Phân tích dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 66)

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay và chưa thu được tại

thời điểm báo cáo. Đây cũng là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô

thường là những NH có quy mô hoạt động, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Dưới đây là tình hình dư nợđối với các DNVVN của NH từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013:

4.3.3.1. Phân tích dư nợ DNVVN qua ba năm 2010, 2011 và 2012

Bảng 4.15: Tổng dư nợđối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu

giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 540.683 725.126 746.663 184.443 34,11 21.537 2,97 Trung dài hạn 34.512 54.157 57.959 19.645 56,92 3.802 7,02 Tổng cộng 575.195 779.283 804.622 204.088 35,48 25.339 3,25

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, giai đoạn 2010 - 2012

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngắn hạn Trung - dài hạn 540.683 725.126 746.663 34.512 54.157 57.959

Hình 4.15: Biểu đồ tình hình dư nợđối với DNVVN

của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012

Nhìn chung, tổng dư nợ đối với các DNVVN của NH năm sau luôn tăng

hơn so với năm trước (trong đó cả dư nợ ngắn hạn và trung - dài hạn đều tăng), tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm xuống. Cụ thể vào năm 2010,

tổng dư nợ là 575.195 trđ (trong đó có 540.683 trđ là dư nợ ngắn hạn và

34.512 trđ là dư nợ trung - dài hạn). Sang năm 2011, với 779.283 trđ, tổngdư

nợ đã tăng 35,48% so với năm 2010 (dư nợ ngắn hạn trong năm này là

725.126 trđ và dư nợ trung - dài hạn là 746.663 trđ). Tuy nhiên bước sang năm

2012, tuy tổng dư nợ có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2011, chỉ đạt 3,25%.

Nguyên nhân tổng dư nợ đối với các DNVVN năm 2011 tăng mạnh là do

trong năm NH mở rộng cho vay để góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, cũng nhưlàm tăng lợi nhuận của NH. Mặt khác, đây là giai đoạn nhu cầu về

vốn của KH tăng dẫn đến doanh số cho vay tăng cao nên cũng góp phần làm

cho dư nợ có sự gia tăng đáng kể.

Năm 2012 dư nợ tăng ít trước hết là do doanh số cho vay giảm, nguyên nhân là do sự tác động của suy giảm kinh tế làm cho các DNVVN rơi vào tình trạng sản xuất mà không tiêu thụ được hàng hóa, do đó nhu cầu vay vốn mở

rộng sản xuất kinh doanh giảm hẳn. Bên cạnh đó, trong thời gian này NH tăng cường công tác thu nợ, doanh số thu nợ tăng lên, do đó cũng làm dư nợ giảm

xuống.

4.3.3.2. Phân tích dư nợ DNVVN 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 4.16: Tổng dư nợ đối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu

6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, 6 tháng đầu năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Ngắn hạn Trung - dài hạn 709.067 744.346 56.909 81.162

Hình 4.16: Biểu đồ tình hình dư nợ đối với DNVVN

của BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền % Ngắn hạn 709.067 744.346 35.279 4,98 Trung - dài hạn 56.909 81.162 24.253 42,62 Tổng cộng 765.976 825.508 59.532 7,77

Tổng dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012.

Cụ thể, vào 6 tháng đầu năm 2012 tổng dư nợ đạt 765.976 trđ, con số này đã

tăng lên 825.508 trđ vào 6 tháng đầu năm 2013, tăng 59.532 trđ, tốc độ tăng

7,77%. Điều này đảm bảo nguồn thu ổn định của NH và phần nào giúp NH dự đoán tốc độ phát triển của tín dụng trong thời gian tới.

Về dư nợ ngắn hạn: nhìn vào bảng số liệu ta có thể tính được tỷ trọng

của dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ giảm dần trong giai đoạn này, ở 6 tháng

đầu năm 2012 dư nợ ngắn hạn chiếm 92,57% tổng dư nợ, sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng này là 90,17%. Mặc dù tỷ trọng trong tổng dư nợ giảm dần nhưng dư nợ ngắn hạn năm sau vẫn cao hơn năm trước (từ 709.067 trđ ở hai quý đầu năm 2012 đã tăng lên 744.346 trđở cùng kỳ năm 2013),đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NH.

Về dư nợ trung - dài hạn: trong khi tỷ trọng trong tổng dư nợ của dư nợ

ngắn hạn giảm dần thì tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn lại tăng dần lên. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 là 7,43%, thì sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng dư nợ

trung - dài hạn tăng lên 9,83% trong tổng dư nợ. Đây cũng là nét mới trong

chiến lược kinh doanh của BIDV Bạc Liêu, cho thấy sự chuyển dịch đầu tư,

khuyến khích tín dụng trung - dài hạn phát triển. Đây là một bước tiến mới của

NH.

Nhìn chung, ở cả dư nợ ngắn hạn lẫn dư nợ trung - dài hạn đối với các

DNVVN của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - tháng 6/2013 đều tập trung vào ngành sản xuất và chế biến vì đây là ngành mũi nhọn của tỉnh nên NH chú trọng cho vay để phát triển. Tuy dư nợ cho vay trong giai đoạn này tăng ít nhưng vẫn diễn ra theo hướng mở rộng quy mô tín dụng và chất lượng ngày

càng được cải thiện.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 66)