Sự bổ sung của Ngữ dụng học vào việc đổi mới lý thuyết lập luận

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 60)

trong chương trình Làm văn bậc THPT

Chúng ta biết rằng lập luận được thể hiện ở các các cấp độ: câu – đoạn văn – văn bản. Dù ở cấp độ nào thì lập luận cũng cần đạt được những yêu cầu: dùng từ đúng, chính xác, tinh tế, gợi cảm; câu văn phải gọn gàng, súc tích, đa dạng về cấu trúc và phù hợp về phong cách chức năng của từng văn bản. Những yêu cầu này được thể hiện rất cụ thể, rõ ràng khi lý thuyết lập luận ở phân môn Làm văn được đặt trong mối quan hệ với lý thuyết lập luận của Ngữ dụng học.

Dưới góc nhìn của Ngữ dụng học, lập luận không còn là một vấn đề khó hiểu, phức tạp mà trở nên đơn giản, gần gũi như những giao tiếp thông thường trong cuộc sống của các em. Bởi lẽ trong cuộc sống hằng ngày, trong giao tiếp đời thường, chúng ta luôn cần đến lập luận: để chứng minh, để biện giải, để tranh luận hoặc để giải thích một sự kiện, để thuyết phục người khác tin vào điều mình nói và cũng có thể dùng lập luận để bác bỏ ý kiến của người khác, v.v…

Theo GS. Đỗ Hữu Châu: “Nói tới lập luận thường là nói tới suy luận theo diễn dịch và người ta thường nghĩ ngay đến logic, đến lí luận, đến diễn

ngôn nghị luận” [15, 165]. Văn nghị luận là văn bản làm việc với các ý kiến

có vấn đề then chốt là lập luận. Vì vậy, việc vận dụng lập luận của Ngữ dụng học vào dạy – học Làm văn sẽ giúp HS rèn luyện kỹ năng suy luận, từ đó mà trình bày vấn đề một cách rõ ràng, logic, chặt chẽ và thuyết phục.

Sau đây là một vài đề xuất của tác giả luận văn về sự bổ sung của lý thuyết lập luận dưới góc độ Ngữ dụng học vào đổi mới lý thuyết lập luận của phân môn Làm văn:

Ngoài ba bước xây dựng lập luận mà SGK hiện hành nêu ra, chúng tôi cho rằng cần thiết bổ sung thêm một bước nữa để giúp HS hoàn thiện KNLL, đó là: Sử dụng các phương tiện liên kết lập luận. GS, Lê A khẳng định:

“Trong khi lập luận, một mặt luận cứ và kết luận (luận điểm) phải được trình bày rõ ràng, tách bạch nhau, nhưng mặt khác, chúng phải được liên kết với nhau một cách chặt chẽ để tạo nên một chỉnh thể. Vì vậy, việc sử dụng linh

hoạt các phương tiện liên kết lập luận giữ vai trò hết sức quan trọng” [1,

168].

Ngữ dụng học gọi tên các phương tiện liên kết lập luận này là tác tử

(operateur) lập luậnkết tử (connectuer) lập luận.

“Tác tử lập luận là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra

một định hướng nghĩa làm thay đổi tiềm năng lập luận của phát ngôn” [24,

176]. Ví dụ: Giả định ta có nội dung: “Bây giờ tám giờ”. Nếu đưa vào tác tử

đãhoặc mới ... thôi,ta có nội dung mới: “Bây giờ đãtám giờ rồi” và “Bây giờ

mới tám giờ thôi”. Rõ ràng là thông tin miêu tả trong hai câu sau không đổi nhưng phát ngôn với đã ... rồi hướng về kết luận “khẩn trương lên” và phát ngôn với mới ... thôihướng về kết luận “cứ từ từ”.

Theo GS. Nguyễn Đức Dân: “Trong Tiếng Việt, những từ định hướng

nghĩa đều là những tác tử lập luận”.Ví dụ:

- Hơn, bằng, tương tự, giống như, kém, không kém gì, không hơn gì,…

có tác dụng so sánh hai đối tượng để rút ra đánh giá chúng là như nhau, hoặc cao hơn, hoặc thấp hơn.

- Chán, Thì có, Đấy chứ (/chứ bộ)… dùng để bác bỏ một phát ngôn nào

đó.

- Có, thôi/ Những, kia có tác dụng đánh giá sự vật ở mức độ ít/ nhiều so

với mức thông thường

- Mà nào có A; Hơn nữa, A; Đã A (mà) lại B;A và... lại B; A. Vả lại B,… có tác dụng tăng cường luận cứ, luận cứ này bổ sung cho luận cứ kia tạo thành một chuỗi luận cứ.

