Rèn KNLL qua việc tích hợp với các giờ Đọc – hiểu văn bản

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 108)

luận và giờ dạy Tiếng

Ngày nay, “tích hợp” đã không còn là vấn đề xa lạ với mỗi thầy cô giáo chúng ta. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này. Theo GS. Nguyễn Thanh Hùng: “Có thể hiểu tích hợp là phương hướng phối hợp một cách tốt nhất các quá trình học tập của nhiều phân môn như Văn –

Tiếng Việt – Làm văn trong một bộ môn như Ngữ văn” [38, 16]. PGS. Đỗ

Ngọc Thống cho rằng:“Tích hợp là theo tinh thần ba phân môn hợp nhất lại,

hòa trộn trong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại” [71, 143].

3.3.1.1. Rèn KNLL qua việc tích hợp với giờ Đọc – hiểu văn bản nghị luận

Với ý nghĩa là cơ sở, là nền tảng cho quá trình học tập Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, việc rèn luyện KNLL trong văn nghị luận nhất thiết phải chú ý đến nguồn ngữ liệu quan trọng từ các giờ Đọc – hiểu văn bản, nhất là văn bản nghị luận.

Chúng ta biết rằng cấu trúc và nội dung chương trình của SGK hiện nay có những ưu điểm là làm nổi bật đặc trưng của các kiểu văn bản, từ đó giúp HS học cách tiếp cận, khai thác văn bản và nhất là cách vận dụng văn bản. So với chương trình cũ thì SGK bậc THPT hiện nay đã tăng một số lượng đáng kể những văn bản nghị luận, trong đó có cả NLXH và NLVH. Coi trọng đúng mức những tác phẩm văn học chính luận, những tác phẩm có màu sắc học thuật để tăng cường, tô đậm bản chất văn hoá của văn học. Việc đưa thêm văn nghị luận, tăng cường bản chất văn hoá của Văn học là để giúp HS vận dụng Văn học vào cuộc sống. Bởi vì văn nghị luận, nhất là nghị luận trong Văn học hiện đại và NLXH luôn gắn bó, gần gũi với cuộc sống của HS, nên đã giúp các em rất nhiều từ cách tư duy logic, cách lập luận đến cách viết một bài văn nghị luận hoàn chỉnh.

Vì vậy, rèn luyện KNLL qua việc tích hợp với giờ Đọc – hiểu văn bản nghị luận là một biện pháp thiết thực, phù hợp với nguyên tắc dạy học theo hướng đổi mới hiện nay. Việc tích hợp này đồng thời cũng góp phần phát huy ưu thế của việc khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại. Với phương pháp này, người học không chỉ có điều kiện tiếp cận và tiếp nhận văn bản, mà còn được rèn luyện thêm về KNLL và kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận.

Nhìn chung, những văn bản nghị luận được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ văn bậc THPT khá phong phú về đề tài và đa dạng về thể loại. Chẳng hạn: Lớp 10 có Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Hiền tài là

nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung); Lớp 11 có Chiếu cầu hiền (Ngô Thì

Nhậm), Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ), Về luân lý xã hội ở nước ta

(Phan Châu Trinh), Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

(Nguyễn An Ninh), Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng – ghen), Một thời

đại trong thi ca (Hoài Thanh – Hoài Chân); Lớp 12 có Tuyên ngôn độc lập

(Hồ Chí Minh), Nguyễn Đình Chiểu_ ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Nhìn về vốn

văn hoá dân tộc (Trần Đình Hượu),…

Trong những giờ Đọc – hiểu văn bản nghị luận này, GV có thể vận dụng quan điểm tích hợp để rèn luyện KNLL cho HS qua việc hướng dẫn các em khai thác tối đa các hình thức nghệ thuật, thấy được ý nghĩa và tác dụng của chúng trong việc biểu hiện nội dung của tác phẩm văn học. Bởi vì những văn bản nghị luận của các tác giả nổi tiếng là những tác phẩm xuất sắc, đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật lập luận mà HS cần noi theo. Khi phân tích những văn bản này, GV cần hướng dẫn HS khai thác triệt để nghệ thuật lập luận của tác giả từ góc độ xây dựng bố cục, kết cấu các ý, cách trình bày lĩ lẽ, dẫn chứng, cách lựa chọn các phương pháp lập luận để làm sáng tỏ các quan điểm của mình và để thuyết phục được người đọc (người nghe).

Ví dụ: Trong giờ Đọc - hiểu văn bản Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), GV có thể tích hợp phân tích tác phẩm với việc rèn luyện KNLL cho HS qua các bước sau:

Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm bố cục của bài Cáo để thấy được bài

Đại cáo bình Ngôcó 4 luận điểm chính là:

- Nêu luận đề chính nghĩa - Vạch rõ tội ác của kẻ thù

- Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.

- Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

Bước 2: Ở mỗi luận điểm của bài Cáo, GV hướng dẫn HS tìm và phân tích các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm đó (lưu ý: phân tích nghệ thuật lập luận qua cách mà tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng).

Bước 3: GV hướng dẫn HS tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài, đặc biệt chú trọng đến những đặc sắc trong nghệ thuật viết văn chính luận của Nguyễn Trãi.

