Phân tích doanh số thu nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 63)

Thu nợ là khâu rất quan trọng trong hoạt động tín dụng vì nó đảm bảo

cho việc tái tạo vốn cho xã hội và hạn chế rủi ro. Có thể nói hoạt động thu nợ

của BIDV Bạc Liêu trong giai đoạn 2010 - tháng 6/2013 là khá tốt vì không những tổng doanh số thu nợ mà cả doanh số thu nợ đối với DNVVN của

BIDV Bạc Liêu trong giai đoạn này cũng có xu hướng tăng lên. Để thấy rõ

được điều này chúng ta hãy cùng xem xét và phân tích tình hình thu nợ đối với

4.3.2.1. Phân tích doanh số thu nợ DNVVN qua ba năm 2010, 2011 và

2012

Bảng 4.13: Doanh số thu nợ đối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.934.941 1.968.974 2.002.147 34.033 1,76 33.173 1,68 Trung dài hạn 47.762 84.525 80.063 36.763 76,97 (4.461) (5,28) Tổng cộng 1.982.703 2.053.499 2.082.210 70.796 3,57 28.711 1,40

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Bạc Liêu, giai đoạn 2010 - 2012

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngắn hạn Trung - dài hạn 1.934.941 1.968.974 2.002.147

47.762 84.525 80.063

Hình 4.13: Biểu đồ tình hình thu nợ đối với DNVVN

của BIDV Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được, công tác thu nợ trong thời gian qua đã đạt được sự quan tâm tích cực của đội ngũ cán bộ tín dụng của NH. Ngân hàng đã có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, tạo điều kiện

thuận lợi cho việc thu hồi nợ khi đến hạn, từ đó làm cho doanh số thu nợ giai đoạn này không ngừng tăng lên. Cụ thể vào năm 2010 tổng doanh số thu nợ là

1.934.941 trđ, sang năm 2011 con số này đã tăng thêm 70.796 trđ so với năm

2010 (tốc độ tăng 3,57%), đến năm 2012 con số này tiếp tục tăng thêm 28.711

trđ (tốc độ tăng 1,40%) so với năm 2011.

Trong giai đoạn này, so với các ngành nghề khác thì ngành sản xuất và chế biến trên địa bàn tỉnh nhà kinh doanh tương đối có hiệu quả, nhất là các công ty thủy hải sản, hoạt động của các công ty này đạt được lợi nhuận cao hơn nên trả nợ đúng hạn cho NH nhằm tạo uy tín để có thể tiếp tục vay vốn, đây là nguyên nhân chính làm cho doanh số thu nợ của NH tăng lên. Bên cạnh

đó, có một số trường hợp KH không thể trả nợ cho NH thì NH đã nhanh chóng xử lý bằng cách phát mãi tài sản nên cũng góp phần làm doanh số thu nợ giai

đoạn này tăng lên.

Cũng như doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng

chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2010, với 1.934.941 trđ,

doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm đến 97,59% tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2011, tỷ lệ này là 95,88% và là 96,15% vào năm 2012. Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy doanh số thu nợ ngắn hạn không ngừng tăng trưởng qua các năm, trong khi đó doanh số thu nợ trung - dài hạn lại biến động tăng, giảm không đều nhau, điều này cho thấy các khoản cho vay ngắn hạn của NH có

khả năng thu hồi nợ tốt hơn.

4.3.2.2. Phân tích doanh số thu nợ DNVVN 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 4.14: Doanh số thu nợ đối với DNVVN của BIDV Bạc Liêu

6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Bạc Liêu, 6 tháng đầu năm 2013

Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của NH vào 6 tháng đầu năm 2013 có sự giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, điều này cho thấy hoạt động cho vay và thu hồi nợ của NH vào giai đoạn này còn nhiều hạn chế. Cụ

thể doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 là 1.682.241 trđ, đến cùng kỳ năm

2013 giảm xuống còn 1.468.933 trđ, tương ứng tốc độ giảm 12,68%. Nguyên nhân doanh số thu nợgiai đoạn này giảm xuống do các DNVVN sử dụng vốn vay để đầu tư, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến khả năng trả nợ

của họ giảm và từ đó làm công tác thu nợ của NH cũng gặp nhiều khó khăn.

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền % Ngắn hạn 1.610.417 1.402.001 (208.416) (12,94) Trung - dài hạn 71.824 66.932 (4.892) (6,81) Tổng cộng 1.682.241 1.468.933 (213.308) (12,68)

0 500000 1000000 1500000 2000000 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Ngắn hạn Trung - dài hạn 1.610.417 1.402.001 71.824 66.932

Hình 4.14: Biểu đồ tình hình thu nợ đối với DNVVN

của BIDV Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2013

Từ bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thể thấy trong cơ cấu doanh số thu

nợ đối với các DNVVN thì cả doanh số thu nợ ngắn hạn lẫn dài hạn của NH đều giảm xuống, tuy nhiên doanh số thu nợ ngắn hạn vào thời gian này vẫn

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể vào 6 tháng đầu năm

2012, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 1.610.417 trđ (chiếm tỷ trọng 95,73% tổng doanh số thu nợ), sang cùng kỳ năm 2013 con số này đã giảm xuống còn

1.402.001 trđ (chiếm 95,44% trên tổng doanh số thu nợ), giảm 208.416 trđ,

tương ứng tỷ lệ giảm 12,94% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của NH trong giai đoạn 2010 - tháng 6/2013 là khá tốt, tuy ở 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ có giảm đôi

chút so với cùng kỳ năm 2012, nhưng nếu đặt vào tình hình kinh tế chung hiện

nay thì có thể thấy sự suy giảm đó là chấp nhận được. Đạt được kết quả như

vậy là sự cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng trong công tác

theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của KH cũng như tích cực đôn đốc

KH trả nợ đúng hạn như trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, cần nhìn nhận là

trong giai đoạn này NH đã áp dụng biện pháp phát mãi tài sản đảm bảo để thu

hồi vốnđã làm ảnh hưởng đến doanh thu của NH. Đây có thể nói là giải pháp

cuối cùng mà NH sử dụng đến, bởi vì mục đích cho vay của NH là giúp KH có vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và NH có thể thu hồi nợ và lãi đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ bán tài sản thế

chấp. Hơn nữa, không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán được để NH thu hồi

nợ một cách kịp thời và trên thực tế việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi

nợ là một gánh nặng đối với các NH. Vì vậy, trong tương lai NH cần hạn chế

sử dụng biện pháp này.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)