ĐỘNG VỐN CỦA BIDV BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2010 - THÁNG 6/2013 4.1.1. Khái quát vềcơ cấu nguồn vốn của ngân hàng
4.1.1.1. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm 2010, 2011
và 2012
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH thì nguồn vốn luôn đóng
mộtvai trò rất quan trọng bởi nó quyết định đến khảnăng hoạt động cũng như
hiệuquả kinh doanh của NH. Nguồn vốn của BIDV Bạc Liêu trong 3 nămqua chủ yếu từ 2 nguồn sau:
- Vốn huy động: Gồm nguồn vốn huy động từ các TCKT và các cá nhân, hộgia đình trong xã hội dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạnvà tiền gửi khác.
- Vốn điều chuyển: Gồm 2 loại:
+ Vốn điều chuyển đến: Là nguồn vốn mà NH chỉ sử dụng khi nguồn vốnhuy động tại chỗkhông đủđểđáp ứng nhu cầu cho vay, khi đó NH sẽ xin
điềuchuyển vốn đến và phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất huy động bình quân tại thờiđiểm điều chuyển.
+ Vốn điều chuyển đi: Là nguồn vốn huy động mà NH sử dụng còn thừa
nên NH đã điều chuyển số vốn này về Hội sở và NH sẽ được hưởng lãi từ
khoảnvốn điều chuyển đi này.
Tùy tình hình hoạt động mỗi năm mà cơ cấu nguồn vốn của BIDV Bạc Liêu sẽ có sự thay đổi nhưng dù có thay đổi thì nguồn vốn huy động vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của NH. Để thấy rõ được tình hình nguồn vốn của BIDV Bạc Liêu trong 3 năm 2010, 2011 và2012 chúng ta sẽ tiến hành phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 422.429 562.387 650.425 139.958 33,13 88.038 15,65 Vốn điều chuyển 327.226 418.836 422.619 91.610 28 3.783 0,90 Tổng nguồn vốn 749.655 981.223 1.073.044 231.568 30,89 91.821 9,36
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Bạc Liêu, giai đoạn 2010 - 2012
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng nguồn vốn của NH qua 3 năm
không ngừng tăng lên. Cụ thể, con số 749.655 trđ ở năm 2010 đã nhanh chóng
tăng lên 981.223 trđ ở năm 2011, đạt mức tăng tuyệt đối 231.568 trđ với tốc độ tăng trưởng 30,89% so với năm 2010. Sang năm 2012, tổng nguồn vốn tiếp
tục tăng thêm 91.821 trđ (tỷ lệ tăng 9,36%) so với năm 2011. Mặc dù tổng
nguồn vốn của NH tăng liên tục qua các năm, nhưng cần phải nhìn nhận là tốc độ tăng năm 2012 thấp hơn tốc độ tăng năm 2011. Đâylà điều tất yếu bởi lẽ năm 2012 có thể nói là một năm “xuống dốc” của toàn ngành NH, do đó
BIDV Bạc Liêu cũng không phải là ngoại lệ. Tuy vậy, NH vẫn đạtđược mức tăng trưởng vốn khá tốt.
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn huy động Vốn điều chuyển 56,3% 43,7 57,3% 42,7% 60,61% 39,39%
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của
BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012
* Vốn huy động:
Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng, phản ánh hiệu quả hoạt động
cũng như tính độc lập của NH. Vì vậy, NH đã sử dụng nhiều biện pháp tích
cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân và tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu
cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Cụ thể năm 2010 nguồn vốn huy động được là 422.429 trđ, chiếm tỷ trọng 56,3% trong tổng nguồn vốn. Đến năm
2011, nguồn vốn huy động tăng lên 562.387 trđ (tăng 139.958 trđ, tương ứng
vốn của NH. Sang năm 2012, vốn huy động lại tiếp tục tăng thêm 88.038 trđ
so với năm 2011, đây cũng là năm có tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn
vốn đạt cao nhất trong 3 năm, lên tới 60,61%. Vốn huy động tăng lên qua từng năm cho thấy công tác mở rộng mạng lưới, mở rộng địa bàn hoạt động cùng với chính sách chăm sóc KH phù hợp, hệ thống trụ sở khang trang đã bắt đầu
phát huy tác dụng. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận là vốn huy động tuy chiếm
tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn của NH, nhưng thực tế là vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, do đó NH vẫn phải sử
dụng vốn điều chuyển đến từ Hội sở để cho vay.
