Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 69)

Như chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh luôn mang trong nó sự rủi ro; đối với hoạt động NH hay cụ thể hơn là hoạt động tín dụng thì rủi ro đó

chính là nợ quá hạn. Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà KH không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu KH vì những nguyên nhân khách quan mà không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm

đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, nếu được NH đồng ý thì được điều

chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều

chỉnh kỳ hạn nợ mà KH vẫn không trả được nợ cho NH thì nợ đó được chuyển

sang nợ quá hạn. Còn nếu KH không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ

hạn nợ tất yếu NH cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn. Và để tìm hiểu rõ hơn thì ta xem xét tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN của

4.4.1.1. Tình hình nợ quá hạn qua ba năm 2010, 2011 và 2012

Bảng 4.17: Nợ quá hạn theo thời hạn đối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu

giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.369 2.751 3.672 1.382 100,95 921 33,48 Trung dài hạn 3.028 3.683 9.406 655 21,63 5.723 155,39 Tổng cộng 4.397 6.434 13.078 2.037 46,33 6.644 103,26

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, giai đoạn 2010 - 2012

Qua bảng số liệu có thể thấy cả giá trị lẫn tốc độ nợ quá hạn qua 3 năm đều tăng. Năm 2010 tổng nợ quá hạn là 4.397 trđ, sang năm 2011 đạt 6.434

trđ, tăng 2.037 trđ (46,33%) so với năm 2010. Đến năm 2012 thì nợ quá hạn

tiếp tục tăng với tốc độ tăng là 103,26%, tăng 6.644 trđ so với năm 2011. Sở

dĩ nợ quá hạn giai đoạn này tăng nhanh là do hoạt động sản xuất kinh doanh

của các DNVVN gặp nhiều khó khăn, không có khả năng trả nợ đúng hạn

mặc dù NH đã gia hạn nợ nên buộc NH phải điều chỉnh thành nợ quá hạn

hoặc chuyển nhóm nợ.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngắn hạn Trung - dài hạn 31,13 68,87 42,76 57,24 28,08 71,92

Hình 4.17: Tỷ trọng nợ quá hạn theo thời hạn

đối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012

* Ngắn hạn: Mặc dù doanh số cho vay cao hơn nhưng xét tỷ trọng

chiếm trong tổng nợ quá hạn thì giai đoạn này nợ quá hạn ngắn hạn lại chiếm

tỷ trọng thấphơn so với nợ quá hạn trung - dài hạn. Cụ thể, năm 2010 nợ quá

hạn ngắn hạn là 1.369 trđ (chiếm 31,13% tổng nợ quá hạn), trong năm 2011

con số này tăng lên 2.751 trđ, tăng 1.382 trđ so với năm 2011 (tỷ trọng chiếm

trog tổng nợ quá hạn là 42,76%). Sang năm 2012, giá trị nợ quá hạn tăng thêm

921 trđ so với năm 2011, tuy nhiên tỷ trọng chiếm trong tổng nợ quá hạn chỉ

còn 28,08%. Do giai đoạn này tình hình kinh tế khó khăn nên hầu hết các DNVVN đều thu hẹp quy mô kinh doanh dẫn đến lợi nhuận giảm, từ đó làm cho khả năng trả nợ cho NH giảm, nợ quá hạn do đó tăng lên. Tuy nhiên cũng

cần phải nhìn nhận là NH cũng đã tích cực trong việc thu hồi nợ nên tuy giá trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nợ quá hạn có tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm dần qua các năm, từ 100,95%

vào năm 2011 đã giảm xuống còn 33,48% vào năm 2012.

