Vai trò của hệ thống bài tập rèn luyện KNLL trong SGK

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 71)

Đối với môn Làm văn, bài tập không chỉ là tiêu chuẩn để đánh giá tình hình nắm bắt bài học của HS mà còn là phần quan trọng nhất của mỗi bài học. Học Làm văn cốt là ở thực hành viết văn, việc nắm vững lý thuyết chỉ là một phần, HS phải làm bài tập rèn luyện, càng làm nhiều bài tập thì mới thành thạo, mới có năng lực lập luận tốt để đáp ứng yêu cầu của một bài văn. Vì

vậy, việc sử dụng hệ thống bài tập của SGK có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình rèn luyện KNLL cho HS.

3.1.2. Các dạng bài tập rèn luyện KNLL trong SGK

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì hệ thống bài tập rèn luyện KNLL trong SGK Ngữ văn có thể quy về các dạng cơ bản sau đây:

3.1.2.1. Dạng bài tập phân tích ngữ liệu

Ví dụ:

1. Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX(Ngữ văn 10, tập 1, 109) sau đây (…)

[Ngữ văn 10, tập 2, 111] 2. Tìm hiểu đoạn trích sau đây (…) và cho biết:

- Tác giả muốn chứng minh điều gì?

- Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào?

- Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào?

[Ngữ văn 10, tập 2, 134] Đây là dạng bài tập phổ biến nhất và xuất hiện trước nhất trong tất cả các bài học lý thuyết cũng như thực hành. Dạng bài tập này được đánh giá khá cao vì tính thiết thực và vì có nhiều ưu điểm. Xuất hiện ở phần Lý thuyết, bài tập này có tác dụng làm ngữ liệu mẫu giúp GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài, trên cơ sở phân tích ngữ liệu để hình thành khái niệm và rút ra kết luận cuối cùng. Xuất hiện ở phần Luyện tập, bài tập này có tác dụng củng cố kiến thức, giúp HS vận dụng những kiến thức vừa được học vào phân tích, giải quyết bài tập, từ đó ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Rèn luyện KNLL qua dạng bài tập phân tích ngữ liệu là một phương pháp rèn luyện hữu hiệu, thống nhất với cách dạy học theo nguyên tắc quy nạp ở trường THPT. Bởi vì “đối với HS THPT, những kiến thức về văn nghị

luận nói chung và KNLL nói riêng không phải là hoàn toàn mới, việc hình thành những tri thức về KNLL theo con đường quy nạp (qua phân tích ngữ liệu) là sự lựa chọn phù hợp với tư duy, tâm lí của HS, góp phần làm giảm đi sự nặng nề và những khó khăn của HS khi học văn nghị luận” [92, 102]. Đồng thời, trong quá trình làm những bài tập này, HS sẽ được học tập cách lập luận, cách tạo lập một đoạn văn (bài văn) nghị luận khá chuẩn mực của những tác giả nổi tiếng. Đây sẽ là nguồn tư liệu phong phú và có giá trị cao đối với các em trên con đường học tập và rèn luyện KNLL của mình.

3.1.2.2. Dạng bài tập vấn đáp (xoay quanh các thao tác lập luận)

Chúng tôi tạm dùng tên gọi này để chỉ những bài tập thực hành về các thao tác lập luận. Ở dạng bài tập này, SGK đưa ra những yêu cầu cụ thể để HS vận dụng lý thuyết vào luyện tập KNLL. Ví dụ:

1. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua 2 bài thơ: Tự tình (Bài 1) Chiều hôm nhớ nhà

[Ngữ văn 11, tập 1, 116] 2. Đoạn trích sau đây (…) có sử dụng thao tác bình luận không? Căn cứ vào đâu để anh (chị) có thể kết luận là có (hoặc không)?

[Ngữ văn 11, tập 2, 73-74] 3. Sau khi đọc và suy nghĩ về đoạn trích Xin lập khoa luật, anh (chị) thấy mình còn có thể bình luận gì thêm về vai trò của pháp luật và của việc giáo dục pháp luật trong xã hội?

[Ngữ văn 11, tập 2, tr74] 4. Trong đoạn trích dưới đây (…), tác giả đã vận dùng kết hợp những thao tác lập luận nào?

