Phân tích doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 59)

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ

một NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn cho vay để bổ sung

cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối

với nền kinh tế mà cả đối với bản thân NH. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra

nguồn thu nhập chủ yếu cho NH để từ đó chi trả lãi tiền gửi của KH, bù đắp

các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho NH. Tuy nhiên, hoạt động

vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay DN một cách chặt chẽ thì mới có

thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

Đối với BIDV Bạc Liêu thì đối tượng KH doanh nghiệp chủ yếu là các

DNVVN, đây là đối tượng KH chính mà NH muốn khai thác. Để có thể thấy được diễn biến tình hình cho vay đối với DNVVN trong thời gian qua, chúng

ta hãy cùng phân tích các bảng số liệu sau theo từng giai đoạn cụ thể.

4.3.1.1. Phân tích doanh số cho vay DNVVN qua ba năm 2010, 2011

và 2012

Bảng 4.11: Doanh số cho vay đối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu

giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.076.148 2.153.417 2.023.683 77.269 3,72 (129.734) (6,02) Trung dài hạn 61.721 104.170 83.866 42.449 68,78 (20.304) (19,49) Tổng cộng 2.137.869 2.257.587 2.107.549 119.718 5,60 (150.038) (6,65)

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, giai đoạn 2010 - 2012

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy từ năm 2010 - 2012 hoạt động cho

vay của NH diễn biến khá phức tạp. Năm 2010, tổng doanh số cho vay đối với DNVVN là 2.137.869 trđ, đến năm 2011 con số này đã tăng lên 2.257.587 trđ, tăng 5,6% so với năm 2010. Tuy nhiên, vào năm 2012 doanh số cho vay đối

với DNVVN đã giảm xuống còn 2.107.549 trđ, tức giảm 150.038 trđ so với năm 2011, tỷ lệ giảm 6,65%. Nguyên nhân chính dẫn đến doanh số cho vay đối với DNVVN năm 2012 giảm xuống là do tình hình kinh tế thời gian này khá bất ổn, giải quyết hàng tồn kho là một bài toán đau đầu đối với hầu hết các

doanh nghiệp, do đó rất nhiều DNVVN phải thu hẹp sản xuất, thậm chí dừng

hoạt động hoặc giải thể. Để có thể ngăn ngừa nợ xấu, BIDV Bạc Liêu kiểm soát điều kiện vay vốn rất chặt chẽ, dẫn đến doanh số cho vay đối với

DNVVN thời gian này có phần suy giảm. Đặc biệt, năm 2012 cũng là năm mà tăng trưởng tín dụng toàn ngành thấp nhất trong 20 năm (kể từ năm 1992), chỉ tăng khoảng 5 - 5,5% trong cả năm.

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngắn hạn Trung - dài hạn

2.076.148 2.153.417 2.023.683

61.721 104.170 83.866

Hình 4.11: Biểu đồ tình hình cho vay đối với DNVVN

của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012

Nhìn vào biểu đồ, xét về thời hạn cho vay, ta có thể thấy NH chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 95% trong tổng

doanh số cho vay các DNVVN từ năm 2010 - 2012. Mục đích của tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh

doanh, tài trợ xuất nhập khẩu. Trong khi đó mục đích của tín dụng trung - dài hạn là nhằm giúp đỡ KH mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ

tầng, mua sắm thiết bị sản xuất, đầu tư bất động sản… Các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trung - dài hạn, điều này xuất phát từ

các nguyên nhân chính sau:

- Thứ nhất, là do nguồn vốn cho vay của NH chủ yếu từ huy động ngắn

hạn, nếu sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn quá nhiều thì rất dễ

dẫn đến rủi ro thanh khoản.

- Thứ hai, các khoản cho vay trung - dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu

lại có độ rủi ro lớn nên NH rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, do đó các khoản vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn.

- Thứ ba, lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung - dài hạn nên thu hút được KH vay vốn.

4.3.1.2. Phân tích doanh số cho vay DNVVN 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 4.12: Doanh số cho vay đối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu

6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, 6 tháng đầu năm 2013

Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN

từ những tháng cuối năm 2012 tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2013. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số cho vay 6 tháng

đầu năm 2013 của NH, làm cho tổng doanh số cho vay của NH thời gian này giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể với tổng số tiền cho vay là

1.489.818 trđ, ta thấy đã giảm 179.115 trđ so với cùng kỳ năm 2012 (tỷ lệ

giảm 10,73%). 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Ngắn hạn Trung - dài hạn 1.594.357 1.399.684 74.576 90.134

Hình 4.12: Biểu đồ tình hình cho vay đối với DNVVN

của BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013

Tổng doanh số cho vay đối với các DNVVN giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là do các khoản cho vay ngắn hạn (chiếm tỷ trọng 95,53% tổng

doanh số cho vay đối với DNVVN vào 6 tháng đầu năm 2012 và 93,95% ở 6 tháng đầu năm 2013) của NH thời gian này giảm xuống. Cụ thể, ở 6 tháng đầu năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn là 1.594.357, đến cùng kỳ năm 2013

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền % Ngắn hạn 1.594.357 1.399.684 (194.673) (12,21) Trung - dài hạn 74.576 90.134 15.558 20,86 Tổng cộng 1.668.933 1.489.818 (179.115) (10,73)

con số này đã giảm xuống còn 1.399.684 trđ, giảm 194.673 trđ, tương ứng tỷ

lệ giảm 12,21%. Nguyên nhân cũng xuất phát từ sự biến động của nền kinh tế

nên NH thắt chặt hơn khâu xét duyệt cho vay, thà cho vay ít nhưng với chất lượng tốt còn hơn cho vay nhiều mà chất lượng không đảm bảo.

Tóm lại, trong hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp nói chung và tín dụng đối với DNVVN nói riêng thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao

trong tổng doanh số cho vay, do đó thu nhập của NH chủ yếu từ cấp tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngắn hạn. Riêng các khoản cho vay trung - dài hạn do có đặc điểm là thu hồi

vốn trong nhiều năm nên nếu doanh số cho vay trung - dài hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung - dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng dư nợ, mức độ rủi ro rất cao. Vì vậy, khi thực hiện cho vay trung - dài hạn, phải nhận thức đầy đủ về đối tượng đầu tư, tìm hiểu và đánh giá đúng KH trước khi quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu

quả và có tài sản thế chấp.

Có thể nói trong những năm qua BIDV Bạc Liêu đã vận dụng tốt các

nghiệp vụ và điều kiện cho phép, đã tận dụng được nguồn lực tự có và phần

vốn huy động ở các tổ chức kinh tế và dân cư để đảm bảo hoạt động cho vay đối với DNVVN tương đối ổn định dù tình hình kinh tế biến động không

ngừng. Có được kết quả này là nhờ sự lãnh đạo sâu sát của Ban giám đốc cùng sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ nhân viên trong NH.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 59)