Nhận xét về lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn hiện nay

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 53)

2.3.1. Những ưu điểm

Lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn hiện nay đã có nhiều đổi mới hơn so với chương trình Làm văn trước đây. Nếu so với thời lượng chương trình dành cho việc rèn luyện các kỹ năng khác của văn nghị luận thì chương trình rèn luyện KNLL chiếm phần lớn (15/35 tiết). Điều này có nghĩa là chương trình Làm văn bậc THPT đã rất chú trọng đến việc rèn luyện KNLL cho HS. Tiếp nối chương trình Làm văn bậc THCS, chương trình Làm văn bậc THPT tiếp tục đi sâu rèn luyện cho HS một số thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, và đặc biệt là cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.

Cấu trúc bài học của SGK hiện nay chia thành hai loại: bài học hình

thành lý thuyếtbài học thực hành. Tương ứng với một bài học về lý thuyết

là có một bài học về thực hành, và ngay trong bài học lý thuyết cũng có phần thực hành kèm theo. Ví dụ: ở SGK Ngữ văn 11, có 4 bài học lý thuyết về các thao tác lập luận thì có 4 bài luyện tập về các thao tác và có thêm 2 bài thực hành vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Điều hành giúp GV và HS thấy được tầm quan trọng của việc thực hành trong dạy - học KNLL cho HS THPT.

SGK Ngữ văn hiện nay được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp, là sự gắn kết, phối hợp các lĩnh vực tri thức, kỹ năng gần nhau của ba phân môn: Văn học - Tiếng Việt - Làm vănnhằm hình thành và rèn luyện tốt các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS. Trong đó, các bài học về Văn học - Tiếng Việt -

Làm văn được phân phối đan xen nhau, soi sáng và hỗ trợ nhau; giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể thống nhất cùng hướng đến mục tiêu chung.

Những bài học về lý thuyết lập luận được trình bày ngắn gọn, tinh giản, bám sát các văn bản làm ngữ liệu và các văn bản ngữ liệu cũng được chọn lọc kĩ càng. Các thao tác lập luận được chú ý rèn luyện một cách riêng lẻ, nhưng khi viết thành bài văn bao giờ cũng yêu cầu HS vận dụng chúng một cách tổng hợp.

Đi kèm theo SGK Ngữ văn là sách Bài tập Ngữ văn (bám sát chương trình của SGK) nhằm mục đích vừa hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK, vừa bổ sung thêm một số bài tập, vừa cung cấp những tài liệu đọc thêm giúp HS có điều kiện nâng cao kiến thức và rèn luyện KNLL, v.v…

2.3.1. Một vài hạn chế

Mặc dù đã có nhiều thay đổi và cải tiến hơn so với chương trình Làm văn trước đây, song lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn hiện nay vẫn còn một số vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ và xem xét lại. Chẳng hạn:

- Theo SGK Ngữ văn 10 (tập 2), bài “Lập luận trong văn nghị luận”

gồm hai nội dung chính là khái niệm lập luận trong bài văn nghị luậncách

xây dựng lập luận. Theo SGK, “để xây dựng lập luận trong văn bản nghị

luận cần tiến hành ba bước là xác định luận điểm chính xác, tìm luận cứ

thuyết phục và lựa chọn phương pháp lập luận hợp lí” [91, 111]. Trong khi

đó, chúng ta biết rằng một yêu cầu hết sức quan trọng của quá trình lập luận cũng như quá trình tạo lập văn bản nghị luận là việcsử dụng các phương tiện

liên kết. Thực tế cho thấy rất nhiều bài văn của HS mắc lỗi lập luận là do chưa

biết sắp xếp các luận điểm, luận cứ; bài viết có ý nhưng không biết liên kết như thế nào cho mạch lạc, chặt chẽ; các câu văn bị sắp xếp lộn xộn; các đoạn văn trong văn bản rời rạc khiến bài văn nghị luận không đạt kết quả cao. Vì

vậy, cung cấp kiến thức về kỹ năng xây dựng lập luận mà không đề cập đến

việc sử dụng các phương tiện liên kết là một thiếu sót của SGK Ngữ văn hiện

nay.

- Mặc dù phần lớn thời lượng chương trình dạy – học KNLL tập trung vào việc cung cấp lý thuyết về các thao tác lập luận và thực hành sử dụng các thao tác đó. Tuy nhiên, lý thuyết về các thao tác lập luận trong SGK hiện nay còn chung chung, sơ sài, chưa đưa ra những dấu hiệu cụ thể về hình thức

ngôn ngữ, cho nên HS thường gặp khó khăn khi vận dụng vào việc xây dựng

lập luận ở các cấp độ: lập luận trong câu, lập luận trong đoạn và lập luận trong văn bản nghị luận.

- Ngoài những thao tác lập luận mà trong chương trình Làm văn cung cấp cho HS, vẫn còn những thao tác khác giúp ích rất nhiều cho HS trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận nhưng SGK hiện nay lại không đề cập đến. Chẳng hạn như: lập luận theo quan hệ nhân – quả, nêu phản đề, vấn đáp, v.v… Trong khi đó, lý thuyết lập luận của Ngữ dụng học lại viết khá kĩ về những thao tác này.

- Nhìn tổng thể, lý thuyết lập luận theo SGK hiện nay tập trung cung cấp những kiến thức về: khái niệm lập luận, cách xây dựng lập luận và các thao tác lập luận. Song, lý thuyết lập luận vẫn còn rất nhiều nội dung cơ bản khác, giúp HS nâng cao năng lực lập luận, biết lập luận một cách logic, thuyết phục mà SGK vẫn chưa đề cập đến. Ví dụ: bản chất của lập luận là ở cách suy luận logic, nhưng lý thuyết lập luận ở phân môn Làm văn chưa nhấn mạnh đến vấn đề này. Logic đời thường và logic khoa học khác nhau như thế nào? Trong văn nghị luận, người ta lập luận theo logic nào? Đâu là cơ sở của lập luận?, v.v… Đó là những vấn đề mà SGK hiện nay chưa đề cập đến; thế nên, HS học hết phổ thông vẫn rất mơ hồ về lý thuyết lập luận, kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận (nói và viết) trong giao tiếp của các em vẫn chưa cao.

Chúng ta biết rằng lý thuyết lập luận đã nhận được sự quan tâm của Ngữ dụng học từ rất lâu. Dưới ánh sáng của Ngữ dụng học, lý thuyết lập luận được soi chiếu từ nhiều góc độ, bộc lộ nhiều khía cạnh nội dung kiến thức mà lý thuyết lập luận trong phân môn Làm văn chưa thể hiện hết được. Vì vậy, nghiên cứu lý thuyết về KNLL trong văn nghị luận nhất thiết phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với lý thuyết lập luận của Ngữ dụng học. Từ đó tìm ra những thiếu sót của lý thuyết về KNLL trong văn nghị luận, thấy được bản chất ngữ dụng lập luận và sự bổ sung của Ngữ dụng học nhằm cải tiến việc rèn luyện KNLL ở trường THPT hiện nay.

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)