- Ấy thế mà; Tuy vậy; Tuy… nhưng; Còn… đã, Mới… đã, Chưa… đã,

Đã… vẫn, Đã… còn, Đã… vẫn còn, Đã… vẫn chưa;… đảo hướng lập

luận (nghĩa là nó báo trước rằng luận cứ sắp nêu ra sẽ dẫn đến một kết luận theo hướng trái ngược với hướng của kết luận rút ra từ luận cứ trước đó).

- v.v… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Kết tử lập luận là yếu tố tác động vào một hoặc nhiều phát ngôn để

làm thành một lập luận. Kết tử liên kết luận cứ với kết luận” [24, 177].

Lập luận có kết tử là những lập luận dùng liên từ, từ tình thái, từ biểu hiện quan hệ mục đích… làm kết tử. Ví dụ:

- Những liên từ, cặp liên từ tạo câu ghép: vì… nên, hễ… thì, nếu… thì,

bởi vì… (Nếu con không làm xong bài tập này thì tối nay con không

được xem phim).

- Liên từ cũng có thể liên kết hai câu có quan hệ nhân quả (Ông miệt mái lao động đã trở thành một nghệ sĩ bậc thầy).

- Cặp liên từ hoặc… hoặc thể hiện quan hệ loại trừ (Hoặc là con làm xong bài tạp này hoặc là tối nay con không được xem phim).

- Những từ biểu hiện quan hệ mục đích (Chúng ta cần đi sớm để kịp có mặt trước khi máy bay cất cánh).

- Những từ tình thái thể hiện thái độ tin cậy, sự chắc chắn: tất nhiên,

chắc chắn, đương nhiên, nhất định, thế nào cũng,… (Mặt trời lên, chắc

chắn chim ríu rít trên cành). - v.v…

Trong mỗi văn bản nghị luận, bao giờ chúng ta cũng tìm thấy được những tín hiệu ngôn ngữ đánh dấu cho sự lập luận. Những tín hiệu này góp

phần định hướng nghĩa và tạo ra một chương trình lập luận chi phối tính liên kết của văn bản. Qua các phát ngôn (luận cứ, kết luận), người nói tạo ra một định hướng lập luận nào đó đối với một hệ quy chiếu xác định và làm người nghe nhận thức được điều đó. “Sự định hướng ở đây để tạo ra sự liên kết giữa hai phát ngôn, để tạo ra sự đánh giá tăng hay giảm mức độ của sự kiện, để

thang độ hoá sự kiện” [24, 221]. Tóm lại, tất cả những kiến thức cơ bản trên

đây đều dễ dàng phát triển thành những lập luận trong văn nghị luận.

Muốn lập luận đạt được hiệu quả thuyết phục, người viết cần xác định được kết luận của lập luận, xác định được quan điểm của mình về vấn đề cần nghị luận tìm ra những luận cứ chính xác, tin cậy và sử dụng các phương tiện liên kết lập luận để dẫn dắt vấn đề đến cái đích mà người viết cần hướng tới (là tán thành hay phản đối) nhằm thuyết phục người nghe. Người làm văn nghị luận, nếu nắm vững các tác tử - kết tử lập luận và sử dụng chúng một cách phù hợp, linh hoạt, đúng lúc đúng chỗ thì hiệu quả lập luận sẽ rất cao. Muốn vậy, người viết cần phải tích cực luyện tập, rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu; rèn kỹ năng tư duy khoa học, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc.

2.5.2. Về thao tác lập luận

2.5.2.1. Trong chương trình Làm văn bậc THPT, các bài học về thao tác lập luận đóng vai trò chủ đạo, song nếu xem xét kĩ những bài học này, chúng ta sẽ thấy rằng phần lý thuyết còn rất sơ sài, HS khó mà vận dụng vào thực hành. Các bài học về thao tác lập luận triển khai theo hai phần: I. Mục

đích, yêu cầuII. Cách lập luận. Cách lập luận là phần trọng tâm của bài

học lại được viết rất sơ lược, chỉ vài ý, lý thuyết suông, chưa chỉ ra được đặc trưng riêng của mỗi thao tác ở cách dùng từ, đặt câu, các cấu trúc lập luận cụ thể,…

Ứng dụng lý thuyết lập luận dưới góc độ Ngữ dụng học vào bổ sung, cải tiến lý thuyết về các thao tác lập luận, chúng tôi chú ý đến những hình

ngôn ngữ riêng biệt. Những hình thức ngôn ngữ này giúp HS dễ dàng hơn khi phân biệt các thao tác lập luận cũng như vận dụng chúng vào quá trình tạo lập văn bản. Ví dụ:

 Thao tác lập so sánh thường sử dụng:

 Từ ngữ: hơn, bằng, giống, tựa như, dường như, gần như, chẳng

khác gì, như thế, coi như,… (Em A giỏi không kém gì em B mà

gia đình em A lại rất khó khăn. Nên chọn em A ra dự trại hè ở Hà Nội).

