2010 - 2012
Tình hình kinh doanh của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012 được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh
của BIDV BạcLiêu giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập 100.250 218.148 263.602 117.898 117,60 45.454 20,84 - Thu nhập từ lãi 91.000 185.000 148.500 94.000 103,30 (36.500) (19,73) -Thu nhập ngoài lãi 9.250 33.148 115.102 23.898 258,36 81.954 247,24
2. Tổng chi phí 95.850 209.950 258.787 114.100 119,04 48.837 23,26
- Chi phí trả lãi 82.000 165.425 203.776 83.425 101,74 38.351 23,18 - Chi phí ngoài lãi 13.850 44.525 55.011 30.675 221,48 10.486 23,55
Lợi nhuận 4.400 8.198 4.815 3.798 86,32 (3.383) (41,27)
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Bạc Liêu, giai đoạn 2010 - 2012
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận 100.250 218.148 263.602 95.850 209.950 258.787 4.400 8.198 4.815
Hình 3.2: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh
* Về thu nhập:
Tổng thu của BIDV Bạc Liêu không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ
thể, thu nhập năm 2010 chỉ đạt 100.250 trđ, năm 2011 thu nhập đã tăng lên
218.148 trđ, tăng 117.898 trđ so với năm 2010, tốc độ tăng 117,60%. Đến năm 2012 thu nhập đạt được lên tới 263.602 trđ, tăng 45.454 trđ so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 20,84%. Thu nhập của NH trong giai đoạn này đạt được kết quả khả quan như trên trong tình hình kinh tế có nhiều biến động là do xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, BIDV Bạc Liêu đã tiến hành mở rộng quy mô tín dụng của
mình thông qua việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh cá thể… làm doanh số cho vay của NH tăng lên.
- Thứ hai, BIDV Bạc Liêu đã thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm trong 3 năm qua nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu gửi tiền và nhu cầu vay vốn của mọi tầng lớp dân cư, giúp NH tiếp cận ngày càng gần hơn với các
đối tượng có lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội nhằm thu hút vốn về NH mình,
đồng thời NH cũng mang đến cho các đối tượng này một cơ hội đầu tư an toàn
và hiệu quả. Khi công tác huy động vốn được thực hiện tốt thì NH sẽcó được nguồn vốn huy động dồi dào để cung ứng vốn cho các đối tượng đang cần vốn và có dự án hay kế hoạch kinh doanh khả thi, đảm bảo được khảnăng thu hồi vốn và thu lãi cho NH, do đó thu nhập của NH trong 3 năm qua đã tăng lên đáng kể.
- Thứ ba, NH cũng quan tâm đến công tác thu nợ nên doanh số thu nợ
của NH cũng tăng lên. Do đó làm cho thu từ lãi tiền vay tăng nhanh qua 3 năm
với mức cao và đây cũng là nguồn thu chủ yếu khiến cho tổng thu nhập của NH tăng liên tục qua 3 năm.
Tóm lại, khoản mục thu nhập từ lãi đóng một vai trò quan trọng đối với
BIDV Bạc Liêu và là kết quả tài chính quan trọng được NH quan tâm hàng
đầu.
Bên cạnh đó, khoản thu nhập ngoài lãi (thu từ phí và dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thu khác) của NH cũng tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2012. Tuy rằng, tỷ trọng thu nhập ngoài lãi thực sự khiêm tốn so với tỷ
trọng thu nhập từ lãi trong tổng thu nhập của NH, nhưng đây lại là khoản thu
không thể thiếu vì khoản thu này xuất phát từ nhu cầu của một lượng lớn dân cư trên địa bàn, các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi như: dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thu chi hộ, dịch vụ chuyển tiền trong nước, dịch vụ chi trả kiều hối, thực hiện mở L/C… đã có sự tăng trưởng tốt trong 3 năm qua. Có được sự
thành công này là kết quả của chính sách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ,
không ngừng đổi mới dịch vụ để phục vụ KH một cách tốt nhất. Sự thành công trong chính sách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ là nhờ vào mạng lưới hoạt động của BIDV Bạc Liêu được phân bố rộng khắp các địa bàn trong Tỉnh, ngoài một chi nhánh chính ở Thành phố Bạc liêu, còn có 3 phòng giao dịch: Hoàng Văn Thụ, Hộ Phòng và Lê Thị Riêng; nhờ vào Ban lãnh đạo của Chi nhánh luôn năng động trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ và khai thác thịtrường, đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, có kinh nghiệm và
nhiệt tình với nghề, bên cạnh đó sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền địa
phương tại Tỉnh nhà cũng tạo một tác động tích cực đến công tác huy động vốn của NH.
* Về chi phí:
Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng lên đáng kể.
