Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 91)

4.6.2.1. Từ phía khách hàng

Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch: Đặc điểm của các

DNVVN là có quy mô tài sản, nguồn vốn tự có thấp, hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận không cao. Mặt khác, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng vẫn chưa được tuân thủ nghiêm ngặt nên không có nhiều thông tin về DN để được đánh giá đúng thực chất hoạt động của DN.

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa

số DNVVN khi vay vốn NH đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi.

Việc sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo NH để chiếm đoạt tài sản không

nhiều nhưng những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín

của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các KH khác. Một số DNVVN sử

dụng vốn sai mục đích như: sau khi vay vốn về để sản xuất kinh doanh nhưng

chỉ sử dụng một phần vốn vào mục đích chính, phần còn lại sử dụng vào những mục đích khác làm thất thoát nguồn vốn dẫn đến không đủ khả năng trả

nợ cho NH.

Khả năng quản lý kinh doanh kém: Do trình độ quản lý của một số cán

bộ lãnh đạo DNVVN kém, không nắm bắt được thông tin kinh tế thị trường

cùng với sự hạn chế trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản

xuất kinh doanh dẫn đến sản phẩm làm ra không cạnh tranh được với các sản

phẩm khác, không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì thế làm ăn

thua lỗ không có tiền trả nợ cho NH.

4.6.2.2. Từ phía ngân hàng

Cán bộ tín dụng bị quá tải trong khi có nhiều khoản vay ở xa địa bàn, giao thông không thuận lợi. Khâu quản lý yếu dẫn đến việc thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, dẫn đến việc xuất hiện rủi ro trong hoạt động

tín dụng. Trong trường hợp này, đối với NH là RRTD nhưng đối với cán bộ

tín dụng lại là rủi ro nghề nghiệp. Một số sai sót cơ bản mà cán bộ NH thường

vấp phải trong quá trình cấp tín dụng như:

- Cán bộ tín dụng chưa nắm vững nghiệp vụ, việc cho vay thực hiện không đúng quy chế tín dụng, cho vay vượt tỷ lệ quy định.

- Công tác thẩm định không được đầu tư, do chủ quan nên dẫn đến trường hợp phân tích, đánh giá sai KH. Một số trường hợp do kiêng nể, những

mối quan hệ từ trước dẫn đến việc cán bộ tín dụng lập lờ trong khâu xét duyệt,

quy trình cho vay không trung thực.

- Không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, thiếu quan tâm theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của KH, dẫn đến việc KH sử dụng vốn sai mục đích, không đủ khả năng hoàn trả nợ cho NH.

Thiếu thông tin về tình hình giá cả dẫn đến định giá sai tài sản đảm bảo.

Việc thu hồi vốn khi phát mãi tài sản gặp nhiều khó khăn, nhiều tài sản thế

chấp bị mất giá vì khi NH thẩm định cho vay thì tài sản thế chấp đang giá cao, sau đó giá giảm mạnh, KH không trả được nợ, NH xiết nợ nhưng không bán

được do giá quá thấp hoặc là không có người mua hoặc là tiền thu về thấp hơn

so với số tiền cho vay.

Bên cạnh đó, tính chất cộng đồng trong các NHTM còn yếu kém nên việc khai thác, trao đổi thông tin về KH chưa tốt. Điều này dẫn đến những trường hợp cho vay trùng lắp hoặc không nắm được đầy đủ tình hình tài chính của KH nhưng vẫn cho vay với lượng vốn lớn dẫn đến không thu được nợ.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ

RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 91)