4.1.2.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua ba năm 2010,
2011 và 2012
Nguồn vốn của BIDV Bạc Liêu cũng như các NHTM khác, chiếm tỷ
trọng cao nhất vẫn là vốn huy động từ bên ngoài. Hình thức huy động vốn chủ
yếu là tiền gửi của KH, trong trường hợp đặc biệt NH huy động vốn thông qua
hình thức vay của các tổ chức tín dụng khác (để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản). Cụ thể trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 nguồn vốn huy động của
BIDV Bạc Liêu gồm có:
- Tiền gửi của KH: Bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền tiết
kiệm của các cá nhân và hộ gia đình (trong 3 năm khống có nguồn vốn vay từ
NH khác).
- Phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu) nhưng không phổ biến, trong 3 năm chỉ thực hiện hình thức huy động này vào năm 2011.
Để thấy được cụ thể hơn cơ cấu nguồn vốn của BIDV Bạc Liêu, chúng ta sẽ tiến hành xem xét bảng sau:
Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1. Tổ chức kinh tế 80.661 62.894 111.473 (17.767) (22,03) 48.579 77,24 Không kỳ hạn 63.010 51.138 62.109 (11.872) (18,84) 10.971 21,45 Có kỳ hạn 17.651 10.756 49.364 (6.895) (39,06) 38.608 358,94
2. Tiền gửi tiết kiệm 341.768 492.056 538.952 150.288 43,97 46.896 9,53
Không kỳ hạn 12.422 27.154 42.523 14.732 118,60 15.369 56,60 Có kỳ hạn 329.346 464.902 496.429 135.556 41,16 31.527 6,35
3. Giấy tờ có giá - 7.437 - - - - -
Tổng vốn huy động 422.429 562.387 650.425 139.958 33,13 88.038 15,65
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Bạc Liêu, giai đoạn 2010 - 2012
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổ chức kinh tế Tiền gửi tiết kiệm Giấy tờ có giá 80.661 341.768 62.894 492.056 538.952 7.437 111.473 Hình 4.3: Biểu đồ tình hình huy động vốn
của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012
Về tổng quát, nguồn vốn huy động của NH trong giai đoạn này có xu
hướng tăng lên dù tốc độ tăng không ổn định. Điển hình là vào năm 2011 tổng
nguồn vốn huy động là 562.387 trđ, tăng 139.958 trđ so với năm 2010, tốc độ tăng là 33,13%. Trong khi đó sang năm 2012 thì nguồn vốn này đạt 650.425 trđ, tăng 88.038 trđ, tương ứng tỷ lệ tăng 15,65% so với năm 2011. Đạt được
việc linh hoạt trong công tác huy động với mức lãi suất thích hợp và các hình thức quảng cáo, quà tặng trúng thưởng... đã thu hút dân cư và các TCKT đến
gửi tiền ngày càng nhiều. Từ đó, đã làm cho vốn huy động tăng lên liên tục
trong những năm qua.
Sự gia tăng của vốn huy động chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết
kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Cụ thể, năm 2010 vốn huy động từ cá nhân
và hộ gia đình là 341.768 trđ, trong khi đó vốn huy động từ TCKT chỉ có 80.661 trđ. Con số này lần lượt là 492.056 trđ và 62.894 trđ vào năm 2011,
sang năm 2012 lần lượt là 538.952 trđ và 111.473 trđ. Sở dĩ tiền gửi của cá
nhân và hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 80% trong tổng vốn huy động của BIDV Bạc Liêu là do Bạc Liêu vẫn còn là một tỉnh thuần nông, công nghiệp và dịch vụ có mức phát triển thấp, cơ sở hạ tầng và nguồn vốn kinh doanh vẫn chưa thể sánh bằng với một số tỉnh bạn khác nên các TCKT luôn sử
dụng gần như tất cả nguồn vốn của mình; do đó nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ
chức này thường rất ít và thậm chí là không có hoặc có thì hầu hết là tiền gửi thanh toán, vì thếlượng tiền gửi của các TCKT chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối; còn đối với các cá nhân và hộ gia đình thì nhờ sự chăm chỉ cộng với kỹ
thuật canh tác tốt… mà trong 3 năm qua họ đã có được những mùa bội thu trong nông nghiệp (trồng lúa) và nuôi trồng thủy hải sản (nuôi tôm, nuôi cá kèo,…) và mức giá bán ra của các sản phẩm này cũng khá cao nên lượng tiền dôi ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ nhiều hơn.
