Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 72)

Bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều không tránh khỏi những rủi

ro trong quá trình hoạt động, hoạt động tín dụng của NH cũng không ngoại lệ. Đối với hoạt động tín dụng của NH thì ngoài nợ quá hạn, mức độ rủi ro còn

được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ xấu. Nếu nợ xấu cao cho thấy rằng công

tác thu nợ của NH chưa tốt, khả năng thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng

còn hạn chế hoặc do doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến

không có khả năng trả nợ cho NH. Theo quy định NHNN nếu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vượt quá 5% thì NH cần xem xét lại tình hình hoạt động tín dụng

cũng như hiệu quả hoạt động của NH.

Để thấy rõ những rủi ro tồn tại trong hoạt động tín dụngđối với DNVVN

của NH trong giai đoạn 2010 - tháng 6/2013, chúng ta hãy cùng phân tích cụ

thể nợ xấu của NH theo ba tiêu thức: theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế và theo thời hạn.

4.4.2.1. Phân tích nợ xấu qua ba năm 2010, 2011 và 2012

Bảng 4.19: Nợ xấuđối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu

giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1. Theo TPKT 2.563 4.581 11.275 2.018 78,74 6.694 146,13 1.1. DNTN 481 1.691 1.962 1.210 251,56 271 16,03 1.2. CTCP 445 374 732 (71) (15,96) 358 95,72 1.3. Công ty TNHH 1.637 2.516 8.581 879 53,70 6.065 241,06 2. Theo ngành kinh tế 2.563 4.581 11.275 2.018 78,74 6.694 146,13 2.1. Nông nghiệp 904 1.313 736 409 45,24 (577) (43,95) 2.2. Xây dựng 846 1.183 2.433 337 39,83 1.250 105,66 2.3. Chế biến thủy sản 423 894 4.189 471 111,35 3.295 368,57 2.4.Thương mại, dịch vụ 169 846 2.256 677 400,59 1.410 166,67 2.5. Khác 221 345 1.661 124 56,11 1.316 381,45 3. Theo thời hạn 2.563 4.581 11.275 2.018 78,74 6.694 146,13 3.1. Ngắn hạn 1.154 1.935 3.707 781 67,68 1.772 91,58 3.2. Trung - dài hạn 1.409 2.646 7.568 1.237 87,79 4.922 186,02

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, giai đoạn 2010 - 2012

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy nợ xấu của NH tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012. Nợ xấu tăng là dấu hiệu không tốt đối với hoạt động tín dụng

của NH. Trong năm 2010, tổng nợ xấu là 2.563 trđ, đến năm 2011 tổng nợ xấu đã tăng lên 4.581 trđ, tức tăng lên 2.018 trđ, tỷ lệ tăng 78,74% so với năm

2010. Không dừng lại ở đó, sang năm 2012 con số này đã lên đến11.275 trđ, tương ứng tỷ lệ tăng 146,13%. Sở dĩ nợ xấu giai đoạn này tăng lên là do tuy được quan tâm hỗ trợ nhưng các DNVVN vẫn chưa đủ khả năng chống chọi

lại với sự biến động bất thường của nền kinh tế như giá cả nguyên vật liệu tăng, giá xăng dầu tăng… làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DNVVN, dẫn đến khả năng trả nợ giảm.

a. Phân tích nợ xấu phân loại theo thành phần kinh tế

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

DNTN CTCP CTTNHH 17,36 63,87 18,77 36,91 54,92 8,17 17,4 76,11 6,49

Hình 4.19: Tỷ trọng nợ xấu theo thành phần kinh tế đối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012

* Doanh nghiệp tư nhân: Xét về mặt giá trị thì nợ xấu của các DNTN tăng dần trong 3 năm, nhưng xét về mặt tỷ trọng thì nợ xấu của loại TPKT này

có lúc tăng lúc giảm tùy từng năm. Năm 2010 giá trị nợ xấu của DNTN là 481

trđ, chiếm 18,77% tổng nợ xấu của NH. Sang năm 2011, nợ xấu tăng lên 1.691

trđ, tăng 1.210 trđ (tỷ lệ tăng 251,56%) so với năm 2010, đây cũng là năm tỷ

trọng nợ xấu của DNTN trong tổng nợ xấu cao nhất trong 3 năm, lên tới

36,91%. Sở dĩ nợ xấu tăng đột biến trong năm này là do tình hình kinh tế

khủng hoảng như lạm phát, giá cả tăng cao làm cho các DN làm ăn thua lỗ,

bên cạnh đó là ý thức trả nợ của một số DN chưa cao gây khó khăn trong việc

thu hồi nợ của các cán bộ, chất lượng tín dụng đối với TPKT này giảm mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước sang năm 2012, nợ xấu DNTN tăng nhẹ so vớinăm 2011, tăng 271 trđ,

tỷ trọng trong tổng nợ xấu cũng thấp nhất trong 3 năm, chỉ có 17,4%. Đây

cũng là dấu hiệu đáng mừng cho NH vì NH đã có sự quan tâm đến công tác

thu nợ đối với nhóm thành phần này, cố gắng làm giảm dần mức nợ xấu

nhằm làm tăng chất lượng tín dụng của NH.

