Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó
giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của NH thấp, ngược lại nếu chỉ
tiêu này quá nhỏ cho thấy NH đã sử dụng vốn huy động ngày càng không có hiệu quả.
* Giai đoạn 2010 - 2012:
Qua bảng số liệu và hình trên ta có thể thấy tỷ lệ dư nợ DNVVN trên vốn huy động của NH tăng giảm không đều nhau qua 3 năm, nhưng nhìn chung ở
cả 3 năm tỷ lệ này tương đối cao, cho thấy số vốn huy động được trong giai đoạn này là khá thấp. Năm 2011 là năm có tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ cao nhất, tới 136,16%, tức là bình quân cứ 136,16 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Nguyên nhân là do năm 2011 dư nợ của NH tăng trưởng tới 52,92%, trong khi vốn huy động tăng trưởng thấp hơn với
33,13% nên khả năng đáp ứng của vốn huy động để cho vay không cao. Tuy nhiên, trong năm 2012 thì vốn huy động đã có sự gia tăng, tăng 88.038 trđ (tức tăng 15,65%) trong khi dư nợ chỉ tăng 3,25%, do đó tạo nên sự chuyển biến về
tỷ lệ dư nợ DNVVN/vốn huy động. Trong thời gian tới để cho hoạt động cho
vay ngày một tốt hơn cũng như góp phần làm giảm chi phí cho hoạt động kinh
doanh thì NH cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để gia tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của KH.
* 6 tháng đầu năm 2013:
Mặc dù tỷ lệ dư nợ DNVVN/vốn huy động ở giai đoạn này tương đối cao, nhưng đang có xu hướng giảm xuống, cho thấy nguồn vốn huy động của NH đã có sự gia tăng đáng kể. Ở 6 tháng đầu năm 2012, cứ 123,6 đồng dư nợ
thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Bước sang cùng kỳ năm 2013 giảm
xuống còn 109,92 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Lý giải cho điều này là do ở 6 tháng đầu năm 2013 NH đã áp dụng nhiều phương thức huy động vốn linh hoạt với nhiều chương trình khuyến mại, quà tặng, rút thăm
trúng thưởng…nên thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương (vốn huy động tăng 22,19% so với cùng kỳ năm 2012 trong khi dư nợ chỉ tăng 7,77%),
do đó khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của NH được cải thiện. Tuy
nhiên nếu không đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ trong khi
nhu cầu vay vốn của KH ngày càng lớn thì dễ dẫn đến việc thiếu hụt vốn đầu tư, NH sẽ bị động trong việc đầu tư vốn mới cho KH.
4.5.3. Hệ số thu nợ DNVVN (doanh số thu nợ DNVVN/doanh số cho
vay DNVVN)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của NH hay khả năng trả nợ vay
của KH, cho biết số tiền mà NH thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh
giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của NH càng hiệu quả và ngược lại.
* Giai đoạn 2010 - 2012:
Hệ số thu nợ DNVVN của NH qua 3 năm tuy có biến động nhỏ nhưng
nhìn chung vẫn ở mức cao, phản ánh trung thực công tác thu hồi nợ của NH. Năm 2010, hệ số thu nợ DNVVN là 92,74% cho thấy khi NH cho vay 100 đồng đến khi đáo hạn sẽ nhận được 92,74 đồng. Năm 2011 giảm xuống còn 90,96% do tốc độ tăng của doanh số cho vay là 5,6%, trong khi tốc độ tăng của doanh số thu nợ chỉ có 3,57%. Sang năm 2012 hệ số thu nợ đạt tới
98,79%, cứ 100 đồng được NH cho vay thì khi đáo hạn sẽ nhận lại được 98,79 đồng. Nguyên nhân là do tuy doanh số cho vay trong năm 2012 giảm 6,65%
so với năm 2011, nhưng công tác thu nợ vẫn tiếp tục được đội ngũ cán bộ tín
dụng tích cực thực hiện nên tăng 1,4% so với năm 2011, do đó hệ số thu nợ tăng lên. Qua đó có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn của NH tương đối cao.
* 6 tháng đầu năm 2013:
Hệ số thu nợ của NH giảm từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013, từ 100,8% xuống còn 98,6%. Tuy hệ số thu nợ giảm nhưng vẫn ở
tỷ lệ rất cao là 98,6%, tức gần như NH thu được các khoản cho vay đúng thời
hạn, cứ 100 đồng NH cho vay đến khi đáo hạn sẽ thu lại được 98,6 đồng.
Nguyên nhân hệ số thu nợ có sự giảm xuống là do trong 6 tháng đầu năm
2013, NH thực hiện thắt chặt tín dụng theo chính sách thắt chặt tiền tệ của
NHNH, không cho vay tràn lan, doanh số cho vay giảm xuống, công tác thu nợ trong thời gian này cũng giảm xuống nên hệ số thu nợ giảm so với 6 tháng đầu năm 2012.