TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh ninh thuận (Trang 31)

1.4.1. Tổng quan về một số công trình về nghèo đói

Ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghèo đói. Những nghiên cứu điển hình như: công trình nghiên cứu của Gordon [35], cho thấy tình trạng sở hữu chung trong ngành thủy sản quy mô nhỏ cũng dẫn đến tình trạng nghèo đói. Ngày càng có nhiều người có thể tham gia khai thác hải sản với kinh nghiệm hoặc vốn đầu tư hạn chế trong điều kiện tự do tiếp cận. Điều này dẫn đến việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên và có những trở ngại trong hoạt động sinh kế trên biển [34], [32]. Kết quả là

làm cho lợi tức kinh tế giảm sút và thu nhập của ngư dân thấp. Nguyên chủ yếu dẫn đến tình trạng nghèo đói của các hộ ngư dân có liên quan đến việc tiếp cận ở cấp độ thấp đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên như thủy sản [31].

Nghiên cứu của Béné [33], đã đưa ra kết luận khá tương đồng với của Gordon [31]. Nghiên cứu này cũng đã có những lý giải về mối quan hệ giữa nghề cá và đói nghèo. Ngư dân được coi như là những người nghèo nhất của người nghèo mà nguyên nhân xuất phát từ những đặc điểm của ngành thuỷ sản và đưa tới kết luận rằng: Nói chung nghề cá quy mô nhỏ tạo ra thu nhập cho ngư dân, bất kỳ nỗ lực nào, ngư dân sẽ vẫn là người nghèo và quyền tự do tiếp cận trong tài nguyên thuỷ sản đã làm cho ngư dân trở thành những người nghèo nhất. Nghề cá quy mô nhỏ được coi như công việc cuối cùng có thể đảm bảo an toàn cho người nghèo và cho phép mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động khai thác hải sản thậm chí họ không có bất kỳ kỹ năng hoặc tài sản gì.

Tại Việt Nam, về vấn đề nghèo đói trong ngành thủy sản đã có một số tác giả nghiên cứu như:

Theo nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh [12], tại khu vực Nam Trung Bộ, tỉ lệ nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác ven bờ là 31,2% ở mức chuẩn nghèo là 400 nghìn đồng/người/tháng. Khoảng cách giữa hộ nghèo và hộ không nghèo là 0,0634; độ sâu của tình trạng nghèo là 1,5336. Các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu của hộ gia đình ngư dân bao gồm: tuổi (chủ hộ), thời gian đi học (chủ hộ), tỷ lệ sống phụ thuộc, trình độ học vấn những người trưởng thành, tình trạng việc làm, tiếp cận tín dụng, công suất tàu thuyền, nghề khai thác mành, vó và nghề khai thác cố định (đăng, đáy). Trong đó, tình trạng việc làm của những người trưởng thành trong hộ có ảnh hưởng mạnh nhất tới chi tiêu của hộ, công suất tàu thuyền có tác động yếu nhất. Có ba yếu tố có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo của hộ, bao gồm: vấn đề tiếp cận tín dụng, nghề khai thác cố định, nghề mành vó và tỷ lệ người sống phụ thuộc trong hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ hiện nay. Hạn chế của nghiên cứu là quy mô điều tra mẫu nhỏ so với quy mô hộ gia đình hoạt động trong nghề khai thác hải sản ven bờ của khu vực này.

Theo Phạm Anh Tuấn và cộng tác viên, trong nghiên cứu “Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng tại Ninh Thuận” [21], cho rằng các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến nghèo đói như: thiếu vốn, đông nhân khẩu, thiếu việc làm, thiếu đất, thiếu kinh nghiệm, vv… Hạn chế của nghiên cứu là chỉ mới dừng lại ở mức độ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng của nghèo đói, chưa nêu ra được sự bất bình đẳng, cũng như các giải

pháp để giải quyết vấn đề bất bình đẳng. Bên cạnh đó, kết quả này được thực hiện năm 2003, với các chuẩn mực về nghèo đói đã có sự sai khác rất lớn so với qui định hiện nay, do đó, tính cập nhật thông tin cần phải được xem xét.