* Công ty cổ phần: Đây là nhóm thành phần có nợ xấu biến động tăng,

giảm không ổn định qua các năm, nhưng dù sao thì cả giá trị lẫn tỷ trọng nợ

xấu của nhóm thành phần này cũng thấp nhất so với các TPKT khác. Năm

2010, với 445 trđ, tỷ trọng trong tổng nợ xấu của CTCP là 17,36%. Sang năm

2011 nợ xấu giảm còn 374 trđ, tỷ lệ giảm 15,96% so với năm 2010 (tỷ trọng

so với tổng nợ xấu trong năm là 8,17%). Năm 2012 giá trị nợ xấu tăng thêm

358 trđ triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 95,72% so với 2011, tuy nhiên đây lại là năm có tỷ trọng nợ xấu thấp nhất trong 3 năm, chỉ có 6,49%. Nguyên nhân nợ xấu năm 2012 của các CTCP tăng nhanh là do nhiều công ty hoạt động chưa đạt được hiệu quả cao, đặc biệt là các CTCP chế biến và xuất nhập khẩu

thủy sản do thiếu nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu (do thời tiết xấu, dịch bệnh

xảy ra thường xuyên nên làm ảnh hưởng đến sản lượng tôm, cá) đã khiến các

công ty này chỉ hoạt động cầm chừng, gây giảm sút mạnh về lợi nhuận, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH đúng hạn.

* Công ty Trách nhiệm hữu hạn: Đây là thành phần có tỷ trọng nợ xấu

cao nhất trong các TPKT ở cả 3 năm, đồng thời giá trị nợ xấu của thành phần

này cũng liên tục tăng lên trong giai đoạn 2010 - 2012. Cụ thể, năm 2010 nợ

xấu là 1.637 trđ, chiếm tỷ trọng 63,87% trong tổng nợ xấu. Sang năm 2011, nợ

xấu tiếp tục tăng lên 2.516 trđ, tăng 2.018 trđ so với năm 2010, tỷ trọng trong tổng nợ xấu là 54,92%. Qua năm 2012, con số này lên tới 8.581 trđ, tăng 6.065 trđ so với năm 2011, tốc độ tăng 241,06% (với 76,11% thì đây cũng là năm tỷ

trọng nợ xấu của CTTNHH trong tổng nợ xấu DNVVN cao nhất trong 3 năm). Đây là nhóm thành phần có dư nợ cho vay cao nhất trong các TPKT, đem lại

lợi nhuận nhiều nhất cho NH nhưng cũng là thành phần tồn tại nhiều rủi ro

nhất. Nợ xấu của nhóm thành phần này chủ yếu xuất phát từ sự thua lỗ trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất công nghiệp, do hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, từ đó không đảm bảo kế hoạch trả nợ đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng với NH.

b. Phân tích nợ xấu phân loại theo ngành kinh tế:

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nông nghiệp Xây dựng Chế biến thủy sản Thương mại, dịch vụ Khác 33,01 8,63 35,27 16,5 6,59 25,82 7,53 28,66 19,52 18,47 37,15 6,53 21,58 20,01 14,7

Hình 4.20: Tỷ trọng nợ xấu theo ngành kinh tế

đối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012

Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng nợ xấu của DNVVN theo ngành kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chủ yếu tập trung ở một số ngành có dư nợ cho vay cao như nông nghiệp, xây dựng và chế biến thủy sản. Giá trị nợ xấu có xu hướng tăng, giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010, nợ xấu ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao

nhất 35,27%, thấp nhất là ngành thương mai dịch vụ với tỷ trọng là 6,59%.

Năm 2011 tuy có giảm nhưng nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao

nhất. Sang năm 2012 thì tỷ trọng nợ xấu cao nhất là ngành sản xuất chế biến

với 37,15% và thấp nhất lại là lĩnh vực nông nghiệp.

