em. Trong giờ trả bài Làm văn nghị luận, GV lấy ngữ liệu là bài viết của HS rồi tiến hành theo quy trình của một giờ trả bài, nhưng có chú trọng đến đặc trưng riêng của từng giờ trả bài nhằm rèn luyện các kỹ năng Làm văn cho HS, trong đó có KNLL. Chẳng hạn: GV đưa ra những đoạn văn mắc lỗi về lập luận rồi yêu cầu HS nhận xét và sửa những lỗi lập luận đó,...

Nhìn chung, mỗi GV cần phải thực sự đầu tư, đổi mới phương pháp dạy học, phải thực sự chủ động và sáng tạo trong dạy học để mỗi giờ học của phân môn Làm văn trở nên sinh động, lôi cuốn, kích thích tinh thần tự giác, tích cực của HS. Lâu nay, HS lười học bài, làm bài tập và coi nhẹ những giờ học của phân môn Làm văn một phần lớn là do thầy cô giáo chúng ta cũng chưa thật sự xem trọng các giờ học của phân môn Làm văn; chưa tích cực trong việc rèn luyện KNLL cho mỗi HS; do lối dạy nhàm chán, đơn điệu hoặc sửa bài qua loa, hoặc lớn tiếng la rầy gây áp lực nặng nề cho các em mà quên đi sự hướng dẫn tận tình bằng cả trái tim yêu trẻ và tâm huyết với nghề.

Thực tế cho thấy, bao giờ những lời chỉ bảo ân cần, những lời khuyên đúng chỗ đúng lúc và cả những khích lệ động viên của thầy cô cũng giúp HS nhìn nhận tốt hơn về ưu khuyết điểm, có tinh thần, có động lực để học tập. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, dù nhiều áp lực về công việc và cuộc sống thì GV chúng ta cũng cần cố gắng dành thời gian để kiểm tra, theo dõi quá trình rèn

luyện KNLL của HS một cách thường xuyên để kịp thời nhắc nhở đồng thời có biện pháp phê bình cũng như khen thưởng hợp lý với từng đối tượng HS.

3.1.4.2. Về phía HS

Với vai trò là đối tượng trung tâm của giờ học, là chủ thể của quá trình học tập và chiếm lĩnh tri thức, mỗi HS cần phải ý thức sâu sắc về vai trò của hệ thống bài tập rèn luyện KNLL của SGK trong các giờ học ở phân môn Làm văn, cũng như thấy được ý nghĩa của việc thường xuyên luyện tập trong quá trình rèn luyện KNLL. Từ đó, mỗi HS cần xây dựng cho mình một kế hoạch học tập và rèn luyện cụ thể, thiết thực; chăm học, chăm làm, tích cực, chủ động trong mỗi giờ học trên lớp cũng như ngoài giờ lên lớp. Chỉ khi nào HS nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống bài tập SGK, có ý thực tự học và tự rèn luyện thì việc học KNLL nói riêng cũng như kết quả học tập môn Làm văn của các em mới đạt được kết quả cao. Có câu “văn ôn, võ

luyện”là vì vậy.

Tóm lại, cốt lõi của dạy – học Làm văn nói chung và dạy – học KNLL nói riêng là dạy cho HS cách thực hành; HS phải thực hành, phải rèn luyện từng thao tác cụ thể qua hệ thống bài tập và vận dụng chúng một cách linh hoạt trong bài văn nghị luận. Sách Ngữ văn và sách Bài tập Ngữ văn đã hướng tới những kỹ năng cụ thể, lấy việc rèn luyện kỹ năng cho HS làm mục đích. Nhìn nhận một cách khách quan thì nếu có sự quan tâm đúng mức và phương pháp dạy học phù hợp từ phía GV, với sự cộng tác nhiệt tình và tích cực của HS trong các giờ học thì tất yếu sẽ phát huy hiệu quả của hệ thống bài tập rèn luyện KNLL của SGK.

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)