* Trung - dài hạn:Đây là khoản vay có doanh số cho vay thấp nhưng

nợ quá hạn lại cao. Do đặc điểm của khoản vay này là cho vay năm nay nhưng

sẽ định thành nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên mức độ rủi ro do đó sẽ

rất lớn. Cụ thể, năm 2010 tỷ trọng nợ quá hạn trung - dài hạn chiếm trong tổng

nợ quá hạn là 68,87%, tương ứng với giá trị nợ quá hạn là 3.028 trđ. Sang năm

2011, giá trị nợ quá hạn của khoản vay này tăng lên 3.683 trđ so với năm

2010, chiếm 57,24% tổng nợ quá hạn. Bước sang năm 2012, con số nợ quá

hạn lên tới 9.406 trđ, tức tăng 5.723 trđ so với năm 2011 (chiếm tới 71,92%

tổng nợ quá hạn).

4.4.1.2. Phân tích nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 4.18: Nợ quá hạn theo thời hạnđối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu

6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, 6 tháng đầu năm 2013

Nợ quá hạn đối với DNVVN của NH giai đoạn này tiếp tục có xu hướng tăng lên. Ở 6 tháng đầu năm 2012 là 12.571 trđ, qua 6 tháng đầu năm 2013 thì con số này lên tới 47.300 trđ, tức tăng tới 34.729 trđ, tốc độ tăng 276,26% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là một dấu hiệu không tốt mà NH cần phải có

các giải pháp cần thiết nhằm làm giảm tỉ lệ nợ quá hạn để hoạt động kinh

doanh ngày càng có hiệu quả hơn.

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

Ngắn hạn Trung - dài hạn 72,33 27,67 26,98 73,02

Hình 4.18: Tỷ trọng nợ quá hạn theo thời hạn

đối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền % Ngắn hạn 3.478 12.761 9.283 266,91 Trung - dài hạn 9.093 34.539 25.446 279,84 Tổng cộng 12.571 47.300 34.729 276,26

* Ngắn hạn: Tuy tỷ trọng chiếm trong tổng nợ quá hạn kỳ sau có giảm

nhẹ so với kỳ trước, song giá trị nợ quá hạn ngắn hạn lại có xu hướng tăng lên.

Ở 6 tháng đầu năm 2012 giá trị nợ quá hạn ngắn hạn là 3.478 trđ (chiếm

27,67% tổng nợ quá hạn). Sang 6 tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn ngắn hạn gia tăng đáng kể, tăng thêm tới 9.283 trđ so với cùng kỳ năm 2012 (chiếm

26,98% tổng nợ quá hạn).

* Trung - dài hạn: Nợ quá hạn trung - dài hạn là khoản nợ quá hạn có tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng cao hơn và tốc độ tăng nhanh hơn trong giai đoạn này. Cụ thể, giá trị nợ

quá hạn trung - dài hạn ở 6 tháng đầu năm 2012 là 9.093 trđ (chiếm 72,33%

tổng nợ quá hạn). Sang 6 tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn tăng lên rất nhanh

so với cùng kỳ năm 2012 với mức tăng khá cao, cụ thể là 34.539 trđ tương ứng tăng 279,84% (tỷ trọng chiếm trong tổng nợ quá hạn là 73,02%).

Sở dĩ cả nợ quá hạn ngắn hạn lẫn nợ quá hạn trung - dài hạn tăng lên

nhanh chóng như vậy là do giai đoạn này giá cả các mặt hàng thiết yếu phục

vụ sản xuất và đời sống như xăng, dầu, sắt, thép, phân bón liên tục biến động đã ảnh hưởng đến khả năng hoản thành chỉ tiêu của các DNVVN, do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đối với NH.

Tóm lại, mặc dù NH đã tích cực trong công tác cho vay và thu hồi nợ,

luôn theo dõi mục đích sử dụng vốn của DNVVN... nhưng tình hình nợ quá

hạn vẫn có xu hướngtăng lên qua các năm. Nợ quá hạn phần nào làm giảm uy tín của DN, gây ảnh hưởng tâm lý của người gửi tiền. Vì vậy trong những năm

tới NH phải có biện pháp mạnh để nâng cao chất lượng cho vay, hạn chế tối đa

sự xuất hiện của nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 69)