* Vốn điều chuyển:
Trong cả 3 năm 2010, 2011 và 2012 BIDV Bạc Liêu không có vốn huy
động thừa để điều chuyển đi mà vẫn phải sử dụng một lượng khá lớn nguồn
vốn điều chuyển đến từ Hội sở. Cụ thể, năm 2010 là 327.226 trđ, chiếm tỷ
trọng 43,7% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn này đã tăng thêm 91.610 trđ
vào năm 2011. Đến năm 2012, đã tăng lên 422.619 trđ, tăng thêm 3.783 trđ so với năm 2011, tỷ lệ tăng 0,9%. Sử dụng vốn điều chuyển đến là một gánh
nặng về lãi suất của NH, vì chi phí sử dụng vốn này thường cao hơn chi phí sử
dụng vốn huy động. Tuy nhiên cũng có dấu hiệu khả quan cho NH trong giai đoạn này là tỷ trọng vốn điều chuyển đến trong tổng nguồn vốn có xu hướng
giảm dần qua từng năm, từ 43,7% vào năm 2010 đã giảm xuống còn 42,7%
vào năm 2011 và chỉ còn 39,39% vào năm 2012.
4.1.1.2. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền % Vốn huy động 619.701 757.211 137.510 22,19 Vốn điều chuyển 603.000 348.082 (254.918) (42,27) Tổng nguồn vốn 1.222.701 1.105.293 (117.408) (9,60)
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Bạc Liêu, 6 tháng đầu năm 2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tổng nguồn vốn của NH thời gian này giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2012 tổng
nguồn vốn là 1.222.701 trđ, sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng nguồn vốn
giảm 117.408 trđ so với 6 tháng đầu năm 2012, tức đạt được 1.105.293 trđ. Mặc dù vốn huy động tăng lên (từ 619.701 trđ tăng lên 757.211 trđ, tăng
22,19%) nhưng tổng nguồn vốn của NH 6 tháng đầu năm 2013 vẫn giảm là do vốn điều chuyển đến giảm mạnh, từ 603.000 trđ đã giảm xuống chỉ còn
348.082 trđ, tức giảm tới 42,27%. Điều này cũng chứng tỏ năng lực kinh
nhiều vào Hội sởnhư trước. Tuy nhiên, việc tổng nguồn vốn giảm đã cho thấy
quy mô nguồn vốn mà NH đạt được chưa tương xứng với tiềm năng phát triển
của vùng, điều này có thể do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác đã
ảnh hưởng đến số lượng KH đến giao dịch vào những tháng đầu năm nay.
6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013
Vốn huy động Vốn điều chuyển 50,7% 49,3% 68,51% 31,49%
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của
BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013
Phân tích cơ cấu nguồn vốn của NH qua hình 4.2 ta có thể thấy tỷ trọng
vốn huy động và vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn có sự thay đổi theo hướng tỷ trọng vốn huy động ngày càng được nâng cao,đồng thời tỷ trọng vốn điều chuyển ngày càng được hạ thấp. Từ 50,7% ở 6 tháng đầu năm 2012 đã
tăng lên 68,51% vào 6 tháng đầu năm 2013 đối với vốn huy động. Trong khi
đó, tỷ trọng vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn từ 49,3% đã giảm xuống
còn 31,49%. Đây là sự chuyển biến đáng ghi nhận của BIDV Bạc Liêu.
Tóm lại, trong xu thế hiện nay để tồn tại và phát triển thì BIDV Bạc Liêu cần đưa ra biện pháp tích cực hơn nữađể tăng nguồn vốn huy động, giảm bớt
vốn điều chuyển từ Hội sở.Điều này sẽ làm giảm chi phí, giúp cho hoạt động
kinh doanh của NH có hiệu quả, góp phần làm tăng uy tín và thương hiệu cho
BIDV Việt Nam.