Năm 2010, tổng chi phí là 95.850 trđ. Tổng chi phí năm 2011 đã lên đến
209.950 trđ, tăng thêm 114.100 trđ, tương đương tăng 119,04% so với năm
2010. Đến năm 2012 chi phí tiếp tục tăng thêm 48.837 trđ so với năm 2011, tương đương tăng 23,26%. Các khoản mục chi phí của BIDV Bạc Liêu bao gồm: chi phí trả lãi (chi phí huy động vốn) và chi phí ngoài lãi (chi phí nhân viên, chi phí khấu hao và chi phí khác). Trong đó, chi phí trả lãi luôn chiếm
hơn 78% trong tổng chi phí, do đó tổng chi phí tăng chủ yếu là do chi phí trả
lãi tăng. Cụ thể, từ 82.000 trđ vào năm 2010, khoản chi phí này đã tăng lên 165.425 trđ vào năm 2012 và lên tới 203.776 trđ vào năm 2013. Để thấy được
nguyên nhân tăng lên của chi phí trả lãi trong giai đoạn này, chúng ta sẽ phân
tích các yếu tố sau:
- Thứ nhất là về chiến lược quảng cáo: Để người dân biết đến các sản phẩm và dịch vụ tiện ích của mình nhằm tăng khả năng thu hút lượng vốn nhàn rỗi thì NH cần phải thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm dịch vụnhư:
quảng cáo trên ti vi, trên mạng, trên báo đài,…. Do việc thực hiện chiến lược quảng bá này nên NH đã phải chi thêm một khoản tiền khá lớn, vì thế mà tổng chi phí của NH trong 3 năm qua đã tăng.
- Thứ hai là vềchính sách chăm sóc KH: Để tạo mối quan hệ tốt với KH
NH đã đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân KH như: chương trình tiết kiệm có dựthưởng, chương trình tặng quà cho các KH là nữ nhân ngày Quốc tế phụ nữ, chương trình tặng quà cho KH trong dịp tất niên… Tất cả các
chương trình này đã tạo ra thêm cho NH một khoản chi phí.
- Thứ ba là về yếu tố cạnh tranh: Thịtrường tiền tệ trên địa bàn tỉnh Bạc
Liêu trong 3 năm qua có thểnói đã có rất nhiều biến động và một trong những biến động đó là sựra đời của rất nhiều các Chi nhánh của các NHTM tại Việt
Nam như: Chi nhánh NH Á Châu, Chi nhánh NH Công Thương,… do đó tất
yếu sẽ xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các NH trong cùng địa bàn để thu hút KH về NH mình. Để tăng khả năng cạnh tranh của mình bắt buộc BIDV Bạc Liêu phải tăng lãi suất huy động vốn (lưu ý sau khi có Chỉ thị 02/CT- NHNN ngày 07/09/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt nam và bằng đôla Mỹ của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì các NHTM không được phép tăng lãi suất huy động vượt mức tối đa theo
quy định trong Chỉ thị này) để thu hút nguồn vốn đầu vào và giảm lãi suất cho
vay đểđẩy mạnh nguồn vốn đầu ra. Chiến lược này đã khiến cho NH phát sinh một khoản chi phí rất lớn đó chính là chi phí trả lãi tiền gửi cho KH.
Bên cạnh chi phí trả lãi thì các khoản chi phí ngoài lãi (chi phí dịch vụ,
chi phí nhân viên và các khoản chi khác…) cũng gia tăng đáng kể, từ 13.850 trđ vào năm 2010 đã tăng lên 55.011 trđ vào năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến sự tăng lên của chi phí ngoài lãi ở giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ
sự gia tăng của các khoản chi sau:
- Trước hết phải kể đến là các khoản chi phí nhân viên. Do ảnh hưởng
của lạm phát, giá cả sinh hoạt tăng cao, để đảm bảo cho đời sống nhân viên thì các khoản chi này phải tăng tương ứng. Đây là khoản chi quan trọng, vì nếu
cắt giảm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý cán bộ nhân viên, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.
- Tiếp đến là sựgia tăng của chi phí mua sắm thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động của NH. Đây là khoản đầu tư cần thiết, vì góp phần
tăng tốc độ xử lý công việc, về lâu dài sẽ tiết kiệm không ít chi phí lao động cho NH.
* Về lợi nhuận:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động kinh doanh của
NH, là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NH. Lợi
nhuận của NH là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà NH bỏ ra để đạt được khoản thu nhập đó do các hoạt động của NH mang lại.
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH, vì
trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, NH có tồn tại và phát triển được hay không thì điều kiện quyết định là NH có tạo ra lợi nhuận
hay không. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời còn là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NH.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy dù lợi nhuận NH thu được qua các năm tăng, giảm liên tục, nhưng nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn này là có hiệu quả. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận đạt 4.400 trđ. Sang năm 2011, lợi nhuận tiếp tục tăng lên 8.198 trđ, tăng 3.798 trđ so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng 86,32%. Tuy nhiên bước sang năm 2012
lợi nhuận của NH giảm 5.509 trđ so với năm 2011, tỷ lệ giảm 67,20%.
Nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của năm 2012 là do nền kinh tế gặp khó khăn, môi trường cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM trên địa bàn diễn ra
trên cả phương diện cho vay, huy động, thanh toán và các tiện ích về dịch vụ,
khiến cho chi phí tăng nhiều hơn sự gia tăng của thu nhập, từ đó kéo theo lợi