Theo Phạm Văn Ngọc và cộng tác viên, trong nghiên cứu “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Đắc Lắk” [17], cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói đó là: thiếu vốn, thiếu đất, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng kém, thị trường kém phát triển, các chương trình, chính sách của nhà nước kém hiệu quả, vv… Hạn chế của nghiên cứu là chỉ mới dừng lại ở mức độ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng của nghèo đói, chưa nêu ra được sự bất bình đẳng, cũng như các giải pháp để giải quyết vấn đề bất bình đẳng. Bên cạnh đó, kết quả này được thực hiện năm 2003, với các chuẩn mực về nghèo đói đã có sự sai khác rất lớn so với qui định hiện nay, do đó, tính cập nhật thông tin cần phải được xem xét. Bên cạnh đó, việc đo lường dưới góc độ định lượng về tình trạng nghèo trong việc giải thích ảnh hưởng của các yếu tố mới dừng lại ở mức độ khảo sát tại Đắc Lắk trong một giai đoạn chưa dài.

Theo Phan Đình Hùng, trong nghiên cứu “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình” [9], dựa trên số liệu điều tra từ 380 hộ dân địa phương, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến và hồi quy phi tuyến Binary logistic để phân tích tình hình nghèo đói của các hộ dân khu vực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự nghèo đói của các hộ dân ở đây, đó là tình trạng việc làm, lĩnh vực của việc làm, tình trạng sở hữu đất sản xuất, quy mô hộ và tiếp cận tín dụng, trong đó quan trọng nhất là tình trạng việc làm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng độc lập của từng yếu tố đến xác suất nghèo của một hộ gia đình. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ mới dừng lại ở mức độ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng của nghèo đói, chưa nêu ra được sự bất bình đẳng, cũng như các giải pháp để giải quyết vấn đề bất bình đẳng.

Theo Đào Công Thiên, trong nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” [22], cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói đó là: Tuổi, dân tộc, giới tính, học vấn, việc làm, của chủ hộ, quy mô hộ, số con, số người phụ thuộc, đất đai để sản xuất, tín dụng, … Hạn chế của nghiên cứu là chỉ mới dừng lại ở mức độ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng của nghèo đói, chưa nêu ra được sự bất bình đẳng, cũng như các giải pháp để giải quyết vấn đề bất bình đẳng. Bên cạnh đó, kết quả này được thực hiện năm 2008, với các chuẩn mực về nghèo đói đã có sự sai khác rất lớn so với qui định hiện nay.

Đối với cách tiếp cận mô hình kinh tế lượng, tác giả cũng áp dụng mô hình mà ngân hàng thế giới và các nghiên cứu thực nghiệm đã áp dụng rộng rãi để đánh giá về

vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng cho cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả thấy một số nhược điểm như một số nghiên cứu đã xây dựng mô hình đưa quá nhiều biến không phù hợp để phân tích như:

- Số con của chủ hộ: Tác giả nhận thấy rằng số con của chủ hộ càng lớn thì quy mô hộ càng tăng, chính vì lý do đó biến quy mô hộ sẽ giải thích thay cho biến số con của hộ.

Ngoài ra một số nghiên cứu số mẫu ít, chưa đại diện cho tổng thể. Mức độ giải thích của mô hình thấp (R2 nhỏ). Chuẩn nghèo mới được áp dụng không còn phù hợp.

Theo Trần Mai Thị Kim Hòa, trong nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hộ nghèo sống ven đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa” [10], cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói đó là: học vấn, việc làm, tuổi, giới tính, việc làm và thu nhập của chủ hộ, tín dụng, quy mô hộ, số người phụ thuộc, số năm kinh nghiệm trong hoạt động khai thác, … Hạn chế của nghiên cứu là chỉ mới dừng lại ở mức độ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng của nghèo đói, chưa đánh giá được sự bất bình đẳng, cũng như các giải pháp để giải quyết vấn đề bất bình đẳng.

1.4.2. Tổng quan về một số công trình về bất bình đẳng

Theo nghiên cứu Nguyễn Thị Nguyệt – Bộ Kế hoạch Đầu tư – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: “Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách” [3], cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập đó là: tuổi, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khoẻ, học vấn, ngành nghề lao động, trình độ chuyên môn, tổ chức làm việc, kinh nghiệm làm việc, … Hạn chế của nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức độ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng trong thu nhập chưa giải quyết được vấn đề phân phối lại thu nhập và giảm nghèo.