Một ví dụ khác là tích hợp rèn luyện KNLL trong giờ Đọc – hiểu văn bản nghị luận hiện đại qua đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo

đức và luân lí Đông Tây) của tác giả Phan Châu Trinh. GV có thể tiến hành

những bước sau đây:

Bước 1: Hướng dẫn HS tìm chủ đề tư tưởng và cấu trúc của đoạn trích nhằm giúp HS xác định được luận đề và các luận điểm làm sáng tỏ luận đề đó.

Bước 2: Ở mỗi luận điểm, GV hướng dẫn HS tìm và phân tích nghệ thuật lập luận của tác giả qua cách ông đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng, cách lựa chọn các phương pháp lập luận (chẳng hạn: cách vào đề bằng phương

pháp lập luận bác bỏ; sử dụng phương pháp lập luận so sánh xã hội “bên Châu Âu”, “bên Pháp” với “bên ta”, v.v…)

Bước 3: GV hướng dẫn HS tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích, đặc biệt chú trọng đến phong cách chính luận độc đáo của Phan Châu Trinh (lúc từ tốn, mềm mỏng; lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục).

3.3.1.2. Rèn KNLL qua việc tích hợp với giờ Tiếng Việt

Chúng ta biết rằng cấu trúc của một bài học Tiếng Việt gồm hai phần là lý thuyết và thực hành. Lý thuyết của bài học được trình bày theo phương pháp quy nạp, nghĩa là đi từ phân tích ngữ liệu để rút ra kết luận. Còn phần luyện tập thì cung cấp một số bài tập cho HS thực hành nhằm củng cố lý thuyết. Dựa vào cấu trúc này, GV có thể tích hợp rèn luyện KNLL cho HS trong cả hai phần thông qua các bài tập của SGK hoặc những bài tập do chính GV tự thiết kế.

Tuy nhiên không phải ở bài học nào chúng ta cũng có thể tích hợp rèn luyện KNLL cho HS. Theo GS. Lê A: “Vận dụng tích hợp trong dạy học Ngữ văn cần lưu ý về nội dung, mức độ, thời điểm cũng như cách thức tích hợp”

[2,47]. Vì vậy, sau khi xem xét chương trình Tiếng Việt bậc THPT, chúng tôi cho rằng việc tích hợp rèn KNLL cho HS có thể tiến hành qua các bài học sau đây: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt (lớp 10), Thực hành về lựa chọn

trật tự các bộ phận trong câuPhong cách ngôn ngữ chính luận (lớp 11),…

Việc tích hợp rèn luyện KNLL qua các giờ Tiếng Việt chủ yếu là thông qua các bài tập cụ thể. Với tinh thần này, TS. Trần Thanh Bình trong

bài “Về một hướng gắn bó Ngữ pháp với Làm văn” đã đặt ra vấn đề gắn bó

Ngữ pháp với Tập làm văn, hướng tới loại “bài tập văn bản”, đó là một dạng bài tập ngữ pháp để tạo cơ sở cho sự tích hợp giữa Ngữ pháp với Làm văn nhưng chưa phải là bài tập Làm văn vì trong hệ thống bài tập dạy học Tiếng Việt, những kiến thức của phần văn pháp sẽ được tiến hành trực tiếp dưới một

bài tập riêng – bài tập văn bản, cho nên chúng ta hoàn toàn có thể xác lập được một mối quan hệ hết sức gắn bó giữa chương trình Ngữ pháp với chương trình Tập làm văn.

Ví dụ: Bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt [SGK Ngữ văn 10, tập 2] trình bày kiến thức theo hai nội dung: Một là, khi sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngữ âm - chữ viết, về từ ngữ, về ngữ pháp và về phong cách chức năng. Hai là, phải sử dụng Tiếng Việt một cách sáng tạo, uyển chuyển, linh hoạt để đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Để tích hợp rèn luyện KNLL cho HS trong bài học này, GV cần nhấn mạnh đến các Bài tập phân tích ngữ liệu ở phần lý thuyết và Bài tập thực hành ở phần luyện tập trong SGK; hoặc thay thế và bổ sung bằng một số bài tập khác do GV tự thiết kế. Chẳng hạn: Bài tập rèn kỹ năng viết câu nghị luận

(3.2.3.5), Bài tập rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận (3.2.3.6), Bài tập sửa

lỗi lập luận (3.2.3.4), v.v…

Ở bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu [SGK Ngữ văn 11, tập 1], mục tiêu cần đạt là giúp HS nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản; có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu; có kỹ năng sắp xếp trật tự câu khi nói và viết. Do đó, trong bài học này, GV có thể tích hợp rèn KNLL cho HS qua việc bổ sung thêm một số Bài tập rèn

kỹ năng viết câu nghị luận (3.2.3.5).

So với hai bài học trên thì bài Phong cách ngôn ngữ chính luận [SGK Ngữ văn 11, tập 2]có mức độ tích hợp cao hơn. Vì mục tiêu của bài học này là giúp HS hiểu khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận; biết cách phân tích và viết bài văn nghị luận. Vì vậy, để tích hợp rèn luyện KNLL cho HS trong bài học này, GV cần nhấn mạnh đến các Bài tập phân tích ngữ liệu ở phần lý thuyết và Bài

bài tập khác do GV tự thiết kế. Ví dụ như: Bài tập rèn kỹ năng viết câu nghị luận (3.2.3.5), Bài tập rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận (3.2.3.6), Bài tập sửa lỗi lập luận (3.2.3.4), Bài tập dùng từ đúng phong cách văn nghị luận, v.v…

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)