Riêng hình thức huy động vốn bằng giấy tờ có giá (là hình thức mà NH
huy động vốn bằng việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu) thì chưa được BIDV Bạc Liêu áp dụng phổ biến, mà tùy thuộc vào sự chỉ đạo từ NH Hội sở. Trong 3 năm qua chỉ có năm 2011 là NH có thực hiện hình thức huyđộng này, đạt được 7.437 trđ.
4.1.2.2. Tình hình huy động vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.4: Tình hình huy động vốn của BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền % 1. Tổ chức kinh tế 50.962 109.053 58.091 113,99 Không kỳ hạn 33.120 31.867 (1.253) (3,78) Có kỳ hạn 17.842 77.186 59.344 332,61
2. Tiền gửi tiết kiệm 568.739 648.158 79.419 13,96
Không kỳ hạn 11.786 22.648 10.862 92,16
Có kỳ hạn 556.953 625.510 68.557 12,31
Tổng vốn huy động 619.701 757.211 137.510 22,19
Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, 6 tháng đầu năm 2013
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Tổ chức kinh tế
Tiền gửi tiết kiệm
50.962
109.053 568.739
648.158
Hình 4.4: Biểu đồ tình hình huy động vốn
của BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của
NH vẫn là từ tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân và hộ gia đình, luôn chiếm tỷ
trọng trên 85% tổng vốn huy động, sau đó mới tới tiền gửi của các tổ chức
kinh tế, trong thời gian này BIDV Bạc Liêu không huy động vốn thông qua
hình thức phát hành giấy tờ có giá.
Với phương thức huy động linh hoạt kết hợp với chính sách chăm sóc KH đa dạng như quà tặng, rút thăm trúng thưởng… hoạt động huy động vốn
của BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013 đã thu hút dân cư và tổ chức kinh
tế gửi tiền nhiềuhơn so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, tổng số vốn huy động ở 6 tháng đầu năm 2012 là 619.701 trđ, con số này đã tăng lên 757.211 trđ ở
cùng kỳ năm 2013, tức tăng 137.510 trđ, tỷ lệ tăng 22,19%. Như đã nói trên, sự gia tăng của vốn huy động chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm,
tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tiền gửi từ các tổ
chức kinh tế. Ở 6 tháng đầu năm 2012 tiền gửi của các TCKT là 50.962 trđ,
tiền gửi của cá nhân, hộ gia đình là 568.739. Con số này lần lượt là 109.053
trđ và 648.158 trđ ở6 tháng đầu năm 2013.
Nguyên nhân loại tiền gửi của các TCKT tăng mạnh trong thời gian này là do hầu hết các TCKT gửi tiền tại NH đều vừa là KH tiền gửi vừa là KH tiền
vay nên khi đến mùa kinh doanh thì họvay NH đểđầu tư kinh doanh, đến khi hết mùa vụ kinh doanh hoặc thu được tiền từ hoạt động kinh doanh thì họ
mang số tiền này đến trả nợ vay cho NH, còn phần tiền lãi thu được họthường gửi vào NH đểđến mùa vụ kinh doanh thì họ lại rút ra để sử dụng. Mặt khác, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, các tổ chức này sẽ cần NH làm trung gian cho các giao dịch của họ với đối tác thông qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện thanh toán bù trừdưới sự chủ trì của NHNN để họ có thể rút ngắn được thời gian chu chuyển vốn, tiết kiệm được chi phí và có được sự an toàn trong thanh toán; do đó tiền gửi thanh toán của các TCKT tại NH cũng tăng. Đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm thì sự gia tăng là nhờ vào sự
nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên NH cùng với sự đa dạng, phong phú trong
sản phẩm tiền gửi tiết kiệm nên đã mang lại kết quả huy động khá tốt.
Tóm lại, hoạt động huy động vốn của BIDV Bạc Liêu trong những năm
qua nhìn chung là khá tốt, nhưng NH cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn nhằm sẵn sàng đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tín dụng có thể
sẽ rất lớn trong những năm tới. Đồng thời NH nên chú trọng đến các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt để tương xứng với tiềm năng của mình và nâng cao thu nhập cho NH.