Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống bài tập bổ sung

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 82)

Chúng ta biết rằng học Làm văn cốt là ở thực hành; HS càng chú trọng rèn luyện KNLL qua việc làm nhiều bài tập thì năng lực lập luận mới tốt, bài làm văn mới đạt kết quả cao. Tuy nhiên, việc rèn luyện KNLL cho HS THPT

nếu chỉ dựa vào hệ thống bài tập của SGK thì chưa đủ. Bởi vì bên cạnh rất nhiều ưu điểm thì hệ thống bài tập của SGK vẫn còn những hạn chế nhất định. Chẳng hạn:

- Số lượng bài tập trong SGK vẫn còn rất ít. Hầu hết các bài học chỉ có khoảng hai đến ba bài tập, có bài chỉ có một bài tập (như bài Thao tác lập

luận so sánh). Sự phân bố các dạng bài tập trong một đơn vị bài học cũng

không đều và không đa dạng.

- Hệ thống bài tập của SGK chủ yếu xoay quanh vài dạng quen thuộc

như: bài tập phân tích ngữ liệu, bài tập vấn đáp, bài tập viết đoạn văn có vận

dụng một (/một số) thao tác lập luận, bài tập sửa lỗi lập luận.

- Dạng Bài tập phân tích ngữ liệu có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên SGK chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra những ngữ liệu mang tính chuẩn mực của các tác giả có tên tuổi, mà chưa mạnh dạn đưa ra những ngữ liệu do chính HS tạo lập. Chúng tôi cho rằng: việc học tập được rút ra từ những cái sai của chính HS cũng là một phương pháp dạy học tích cực, vừa thiết thực, vừa gần gũi với các em.

- Ở dạng Bài tập vấn đáp có những bài tập mà hình thức giống như một đề làm văn, lại không có những hướng dẫn cụ thể để HS làm bài (như đã nói

ở 3.2.1). Cho nên, những bài tập này là quá sức của HS; HS thường bỏ qua

bài tập này hoặc có làm cũng không đạt hiệu quả.

- Dạng Bài tập đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho HS rèn luyện KNLL

là dạng những bài tập được đánh giá cao nhưng còn ít ỏi trong hệ thống những bài tập của SGK. Và một điều khó hiểu là: Tại sao những bài tập này lại xuất hiện trong chương trình cuối cấp (SGK 11, tập 2 và SGK 12) mà không phải là đầu cấp (SGK 10 hay SGK 11, tập 1)?

Qua khảo sát thực tế (ở chương 1), chúng tôi nhận thấy năng lực lập luận của HS vẫn còn rất yếu. Các em mắc rất nhiều lỗi về lập luận trong bài làm, kể cả những bài viết khá tốt vẫn mắc lỗi này. Hơn nữa, qua nghiên cứu

sơ bộ về lý thuyết lập luận dưới góc độ của Ngữ dụng học, chúng tôi nhận thấy hệ thống lý thuyết này rất hữu ích cho việc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện KNLL cho HS (xem mục 2.5). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào thật sự chú trọng đến vấn đề này.

Từ những lí do trên, chúng tôi cho rằng việc ứng dụng Ngữ dụng học vào xây dựng hệ thống bài tập thực hành, bổ sung thêm một số dạng bài tập khác để HS rèn luyện và phát triển năng lực lập luận cho HS là một yêu cầu rất cần thiết và cấp bách trong thực tế dạy – học KNLL ở trường THPT hiện nay.

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)