 Cấu trúc: A không kém gì B; A không hơn gì B; Đến A còn x nữa

là (/ huống hồ,/ huống chi) B; Không A thì cũng B;... (“Chuông

khánh còn chẳngăn ai - Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thao tác lập giải thích thường sử dụng những hình thức sau:

 Giải thích theo tam đoạn luận, theo các quy luật suy diễn trong logic hình thức (Ông ấy bị tăng huyết áp vì đã ăn quá nhiều trứng. Ai ăn nhiều trứng là bị tăng huyết áp liền mà!).

 Giải thích theo quy luật đồng nhất (Tôi là tôi mà cô Hai là cô Hai. Tôi làm khác vì tôi không phải là cô Hai).

 Giải thích theo lí lẽ số lượng (Nhà trường đang đứng trước một hiểm hoạ mới, vì đã có tới 8% số sinh viên hút chích ma tuý).

 Giải thích theo qua những sự kiện thực tiễn, qua nhận thức thực tiễn(Tôi kiêng rượu vì sợ bệnh gan).

 Giải thích theo giả thuyết (Tôi cho rằng đây không phải là một cái chết ngẫu nhiên mà là một vụ mưu sát để bịt đầu mối).

 Sự giải thích ngữ dụng (Tôi không tiếp nó vì tôi không thích).

 Giải thích nguyên nhân: (Có kết quả) A bởi vì (/ tại vì/ là vì/ do

(vì)/ chẳng qua là (vì)) B (Anh ta có được những gì như hôm nay

 Giải thích mục đích:(Hành động) A để (/ nhằm/ vì/ hòng) B; (Đã

không hành động) A nếu không có B (xảy ra) (“Không có lửa làm

sao có khói”).

 Thao tác lập luận bác bỏ thường dùng những hình thức như:

 Câu chất vấn bác bỏ sự tồn tại: mấy ai có, mấy nơi có, mấy khi

gặp,...(Thứ này mấy aicó, nên mua tặng anh ấy đi).

 Cụm từ chẳng mấy phủ định sự tồn tại: chẳng mấy ai có, chẳng

mấy nơi có, chẳng mấy khi gặp,... (Chẳng mấy khi gặp được thứ

này, nên mua tặng anh ấy đi).

 Các hư từ chỉ sự hạn định: chỉ... mới (có)... thôi;... (Chỉ ở đây

mới có thứ này thôi, nên mua tặng anh ấy đi).

 Những tác tử bác bỏ: chán, đấy, đấy chứ, thì có,... (Dậy đi thôi! Trễ lắm rồi! - Còn sớm chán!).

v.v…

2.5.2.2. Ngoài những thao tác lập luận mà SGK nêu ra, chúng ta còn có thể sử dụng các thao tác lập luận khác như suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, lập luận theo quan hệ nhân – quả, câu hỏi và chất vấn,…

Lý thuyết lập luận của Ngữ dụng học đã chỉ ra rằng:“Suy luận quy nạp là suy luận mà kết luận là tri thức chung được khái quát từ những tri thức riêng lẻ, cụ thể. Đây là tiến trình tư duy đi từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể tới cái khái quát” [24, 183].

Còn “Phép suy luận mà từ một phán đoán hay một số phán đoán,

chúng ta suy ra một phán đoán khác, theo những quy tắc hình thức được gọi

là phép suy luận diễn dịch” [24, 184]. Ví dụ:

(1)Mọi suy luận đúng đắn đều có sức thuyết phục. (2)Không một sự ngụy biện nào có sức thuyết phục.

Từ (1) và (2) suy ra (3): Không một sự ngụy biện nào là sự suy luận đúng đắn.

Theo GS. Nguyễn Đức Dân, “sự suy luận hay lập luận đều dùng tới những phán đoán nêu mối quan hệ nhân - quả, dù đó là phán đoán nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhân – kết quả, điều kiện – kết quả, hay sự giải thích lí do, nguyên nhân, mục

đích của một sự kiện, một hành động hay một giả định” [24, 210]. Xem bảng

tóm tắt sau đây:

Bảng 2.2: Những kiểu quan hệ logic trong lập luận nhân – quả

Những kiểu quan hệ logic Ví dụ

Lập luận theo điều kiện có thể. Hôm nay trời nắng. Vì vậy, chúng ta có thể đi chơi

Lập luận theo điều kiện cần: Nếu A là có thể B (được)

Bây giờ đã hửng nắng. Chúng ta đi chơi được rồi.