[Ngữ văn 12, tập 1, 174] Nhìn chung kiểu bài tập này thường đi kèm thao sau bài tập phân tích ngữ liệu. Đây là dụng ý của SGK vì sau khi đọc, tìm hiểu và phân tích ngữ liệu HS đã có được một vốn kỹ năng nhất định để có thể thực hành rèn luyện

một thao tác cụ thể. Với dạng bài tập này, HS phải tư duy nhiều hơn vì độ khó của nó cao hơn bài tập phân tích ngữ liệu.

Tuy nhiên, bài tập vấn đáp trong SGK có khi đơn thuần chỉ là những câu hỏi về lý thuyết để củng cố kiến thức cho HS. Ví dụ:

- Có người cho rằng biện luận chẳng qua chỉ là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Nhận xét ấy đúng hay không đúng? Vì sao?

[Ngữ văn 11, tập 2, 73] - Hãy nhắc lại các thao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác?

[Ngữ văn 12, tập 1, 174] Tất nhiên, những câu hỏi này rất ít gặp, vì SGK hiện hành đã có phần

Ghi nhớdùng để củng cố lý thuyết cho HS rồi. Song, cũng có khi bài tập vấn

đáp được thể hiện ở dạng những yêu cầu thực hành mang tính tổng hợp cao, gần như là một đề làm văn. Ví dụ:

- Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài II) [Ngữ văn 11, tập 1, 28] - Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

[Ngữ văn 11, tập 1, tr 116] - Trong lớp có bạn cho rằng: không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.

[Ngữ văn 11, tập 2, 27] Những bài tập thế này đòi hỏi HS phải mất nhiều thời gian, công sức, bởi vì nó mang tính tổng hợp, khái quát, yêu cầu HS phải vận dụng tất cả những kiến thức, năng lực cảm thụ văn học kết hợp với các thao tác nghị luận mới có thể làm bài được. Trên thực tế, rất ít HS làm những bài tập này, hoặc là bỏ qua không quan tâm vì nó vượt quá quy mô và tính chất của một bài tập, do đó chưa phát huy được hiệu quả của bài tập thực hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.3. Dạng bài tập viết đoạn văn nghị luận

So với những dạng bài tập nêu trên thì bài tập viết đoạn văn nghị luận

“đáp ứng được sự lựa chọn làm đơn vị để rèn luyện kỹ năng sản sinh văn bản, vì nó có khả năng sản sinh đầy đủ đặc trưng cấu tạo văn bản, nó là một văn bản nhỏ. Với dung lượng gọn, ngắn, đoạn văn thích hợp với điều kiện

luyện tập (luyện viết cả bài văn dài thường khó hơn)” [12, 214]. Ví dụ:

1. Viết một đoạn văn nghị luận sao cho đạt được các yêu cầu sau đây: - Đề cập tới một chủ đề đang được đặt ra cấp thiết trong đời sống (mục đích động cơ học tập, phòng chống tệ nạn xã hội, đề phòng tai nạn giao thông…)

- Sử dụng hiệu quả một hoặc nhiều thao tác nghị luận vừa được học. [Ngữ văn 10, tập 2, 134] 2. Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc một thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh, chẳng hạn: Một kho vàng không bằng một nang chữ) để viết đoạn văn so sánh.

[Ngữ văn 11, tập 1, 117] 3. Anh (chị) cần tiếp tục luyện viết một số đoạn văn bình luận để:

a) Trình bày một luận điểm trong dàn ý mà anh (chị) vừa xây dựng trên lớp.

b) Bàn về một hiện tượng (vấn đề đang được XH quan tâm như: vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai,…)

c) Bàn về một vấn đề văn học (như: tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Văn Cao qua truyện ngắn Chí Phèo, “sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bên trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc đối với bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử;…)

[Ngữ văn 11, tập 2, 83]

“Đối với văn bản nghị luận, đoạn văn biểu hiện sự vận động của tư tưởng, tình cảm, là dấu hiệu chỉ ra sự bắt đầu một ý tưởng mới, chấm dứt

đoạn là dấu hiệu kết thúc một dòng suy nghĩ, là chỗ chuyển mạch văn” [12, 125]. Qua những đoạn văn nghị luận cụ thể, GV sẽ đánh giá được năng lực lập luận của mỗi HS, biết được những lỗi lập luận mà HS thường mắc phải, từ đó giúp các em khắc phục nhược điểm của mình.