* Nông nghiệp: Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu của ngành có sự biến động không ổn định qua các năm. Năm 2010, nợ xấu là 904 trđ, chiếm 35,27% trong tổng nợ xấu DNVVN. Con số này đã tăng lên tới 1.313 trđ vào năm 2011, tăng 409 trđ so với năm 2010 (với 28,66% ngành này cũng chiếm tỷ

2010 - 2011 thì hầu hết DN thuộc lĩnh vực này đều được xếp hạng tín dụng là

A, tuy nhiên không tránh được có một vài DN trong quá trình hoạt động do năng lực cạnh tranh kém nên kết quả kinh doanh không khả quan, dẫn đến

việc phát sinh các khoản nợ xấu cho NH. Sang năm 2012, nhờ vào sự chủ động, kịp thời trong việc chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao giá trị sản

xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương mà ngành nông nghiệp đã có nhiều khởi sắc, sản lượng lúa tăng cao so với cùng kỳ năm 2011, do đó tình hình kinh doanh của các DN thuộc ngành nông nghiệp cũng tương đối khả

quan, doanh số thu nợ của NH tăng lên, do đó nợ xấu trong năm giảm xuống

chỉ còn 736 trđ, tức giảm 577 trđ so với năm 2011, tỷ lệ giảm 43,95% (tỷ

trọng trong tổng nợ xấu nhỏ nhất so với các ngành kinh tế khác, chỉ có

6,53%).

* Xây dựng: Nợ xấu ngành xây dựng liên tục tăng lên qua các năm, tuy

nhiên tỷ trọng chiếm trong tổng nợ xấu lại có xu hướng giảm dần xuống. Cụ

thể năm 2010 nợ xấu là 846 trđ, chiếm tỷ trọng 33,01% trong tổng nợ xấu. Năm 2011 thì nợ xấu tăng lên đến 1.183, tăng 337 trđ so với năm 2010 (tỷ

trọng trong tổng nợ xấu là 25,82%). Và sang năm 2012 thì chỉ tiêu này tiếp

tục tăng mạnh 1.250 trđ (tăng 105,66%) so với năm 2011. Đây là điều các

NHTM nói chung và BIDV Bạc Liêu nói riêng không mong muốn trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng lại khó tránh khỏi do phải chịu ảnh hưởng

từ môi trường kinh tế đầy biến động. Nguyên nhân là do ngành này phải đối

mặt với tình hình giá cả vật liệu trên thị trường thay đổi làm cho chi phí của

họ tăng cao, chênh lệch với dự trù chi phí xây dựng cung cấp lúc đầu cho NH, vì thế không thể trả nợ đúng hạn cho NH. Bên cạnh đó do nhận thức của cán

bộ lãnh đạo địa phương về vai trò quy hoạch xây dựng phục vụ phát triển kinh

tế xã hội còn hạn chế, vốn cho công tác quy hoạch không đáp ứng đủ nhu cầu,

tốc độ thi công chậm tiến độ, xảy ra nhiều sự cố công trình… làm cho tình hình ngành xây dựng ngày càng khó khăn và làm cho công tác thu hồi nợ của

NH càng gặp nhiều khó khăn hơn.

* Chế biến thủy sản: Nợ xấu ngành thủy sản tăng liên tục và tăng rất

nhanh, đồng thời cả tỷ trọng chiếm trong tổng nợ xấu DNVVN cũng không

ngừng tăng lên. Cụ thể năm 2011 nợ xấu là 894 trđ, tăng 111,35% so với năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2010 (chiếm 19,52% trong tổng nợ xấu năm 2011, tỷ trọng này ở năm 2010

chỉ có 16,5%),qua năm 2012 giá trị nợ xấu tiếp tục tăng 368,57% so với năm

2011, tức lên tới 4.189 trđ (tỷ trọng trong tổng nợ xấu rất cao, chiếm tới

37,15%). Giai đoạn này nuôi cá tra vẫn gặp khó khăn do giá không ổn định,

giá giảm trong khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng như: giá thuốc, thức ăn,

nhiên liệu...gây tâm lý e ngại và chưa khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi. Mặc dù Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ 9000 tỷ đồng cho toàn ngành cá tra, với mức lãi suất cho vay giảm nhưng đến nay các hộ vẫn chưa mạnh dạn đầu tư nuôi lại vì thị trường tiêu thụ không ổn định.

Nuôi tôm cũng gặp một số khó khăn do dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan, tụy

lan rộng trên phần diện tích nuôi làm sản lượng thu hoạch tôm tại địa phương

giảm xuống.Đối với một bộ phận các DN nuôi trồng với quy mô lớn, do chủ động và thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn thì nhìn chung tương đối

ổn định, tuy nhiên đối với các DNVVN thì vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hầu hết đều rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến.

