Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 54)

Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của NH chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của KH, vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của KH.Do đó bất cứ NH nào muốn tồn tại và hoạt động ngày càng hiệu quả thì ngoài việc phải nâng cao doanh số cho vay,

NH cần phải chú trọng đến công tác thu nợ làm sao đảm bảo đồng vốn bỏ ra

và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Chúng ta hãy cùng xem xét tình hình thu nợ của BIDV Bạc Liêu qua từng giai đoạn sau.

4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ qua ba năm 2010, 2011 và 2012

Bảng 4.7: Doanh số thu nợ của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.317.699 2.400.418 2.459.045 82.719 3,57 58.627 2,44 Trung dài hạn 65.000 73.730 55.750 8.730 13,43 (17.980) (24,39) Tổng cộng 2.382.699 2.474.148 2.514.795 91.449 3,84 40.647 1,64

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, giai đoạn 2010 - 2012

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy dù tốc độ tăng không cao nhưng tổng

doanh số thu nợ của BIDV Bạc Liêu trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 vẫn

không ngừng tăng lên. Cụ thể, năm 2010 tổng doanh số thu nợ của NH là

2.382.699 trđ, sang năm 2011 tăng thêm 91.499 trđ (tốc độ tăng 3,84%) so với năm 2010, qua năm 2012 tổng doanh số thu nợ tiếp tục tăng thêm 40.647 trđ (tương ứng tăng 1,64%) so với năm 2011.Như vậy, nhìn chung tình hình thu nợ của BIDV Bạc Liêu trong giai đoạn này là khá ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước, nguyên nhân là do NH đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp

thu nợ hiệu quả, bên cạnh đó do trong giai đoạn này hoạt động sản xuất kinh

doanh của các cá nhân, hộ gia đình (hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng

thủy sản, kinh doanh gia đình…) có nhiều khả quan nên hoàn thành tốt nghĩa

vụ trả nợ cho NH. 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngắn hạn Trung - dài hạn

2.317.699

2.400.418 2.459.045

65.000 73.730 55.750

Hình 4.7: Biểu đồ tình hình thu nợ của

BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm, trong khi doanh số thu nợ trung - dài hạn lại biến động tăng giảm

liên tục. Năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 2.317.699 trđ, doanh số thu

nợ trung - dài hạn đạt 65.000 trđ. Sang năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn

và trung - dài hạn đều tăng lên, lần lượt là 2.400.418 trđ và 73.730 trđ. Sang

năm 2012, trong khi doanh số thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên 2.459.045 trđ,

tức tăng thêm 58.627 trđ thì doanh số thu nợ trung - dài hạn lại giảm xuống

4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ của BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Bạc Liêu, 6 tháng đầu năm 2013

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Ngắn hạn Trung - dài hạn 1.740.830 1.525.709 97.120 212.712 Hình 4.8: Biểu đồ tình hình thu nợ

của BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013

Tổng doanh số thu nợ của NH ở 6 tháng đầu năm 2013 giảm 99.529 trđ, tương ứng tỷ lệ giảm 5,42% so với cùng kỳ năm 2012. Điều này xuất phát từ

các nguyên nhân chính sau:

- Hoạt động sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn: sản lượng lúa

thu hoạch chỉ đạt 97,94% so với 6 tháng đầu năm 2012 năm trước, sản lượng đàn vật nuôi và thủy sản cũng không cao nên các cá nhân, hộ gia đình gặp khó khăn trong việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

- Đối với các DN thì doanh số thu nợ giảm chủ yếu tập trung vào các DN chế biến thủy sản. Nguyên nhân là do không DN nào có được vùng nguyên liệu ổn định để phục vụ cho việc chế biến, vì các DN không ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người dân trong tỉnh mà chỉ mua trôi nổi qua thương lái nên

công suất chế biến của hầu hết các DN thời gian này không vượt quá 50%.

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền % Ngắn hạn 1.740.830 1.525.709 (215.121) (12,36) Trung - dài hạn 97.120 212.712 115.592 119,02 Tổng cộng 1.837.950 1.738.421 (99.529) (5,42)

Xét về tỷ trọng thì có thể thấy trong giai đoạn này doanh số thu nợ ngắn

hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh số thu nợ trung - dài hạn, tỷ

trọng bình quân là 91,24%. Tuy nhiên, doanh số thu nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm xuống (từ 1.740.830 trđ ở 6 tháng đầu năm 2012 giảm xuống còn

1.525.709 trđ ở 6 tháng đầu năm 2013) trong khi doanh số thu nợ trung - dài hạn lại có xu hướng tăng lên (6 tháng đầu năm 2013 tăng 115.592 trđ, tốc độ tăng 119,02% so với cùng kỳ năm 2012). Vì vậy, trong thời gian tới NH cần

tiếp tục duy trì được hiệu quả thu nợ trung - dài hạn, đồng thời phải có biện

pháp tích cực để nâng cao doanh số thu nợ ngắn hạn để tác động làm tổng

doanh số thu nợ của NH tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)