Vì vậy, SGK đặc biệt chú trọng đến dạng bài tập này. Mục đích là giúp HS sử dụng thành thạo các thao tác lập luận, rèn KNLL, đồng thời rèn kỹ năng viết đoạn cho HS. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi thì phần lớn HS đều cảm thấy khó khăn khi làm dạng bài tập viết đoạn văn nghị luận; có em còn bỏ qua không làm những bài tập này; còn GV thì nhiều khi lại lơ là trong việc theo dõi qua trình rèn luyện của HS.

3.1.2.4. Dạng bài tập có hướng dẫn các bước rèn luyện KNLL

Đây là dạng bài tập có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình rèn luyện KNLL của HS, cũng là dạng bài tập mà chúng tôi rất quan tâm. Bài tập này khá mới mẻ và thiết thực. Nó góp phần khắc phục những hạn chế của GV trong việc giảng dạy lý thuyết cũng như việc hướng dẫn HS vận dụng lý thuyết vào thực hành như thế nào để đạt hiệu quả cao. Với bài tập này, HS sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc luyện tập, hiểu bài sâu sắc hơn và nắm vững kỹ năng làm bài hơn. Tuy nhiên, dạng bài tập này trong SGK hiện nay vẫn còn rất ít.

Ví dụ:

1. Anh (chị) được giao viết một bài bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của một HS văn minh, thanh lịch”.

a) Hãy xác định rõ:

- Vì sao bài văn anh (chị) viết để tham gia diễn đàn nên là một bài bình luận?

- Anh (chị) định chọn vấn đề cụ thể nào cho bài viết của mình: bàn về toàn bộ hay chỉ đi vào một khía cạnh của đề tài đó (Ví dụ: chống nói tục; “lựa

lời mà nói cho vừa lòng nhau”, biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”; dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành, v.v…)?

- Bài văn ấy nên viết theo dàn ý như thế nào?

b) Hãy diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập theo trình tự sau đây:

- Xây dựng tiến trình lập luận:

Anh (chị) có định bình luận theo đúng các bước đã được nêu trong bài

Thao tác lập luận bình luậnkhông? Nếu có anh (chị) phải:

+ Giới thiệu khía cạnh cần bình luận của hiện tượng (vấn đề) thế nào cho vừa trung thực, rõ ràng, vừa sinh động, hấp dẫn.

+ Điểm lại những ý kiến đã nói (viết) về khía cạnh ấy bằng cách nào? + Nêu và bảo vệ quan điểm của mình như thế nào để đạt được yêu cầu: chặt chẽ, sắc sảo, có sức thuyết phục mạnh mẽ người đọc (người nghe)?

- Tìm cách diễn đạt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Anh (chị) sẽ hành văn như thế nào để thể hiện được nhiệt tình thuyết phục?

- Kiểm tra cẩn thận văn bản viết để sữa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết.

c) Để công việc luyện tập đạt kết quả tốt, anh (chị) nên tham khảo những đoạn trích có chủ đề tương tự, chẳng hạn (…)

[Ngữ văn 11, tập 2, 81-82] 2. Giả sử anh (chị) phải trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có, anh (chị) có thể tiến hành luyện tập theo các bước sau:

a) Bước thứ nhất

- Xác định chủ đề của bài văn: Anh (chị) sẽ bàn về phẩm chất cụ thể nào?

- Xây dựng cho bài làm một dàn ý rành mạch, hợp lí để làm rõ chủ đề.

b) Bước thứ hai: Tìm cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài

của dàn ý vừa xây dựng:

- Chọn luận điểm nào để trình bày? Luận điểm ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?

- Viết câu mở đầu thế nào vừa giới thiệu được luận điểm, vừa liên kết được với đoạn trên?

- Cần đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tỏ luận điểm? Các luận cứ ấy dùng thao tác lập luận nào là chủ yếu: phân tích, so sánh, bác bỏ hay bình luận? Vì sao?

- Kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác lập luận bổ trợ thế nào để đoạn văn có thể trở thành một khối hữu cơ, thống nhất?

c) Bước thứ ba

- Diễn đạt các ý đã tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn có liên kết chặt chẽ và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Đọc đoạn văn đã viết trước nhóm học tập (hay trước lớp), sửa chữa lại theo góp ý của tập thể nhằm nâng cao chất lượng của văn bản.

