Đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh ninh thuận (Trang 74)

Từ kết quả phân tích cho thấy, tình trạng việc làm (nghề cá) có ảnh hưởng khá mạnh tới tình trạng nghèo của hộ gia đình. Không có việc làm, không có thu nhập, họ sẽ trở thành những người sống phụ thuộc và là gánh nặng đối với những gia đình vốn không phải là khá giả, khả năng nghèo xảy ra rất cao. Mặt khác, không có việc làm

thường sinh ra tệ nạn xã hội. Ông bà ta thường có câu: “ Nhàn cư vi bất thiện”, khi không có việc làm, dễ nảy sinh tiêu cực như rượu chè, cờ bạc… càng dễ lâm vào tình trạng nghèo. Một điều dễ nhận thấy, đó là những ngư dân nghèo tại vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận đều thiếu việc làm, trong khi thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản ven bờ lại thiếu ổn định, điều kiện và các công việc làm thêm lại ít. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường lao động đã làm cho họ khó tìm kiếm được việc làm do hạn chế về trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp. Kết quả điều tra các hộ dân cư sống ven biển tỉnh Ninh Thuận cho thấy có tới trên 22% hộ dân cư muốn các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương giúp được học nghề và giới thiệu việc làm. Vì vậy, cần có những giải pháp để hình thành chiến lược tạo đào tạo nghề và tạo việc làm ổn định cho họ, bao gồm:

- Giải quyết sinh kế cho cộng đồng và tăng thu nhập cho ngư dân khai thác thủy sản ven biển tỉnh Ninh Thuận. Hoạt động khai thác hải sản phụ thuộc nhiều vào trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác. Nguồn lợi hải sản ven bờ ngày càng giảm đang là những thách thức lớn đối với đời sống của cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh Ninh Thuận. Nếu hộ gia đình chỉ có một nghề duy nhất là khai thác thủy sản thì thu nhập thấp và bấp bênh. Do vậy, cần phải tăng cường công tác đào tạo nghề để hộ gia đình ngoài hoạt động khai thác thủy sản ven biển còn có thêm các nghề khác thì xác suất giảm nghèo rất cao. Giải quyết sinh kế để giảm nghèo là việc làm cần thiết, sinh kế có thể cũng là ngư nghiệp (như nuôi trồng thủy sản: nuôi tôm, nuôi hàu, trồng rong, nuôi vẹm…; khai thác thủy sản xa bờ). Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có khả năng tạo việc làm tại chỗ cho những lao động dư thừa, như hoạt động thu mua và chế biến thủy hải sản, đặc biệt là công tác dịch vụ hậu cần nghề cá (thu mua, chế biến, cung cấp giống, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản…), cũng có thể là nghề phi ngư nghiệp. Đồng thời, nâng cao hiệu quả từ hoạt động xuất khẩu lao động và cần chú ý nhiều hơn tới những đối tượng nghèo

- Ngoài những lợi thế về biển là khai thác thủy hải sản, Ninh Thuận là một tỉnh mà lĩnh vực phi ngư nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao. Để tạo sinh kế trong lĩnh vực phi ngư nghiệp, cần: (i) làm tốt công tác đào tạo nghề cho nông thôn. Hiện nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang được Nhà nước chú trọng, ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/TTg về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo đó ngành nghề nông thôn được khuyến khích đào

tạo và đào tạo miễn phí. Đào tạo nghề gắn với địa chỉ và đào tạo theo nhu cầu thực tế tại địa phương để đáp ứng việc làm của người dân, như tại phường Đông Hải thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, xã Thanh Hải huyện Thuận Bắc, Tri Hải huyện Ninh Hải, xã Cà Ná, Thương Diêm huyện Thuận Nam đã đào tạo nghề thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu cá cho bà con để đáp ứng yêu cầu đi biển khai thác thủy sản tạo thu nhập (100% các chủ tàu, đi bạn đều có chứng chỉ hành nghề đi biển theo quy định của Nhà nước). Đào tạo hàng ngàn lao động nghề chế biến và bảo quản thủy sản cho Công ty TNHH Thông Thuận đóng trên địa bàn tỉnh; (ii) Tăng cường các chương trình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo, chú trọng nâng cao hiệu quả từ hoạt động xuất khẩu lao động và cần chú ý nhiều hơn tới những đối tượng nghèo. Cần khuyến khích, vận động và mở rộng hoạt động đào tạo nghề miễn phí cho những hộ nghèo tại các trung tâm dạy nghề hoặc bằng các chương trình mục tiêu quốc gia. Phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế để giải quyết việc làm cho những đối tượng được đào tạo. Thực hiện nhân rộng nhưng gương điển hình tiên tiến đối với những hộ gia đình làm ăn phát triển tại địa phương để bà con học hỏi và thông qua những hộ này hướng dẫn cách làm ăn cho những hộ khác tại địa phương, đặc biệt là hộ nghèo. Với châm ngôn: “Học thầy không tày học bạn”, vận động những người có kinh nghiệm truyền đạt lại cho những ngư dân trẻ tuổi và mới vào nghề.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông – khuyến ngư tại các địa phương là hết sức quan trong đối với một tỉnh mà nông nghiệp và ngư nghiệp chiếm tỉ lệ trọng yếu như Ninh Thuận. Để nâng cao hiệu quả của công tác này cần thay đổi tư duy, hình thức hoạt động và có những giải pháp thật sự cụ thể và thiết thực, đó là: (i) công tác khuyến nông - khuyến ngư trước hết phải đáp ứng nhu cầu thiết thực và giải quyết những mối quan tâm của ngư dân, đặc biệt là những hộ ngư dân nghèo tại địa phương hơn là những chương trình đưa từ trên xuống một cách thụ động. Sự tham gia tích của ngư dân trong việc hoạch định các chương trình phát triển nghề nghiệp sẽ là chỗ dựa vững chắc để công tác này hoạt động hiệu quả và lâu dài; (ii) hỗ trợ thành lập và tăng cường năng lực của các tổ chức tự trợ giúp của người dân như CLB khuyến nông-khuyến ngư, nhóm cùng sở thích, tổ hợp tác… để làm đầu mối kết nối các chương trình khuyến nông-khuyến ngư và các hỗ trợ khác cho bà con ngư dân, đặc biệt là người nghèo. Mặt khác, các tổ chức này phải là tự nguyện, tự trang trải kinh phí và cần bao gồm cả những người nghèo, phải đi vào hoạt động thực chất thay vì chỉ hình thức như hiện nay. Sự quan tâm, tạo điều kiện của những tổ chức này đối với