Lập luận theo điều kiện tất yếu (điều kiện đủ nhưng không phải là duy nhất): Nếu A thì B, Không A vẫn có thể B, Không B thì không A.

Cái gì quý thì hiếm. Cái gì không quý thì không hiếm

Lập luận theo điều kiện duy nhất: Chỉ A

mới B, Không B nếu không A.

Nó đã bị N ám hại vì chỉ N mới có loại mũi tên này.

Những kiểu nhìn nhận về giá trị chân lí: - Phán đoán đúng một cách khái quát.

- Phán đoán đúng cho trường hợp cụ thể

(theo quan điểm người nói)

- Phán đoán đúng theo điểm nhìn giả định

với những cách dùng phản ánh những thời gian khác nhau.

- Hễ ai say mê công việc là người đó sẽ thành đạt.

- Nó học nhiều nên đã thi đậu.

- Tôi không rút ra một kết luận gì về hành động của ông ta, vì có vẻ như đây là một hành động không cố ý.

Lập luận theo quan hệ điều kiện – kết quả:

B miễn là A; B với điều kiện A; B nếu như (có) A; Để B, hãy A; A nhằm để B; Một khi có A thì sẽ có B.

- Tôi sẵn sàng làm tất cả miễn là cô ấy cảm thấy vui.

- Tôi sẽ đi với điều kiện anh không làm phiền cô ấy.

Lập luận nêu quan hệ giả định: Giá A thì B Giá không có giậu mồng tơi,

Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng (Nguyễn Bính)

Trong lập luận, thay vì khẳng định, nhiều lúc sự đưa ra câu hỏi chất vấn về một yếu tố nào đó lại có tác dụng nhấn mạnh và gây hiệu quả tốt hơn. Đây cũng chính là phương pháp lập luận vấn đáp mà lý thuyết lập luận trong chương trình Làm văn hiện nay chưa đề cập đến. Sau đây là bảng tóm tắt các dạng câu hỏi của phương pháp lập luận vấn đáp:

Bảng 2.3: Các dạng câu hỏi trong lập luận vấn đáp

Các dạng câu hỏi Ví dụ Ý nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi về một luận đề.

Đã A chưa? Nếu không sẽ không B đâu.

Nhấn mạnh A là điều kiện duy nhất để B

Câu hỏi về sự kiện để nhấn mạnh lập luận

A bảo không hiểu tại sao B. Thế anh có biết đã xảy ra A không?

Câu hỏi để nhấn mạnh một sự kiện

A có bằng lòng làm việc này không? Tôi muốn tạo cho anh một cơ hội đấy.

Nhấn mạnh vào sự lựa chọn

Câu hỏi để kiểm tra thông tin, kiểm tra nhận thức

- Khi thực B, anh có biết là A không? - Khi đề nghị B, anh có biết là A không?

“Có A tức là không nên B, không thể B”.

Khi đặt câu hỏi tức là người viết đã tạo ra những tình huống có vấn đề, làm nảy sinh những phán đoán khái quát, đó là những luận điểm. Hình thức đặt câu hỏi có thể giúp người viết xem xét luận đề từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, trong đó có cả những mặt trái của vấn đề. Lập luận theo kiểu vấn đáp sẽ giúp người viết hình thành được tư tưởng, cái đích cần hướng tới trong câu trả lời. Do đó, câu hỏi cũng chính là mệnh đề chứa kết luận của lập luận được thể hiện qua trình tự các luận cứ giải thích được dẫn trong câu

trả lời. Việc áp dụng phương pháp lập luận này giúp cho việc lập luận đạt hiệu quả cao hơn, gây được sự chú ý của người đọc (người nghe). Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc bổ sung phương pháp lập luận vấn đáp vào chương trình dạy học ở trường THPT là thật sự cần thiết.

Một trong những nguyên nhân nữa khiến chất lượng bài làm văn nghị luận của HS còn thấp là vì các em thiếu hẳn một hệ thống lí lẽ của lập luận. Đứng trước một vấn đề (đề bài), HS không biết phải giải quyết như thế nào; mặc dù có thể vạch ra những ý chính (luận điểm) của bài nhưng vì thiếu sự hiểu biết về vấn đề đó nên không thể đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để chứng

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 60)