* Thương mại, dịch vụ: Xem bảng và biểu đồ ta có thể thấy, cũng giống như ngành chế biến thủy sản, cả giá trị nợ xấu lẫn tỷ trọng chiếm trong tổng

nợ xấu của ngành thương mại - dịch vụ cũng liên tục tăng lên từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể giá trị nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu chiếm trong tổng nợ xấu

DNVVN của ngành này lần lượt là 169 trđ và 6,59% vào năm 2010, 846 trđ và 18,47% vào năm 2011, 2.256 trđ và 20,01% vào năm 2012. Nguyên nhân là

trong giai đoạn này lạm phát có xu hướng gia tăng đã làm cho giá cả nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu liên tục tăng cao, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản

xuất của các DNVVN. Mặt khác, giá cả tăng cao, trong khi thu nhập của người

dân lại tăng chậm cũng là lý do khiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, sử dụng dịch

vụ của xã hội không tăng, thậm chí có chiều hướng giảm xuống, tácđộng xấu đến lợi nhuận của DNVVNngành thương mại - dịch vụ.

* Khác: Nợ xấu các ngành khác có xu hướng tăng lên, còn tỷ trọng trong

tổng nợ xấu lại tăng giảm không ổn định. Trong năm 2010 nợ xấu là 221 trđ

(chiếm 8,63% tổng nợ xấu), sang năm 2011 thì tình hình không khả quan hơn,

nợ xấu tăng lên 345 trđ, tức tăng 124 trđ (56,11%) so với năm 2010 (tỷ trọng trong tổng nợ xấu là 7,53%). Đến năm 2012 thì nợ xấu đối với ngành khác

tăng lên tới 1.661 trđ, tức tăng 1.316 trđ so với năm 2011 (chiếm 14,7% tổng

nợ xấu). Cũng tương tự như đối với ngành thương mại - dịch vụ, ảnh hưởng

xấu từ môi trường bên ngoài đã làm cho các doanh nghiệp, các công ty thuộc

nhóm này gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi NH cần thận trọng hơn nữa

trong công tác thẩm định và giải ngân của mình để hạn chế sự gia tăng của nợ

xấu đối với nhóm này.

c. Phân tích nợ xấu phân loại theo thời hạn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngắn hạn Trung - dài hạn 45,03 54,97 42,24 57,76 32,88 67,12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.21: Tỷ trọng nợ xấu theo thời hạn

đối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012

* Ngắn hạn: Giá trị nợ xấu ngắn hạn không ngừng tăng lên qua các năm,

tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn trong tổng nợ xấu thì ngược lại, lại có xu

hướng giảm dần.Năm 2010 là 1.154 trđ, chiếm 45,03% tổng nợ xấu DNVVN

của NH, đến năm 2011 nợ xấu tăng lên 1.935 trđ, tỷ lệ tăng 67,68% so với năm 2010, chiếm 42,24% tổng nợ xấu. Năm 2012 nợ xấu là 3.707 trđ, tăng

186,02% so với 2011 và tỷ trọng trong tổng nợ xấu giảm xuống còn 32,88%. Tuy giá trị nợ xấu ngắn hạn có tăng lên nhưng ta thấy tỷ trọng nợ xấu ngắn

hạn lại giảm dần cho thấy các khoản cho vay ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn so

với các khoản cho vay trung - dài hạn.

* Trung - dài hạn: Đối với thời hạn này thì cả giá trị nợ xấu lẫn tỷ trọng

chiếm trong tổng nợ xấu cũng liên tục tăng qua 3 năm. Nợ xấu 2011 là 2.646

trđ, tăng 1.237 trđ so với năm 2010, tương ứng tốc độ tăng 87,79%, chiếm

57,76% tổng nợ xấu DNVVN (trong khi đó tỷ trọng này ở năm 2010 là

54,97%). Đến năm 2012 nợ xấu tiếp tục tăng thêm tới 4.922 trđ so với năm

2011, tỷ trọng trong tổng nợ xấu là 67,12%. Tỷ lệ nợ xấu cho vay trung - dài hạn tăng mạnh qua các năm, thể hiện rủi ro tăng nên NH cần phải giảm các

khoản nợ xấu xuống càng nhỏ càng tốt. NH cũng cần phải chú ý hơn nữa công

tác thu hồi nợ các khoản cho vay trung - dài hạn bởi vì nợ xấu chiếm tỷ trọng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 72)