những hộ nghèo là chỗ dựa vững chắc để họ gắn bó; (iii) công tác khuyến nông- khuyến ngư cần gắn bó với các chương trình tín dụng của ngân hàng. Điều này tạo sự bổ sung cần thiết và hiệu ứng cộng hưởng giữa hai chương trình; (iv) công tác khuyến nông – khuyến ngư cần kết hợp với các cơ sở đào tạo chuyên ngành để tập huấn nghề nghiệp và chuyển giao kỹ thuật trong hoạt động nghề cá cho cộng đồng; (v) Nên có cán bộ khuyến nông tại xã để có thể kịp thời giúp người dân giải quyết những vấn đề kỹ thuật một cách hiệu quả và bám sát nhu cầu của sản xuất tại chỗ. Khuyến khích những hộ nông dân giỏi, thành đạt giúp đỡ, truyền thụ kinh nghiệm cho bà con khác trong cộng đồng. Ngoài ra, khuyến nông-khuyến ngư cũng cần có những hướng dẫn trong việc bán hay tiếp thị sản phẩm ra thị trường. Hoạt động khuyến nông - khuyến ngư cần thể hiện tính đa dạng, thuận tiện và phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông như: phát thanh, truyền hình, báo chí, v.v… khuyến khích tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ khuyến nông-khuyến ngư cũng là hình thức đáng khích lệ vì người dân thường cần dịch vụ tại chỗ, kịp thời hơn là miễn phí và phù hợp với việc khuyến nông-khuyến ngư phải được hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc” mới có hiệu quả.

Chính quyền địa phương tỉnh Ninh Thuận cần xây dựng các chính sách tích cực nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực phi truyền thống và khắc phục các trở ngại để thăng tiến trong nghề nghiệp. Ví dụ như khuyến khích lao động nữ tham gia vào ngành xây dựng, công nghiệp, tham gia đi biển khai thác hải sản sẽ đóng góp tích cực làm giảm sự chênh lệch về tiền công, tiền lương.

Cũng cần tạo ra một môi trường bình đẳng cho nam giới và phụ nữ trong các công việc thuộc khu vực chính quy được trả công nhằm giúp nam giới và phụ nữ trở thành những đối tác bình đẳng hơn trong thị trường lao động và ở gia đình. Tăng sự tiếp cận của phụ nữ tới việc làm ở tất cả các khu vực và ngành nghề.

Vấn đề kỹ năng cần được ưu tiên bởi vì vấn đề này được xem là một yếu tố chính hạn chế các cơ hội kinh tế của người phụ nữ. Vấn đề này liên quan đến tất cả mọi thành phần của lực lượng lao động, đặc biệt là lao động làm công ăn lương.

Cần có cơ chế và chế độ khuyến khích lao động nữ tham gia đào tạo lao động kỹ thuật và nâng cao tay nghề.

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật thông qua chỉ tiêu và học bổng cũng như là xóa bỏ việc hạn chế phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và cấp giáo dục và đào tạo. Cần khuyến khích nhằm tăng tỷ lệ nữ sinh theo học các ngành kỹ thuật. Xác định tỷ lệ nhập học của phụ nữ trong các ngành kỹ

thuật ở các trường dạy nghề. Tăng cường các biện pháp thu hút giáo viên nữ giảng dạy các ngành phi truyền thống trong tất cả các cấp thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo.

Đảm bảo phụ nữ được tiếp cận bình đẳng với các thông tin về công nghệ và các quy trình sản xuất mới. Đảm bảo phụ nữ có được các nguồn lực kinh tế cần thiết để tiếp cận công nghệ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh ninh thuận (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)