DNVVN)
Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ảnh hiệu quả và chất lượng tín dụng của
NH. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng NH càng kém và
ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp chứng minh được chất lượng tín dụng NH
càng tốt. * Giai đoạn 2010 - 2012: 0 0,5 1 1,5 2
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm
Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN
0,76
0,83
1,63
Hình 4.25: Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN của
BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012
Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN củaNH tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,76%, năm 2011 và 2012 lần lượt là 0,83% và 1,63%. Như vậy, năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN tăng 0,07% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng lên 0,8% so với năm 2011. Mặc dù tỷ lệ này
tăng trong 3 năm nhưng tăng ít và vẫn đảm bảo được tỷ lệ nợ quá hạnở mức
an toàn. Tuy nhiên, NH cũng phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản cho
vay nhằm hạn chế nợ quá hạn, thực hiện phân tán rủi ro đầu tư nhiều ngành nghề, đồng thời phải đề ra các biện pháp cải thiện công tác thu hồi nợ nhằm gia tăng lợi nhuận của NH.
* 6 tháng đầu năm 2013: 0 1 2 3 4 5 6 7 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm Tỷ lệ nợ quá hạn 1,64 5,73 Hình 4.26: Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN của
BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013
Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao ở 6 tháng đầu năm 2013, lên tới 5,73%, tức tăng 4,09% so với cùng kỳ năm 2012. Sự tăng lên này là do sự bất ổn của nền
kinh tế, mặc dù NH đã giảm lãi suất cho vay nhưng điều kiện vay vốn lại được
kiểm soát chặt chẽ hơn nên dẫn đến một số DNVVN không có khả năng tiếp cận được vốn vay, mặt khác nhiều DNVVN gia hạn nợ do kinh doanh thua lỗ nên làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhanh. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN của NH gia tăng chủ yếu do những điều kiện khách quan của nền kinh tế nhưng
vẫn không thể phủ nhận sự hạn chế về năng lực quản trị và đo lường rủi ro tín
dụng của NH. Do đó, vai trò quan trọng của khâu thẩm định dự án, sàng lọc KH đáp ứng đầy đủ những điều kiện vay vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn
cần được quan tâm nhiều hơn nữa.