Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 51)

Doanh số cho vay phản ánh quy mô tín dụng của NH. Đây là số tiền mà

NH đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời

gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Trong những năm qua, hoạt động cho

vay của NH không ngừng biến động, vì vậy để hạn chế rủi ro NH cần phải

quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ. Để hiểu hơn về hoạt động cho

vay của NH trong ngững năm vừa qua, chúng ta hãy phân tích doanh số cho

4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay qua ba năm 2010, 2011 và 2012

Bảng 4.5: Doanh số cho vay của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.497.000 2.576.835 2.528.540 79.835 3,20 (48.295) (1,87) Trung dài hạn 70.000 135.423 91.881 65.423 93,46 (43.542) (32,15) Tổng cộng 2.567.000 2.712.258 2.620.421 145.258 5,66 (91.837) (3,39)

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, giai đoạn 2010 - 2012

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngắn hạn Trung - dài hạn

2.497.000 2.576.835 2.528.540

70.000 135.423 91.881

Hình 4.5: Biểu đồ tình hình cho vay của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012

Như đã nói ở trên, doanh số cho vay của BIDV Bạc Liêu giai đoạn này biến động tăng, giảm liên tục. Cụ thể, năm 2010 tổng doanh số cho vay là

2.567.000 trđ. Năm 2011 đạt mức 2.712.258 trđ, tăng 145.258 trđ (tương ứng

tốc độ tăng 5,66%) so với năm 2010. Tuy nhiên trong năm 2012 tổng doanh số

cho vay lại giảm 91.837 trđ so với năm 2011, tức giảm khoảng 3,39%.

Nguyên nhân xuất phát từ những biến động xấu của nền kinh tế nên buộc NH

phải thắt chặt hơn trong khâu xét duyệt cho vay đối với cả đối tượng KH là cá nhân lẫn đối tượng KH là tổ chức kinh tế.

Trong giai đoạn này, BIDV Bạc Liêu chủ yếu tập trung vào các khoản

cho vay ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro do thời gian thu hồi vốn đối với các

khoản cho vay ngắn hạn nhanh hơn so với khoản cho vay trung - dài hạn. Cụ

thể năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn là 2.497.000 trđ, chiếm 97,27%

tổng doanh số cho vay. Sang năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên

cho vay ngắn hạn giảm xuống còn 2.528.540 trđ, tức giảm 48.295 trđ so với năm 2011, tuy nhiên tỷ trọng chiếm trong tổng doanh số cho vay lại tăng lên 96,49%.

4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 4.6: Doanh số cho vay của BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, 6 tháng đầu năm 2013

0 500000 1000000 1500000 2000000 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Ngắn hạn Trung - dài hạn 1.900.000 1.576.341 95.000 197.080

Hình 4.6: Biểu đồ tình hình cho vay của

BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013

Trong giai đoạn này, trong khi doanh số cho vay trung - dài hạn có xu

hướng tăng lên (từ 95.000 trđ ở 6 tháng đầu năm 2012 lên 197.080 trđ vào 6 tháng đầu năm 2013) thì doanh số cho vay ngắn hạn lại có xu hướng giảm

xuống (lần lượt là 1.900.000 trđ và 1.576.341 trđ ở 6 tháng đầu năm 2012 và

6 tháng đầu năm 2013). Vốn là khoản cho vay chủ yếu của NH nên sự giảm

xuống của khoản cho vay ngắn hạn đã làm cho tổng doanh số cho vay của NH

cũng giảm xuống, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 giảm 221.579 trđ, tương ứng

tỷ lệ giảm 11,11% so với cùng kỳ năm 2012. Khoản cho vay ngắn hạn giảm

xuống chủ yếu do các nguyên nhân sau:

- Nhu cầu sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện

bởi lượng hàng tồn kho của DN rất lớn. Vì thế, các DN chủ yếu tập trung bán

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền % Ngắn hạn 1.900.000 1.576.341 (323.659) (17,03) Trung - dài hạn 95.000 197.080 102.080 107,45 Tổng cộng 1.995.000 1.773.421 (221.579) (11,11)

tháo hàng tồn để duy trì hoạt độnghơn là vay vốn để mở rộng sản xuất kinh

doanh.

- Đi kèm với hàng tồn kho cao là nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, người dân tăng cường thắt chặt chi tiêu, do đó nhu cầu vay tiêu dùng cũng giảm.

- Tình trạng nợ xấu chưa được cải thiện nên NH cũng thực hiện thẩm định chặt chẽ hơn đối với các khoản vay, trong khi đó các khoản vay đảm bảo điều kiện vay vốn không nhiều nên doanh số cho vay giảm.

Nhìn chung, tổng doanh số cho vay của BIDV Bạc Liêu trong giai đoạn này có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên đây cũng là điều hoàn toàn bình

thường trong điều kiện kinh tế biến động như hiện nay. Trước độ rủi ro cao

của các khoản cho vay trung - dài hạn, NH cần hạn chế cho vay nhiều đối với

khoản vay này, thay vào đó nên hướng tới các khoản đầu tư hoặc cho vay ngắn

hạn vì khoản vay này dễ kiểm soát hơn, thời gian thu hồi vốn lại nhanh nên hạn chế được rủi ro.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 51)