4.6.1.1. Môi trường kinh tế
Giai đoạn 2010 - tháng 6/2013 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng, lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng
tăng và không ổn định, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như: lúa gạo, xăng
dầu, vật tư nông nghiệp và xây dựng…Trong khi đó kinh tế Bạc Liêu vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông
nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản…), vốn rất nhạy
cảm với rủi ro thời tiết và giá cả nên dễ bị ảnh hưởng khi thị trường biến động
bệnh trên gia súc trong những tháng đầu năm 2013 đã gây ảnh hưởng không ít hoạt động của DNVVN.
Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN khiến các DNVVN khó tiếp cận
với nguồn vốn NH, tạo cơ hội cho các hình thức tín dụng phi NH như vay nóng, chơi hụi phát triển… vốn là hình thức tín dụng chứa đựng rủi ro rất cao.
Việc DN chuyển sang vay các đối tượng khác làm cho NH giảm doanh số cho
vay, giảm thu nhập từ lãi. Trong giai đoạn này thậm chí có một số DNVVN
vừa giao dịch với NH vừa tham gia vào các hình thức tín dụng đã nói trên, do
đó khả năng phát sinh rủi ro từ nhóm DN này là rất lớn, đây chính là rủi ro tín
dụng tiềm ẩn của NH.
Sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách không hợplý đã dẫn đến khủng
hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành: Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và
sẽ rời bỏ những ngành không mang lại lợi nhuận. Do đó, có sự chuyển dịch
vốn từ ngành này qua ngành khác. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá mức vốn đàu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, làm giảm hiệu quả sản
xuất.
Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Do quá trình tự
do hóa tài chính và hội nhập quốc tế, hàng loạt các chi nhánh của các NHTM đã và đang mở ra hoạt động trên địa bàn tỉnh nhà như chi nhánh NHTM Á Châu, chi nhánh NHTM Công Thương…tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt,
làm cho chênh lệch lãi suất đầu ra - vào của NH ngày càng có xu hướng thu hẹp dần. Việc cạnh tranh KH giữa các NH dẫn đến việc thẩm định các khoản
vay một cách thiếu thận trọng trước khi cho vay. Điều này khiến cho các NH
có hệ thống quản lý yếu kém, gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên.
4.6.1.2. Hành lang pháp lý
Mặc dù các Luật, văn bản dưới Luật chi phối hoạt động của NH đã được
sửa đổi rất nhiều cho ngày càng phù hợp hơn với các quy luật của nền kinh tế
thị trường song vẫn còn nhiều vướng mắc như sự chồng chéo giữa quy định
của các Luật, việc ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật còn chậm,
công tác thực hiện của bộ máy thi hành luật pháp còn tuỳ tiện (thời gian giải
quyết một vụ kiện khách hàng là cá nhân vi phạm hợp đồng tín dụng không trả được nợ ngân hàng thường kéo dài ít nhất 1 năm chưa kể thời gian thi hành án). Hành lang pháp lý nói chung chưa ủng hộ công tác phục hồi nợ của NH
và gián tiếp làm tăng mức độ tổn thất tín dụng.