[Ngữ văn 11, tập 2, 113]

3.1.2.5. Dạng bài tập sửa lỗi lập luận

Dạng bài tập này được dùng chủ yếu trong bài học Chữa lỗi lập luận

Thực hành chữa lỗi lập luận. Mục đích của dạng bài tập này là giúp HS phát

hiện, phân tích và sửa chữa được các lỗi về lập luận; đồng thời rèn kỹ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Ví dụ:

1. Tìm hiểu những đoạn văn (…) và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi gì? Hãy chữa lại những đoạn văn trên để nêu rõ luận điểm cần trình bày.

[Ngữ văn 12, tập 1, 194] 2. Chỉ rõ các lỗi nêu luận cứ trong các đoạn văn sau: (a, b, c). Hãy sửa lỗi trong các đoạn văn trên.

[Ngữ văn 12, tập 1, 195] Ngoài những dạng bài tập nêu trên, SGK còn yêu cầu HS sưu tầm những đoạn văn (bài văn) hay mà trong đó tác giả đã sử dụng một thao tác lập luận hoặc kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau. Đồng thời, SGK cũng cung cấp cho HS những bài Đọc thêm có liên quan đến nội dung bài học để các em có thể tham khảo trong quá trình học tập và rèn luyện KNLL.

Nhìn chung hệ thống bài tập rèn luyện KNLL của SGK khá đa dạng. Nếu xét về tương quan giữa bài học và bài tập, giữa lý thuyết và thực hành thì bài tập thực hành chiếm phần lớn. Đây là một bước tiến mới trong dạy – học Làm văn nói chung cũng như dạy – học KNLL nói riêng.

3.1.3. Tình hình sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện KNLL của SGK

Việc sử dụng hệ thống bài tập rèn KNLL phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là phụ thuộc vào GV và HS. Song, trên thực tế thì hầu hết HS không có khái niệm về bài tập rèn luyện KNLL, các em chỉ biết đến bài viết kiểm tra, ngay cả GV cũng chưa có khái niệm đúng đắn về việc thực hiện bài tập làm văn của HS như bài tập của các môn học khác. Đặc biệt là ở lớp 12, lớp học cuối cấp phải chịu nhiều áp lực về những kỳ thi quan trọng, GV và HS chỉ tập trung vào những bài giảng văn, những kiến thức về văn học mà quên đi những kiến thức về kỹ năng Làm văn. Nghịch lý là ở chỗ: hệ thống bài tập rèn luyện KNLL trong chương trình Ngữ văn 12 lại được biên soạn tốt hơn, cụ thể, thiết thực hơn và mang tính thực hành rõ hơn so với bài tập của chương trình lớp 10 và 11.

Theo khảo sát của chúng tôi, trong các giờ dạy lý thuyết, nhiều GV sa đà vào giảng lý thuyết suông, chỉ có 6% GV dành 15 phút cho HS luyện tập; 35.3% GV dành khoảng 5-10 phút cho HS luyện tập; nhưng có đến 58.7% GV không dành thời gian cho HS luyện tập (bảng 1.4). Các giờ thực hành cũng không được GV đầu tư về phương pháp nên hiệu quả giờ học chưa cao.

Lối dạy chiếu lệ, sự thiếu trách nhiệm của GV đã tác động xấu đến HS. Từ chỗ không thích học văn, không hứng thú với các giờ Làm văn, HS càng trở nên lơ là trong việc thực hành. Theo kết quả khảo sát thì có đến 83.3% HS không tập trung, chưa chủ động, tích cực trong các giờ học về KNLL (xem bảng 1.5). GV giao bài tập về nhà cho HS nhưng không thường xuyên theo dõi và không có biện pháp kiểm tra việc tự rèn luyện của HS dẫn đến tình trạng HS lười biếng trong luyện tập, không thấy được tác dụng của việc chăm chỉ luyện tập, không thấy được vai trò của bài tập trong SGK. Thực tế cho thấy khi GV cho bài tập về nhà để HS rèn luyện thì chỉ có 16.8% HS làm tất cả bài tập, còn lại là làm một ít (73.3%) và không làm bài (9.9%) (xem bảng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 71)