Theo Nguyễn Đức Tâm và nhóm tác giả: “Bất bình đẳng xã hội” [20], cũng chỉ dừng lại ở mức khảo sát bất bình đẳng về quyền lực thông qua các mối quan hệ xã hội, bất bình đẳng giới, thu nhập, chưa đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng bằng mô hình và chưa giải quyết được vấn đề giảm nghèo.

Những đề tài và công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận, quan điểm từ những phương pháp tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau trong việc nghiên cứu nghèo đói, nhất là tình hình nghèo đói của cộng đồng ngư dân ven biển trong thời gian qua. Những nghiên cứu này đã gợi mở và xác định được một số yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói của các hộ ngư dân trên, xong vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là đánh giá tình trạng bất bình đẳng là chưa nghiên cứu.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Qui trình nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đề ra ở trên, qui trình nghiên cứu của đề tài được tổ chức hai giai đoạn bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính bao gồm 2 nội dung cơ bản là nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về nghèo đói và bất bình đẳng và tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây nhằm hình thành khung lý thuyết và xác định mô hình nghiên cứu của đề tài. Bước tiếp theo là tổ chức phỏng vấn thử tại các hộ gia đình ngư dân ven biển trên địa bàn để bước đầu nhận diện những yếu tố ảnh hưởng tới đói nghèo của các hộ ngư dân cũng như những rào cản ảnh hưởng tới việc thoát nghèo của đối tượng này. Cùng với những kết quả nghiên cứu trước của các nghiên cứu khác thì việc phỏng vấn thử còn là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng tiếp theo.

Nghiên cứu định lượng: Sau khi kết quả khảo sát được thu thập về với mẫu là 376, tác giả nhập liệu và phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy đa biến, hồi quy binary logistic, phân tích bất bình đẳng thông qua hệ số Gini.

Toàn bộ qui trình nghiên cứu này được tóm tắt trong sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1. Qui trình nghiên cứu

Phỏng vấn thử N=50

Hoàn thiện bản câu hỏi sơ bộ Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên

cứu về nghèo đói Định hướng mô hình lý thuyết

Bản câu hỏi mẫu

Bản câu hỏi chính thức

Nghiên cứu chính thức (N = 376)

Phân tích thống kê mô tả

Phân tích hồi quy đa biến, hồi quy binary

logistic

Đề xuất các giải pháp và những gợi ý chính sách cho công tác xóa đói giảm nghèo và bất bình đẳng trong cộng đồng ngư dân ven biển tại Ninh

Thuận

Phân tích bất bình đẳng thông qua hệ số

2.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

Mục tiêu của việc nghiên cứu sơ bộ là bước đầu nhận dạng những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ ngư dân ven biển tại các địa phương của Ninh Thuận. Các câu hỏi được lựa chọn đưa vào bảng câu hỏi sơ bộ được tổng hợp từ ba nguồn: từ các nghiên cứu trước, từ ý kiến tư vấn của các chuyên gia và từ kết quả của việc phân tích phỏng vấn nhóm. Các thông tin cơ bản trong bảng câu hỏi bao gồm: các đặc điểm về nhân khẩu học của chủ hộ và các thành viên trong gia đình (tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, giới tính của chủ hộ và các thông tin khác có liên quan), thu nhập từ các hoạt động kinh tế, tình hình chi tiêu của hộ gia đình, v.v....

Có thể nói rằng, việc nghiên cứu sơ bộ đã bước đầu khám phá sơ bộ những đặc điểm nghèo của hộ, đồng thời nhận diện những yếu tố đặc trưng ảnh hưởng tình trạng nghèo trong các hộ gia đình ngư dân ven biển Ninh Thuận. Cuối cùng là hình thành mô hình nghiên cứu sơ bộ. Sau khi xây dựng thang đo nháp ban đầu, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia gồm Trưởng, Phó phòng Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Thuận; đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia là các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy tại trường Đại học và được tiếp tục lấy ý kiến đóng góp từ điều tra thí điểm có độ lớn là n = 50.

Nghiên cứu sơ bộ tập trung vào 03 câu hỏi chính:

- Anh (chị) có bao nhiêu năm hoạt động trong nghề khai thác hải sản ? Nghề khai thác chính của gia đình là gì ?

- Theo quan điểm của Anh (Chị), những yếu tố nào ảnh hưởng đến nghèo đói và bất bình đẳng của gia đình ?

- Theo Anh (Chị) yếu tố nào là quan trọng nhất, nhì, ba và không quan trọng trong các yếu tố trên ? Vì sao ?

Mục đích của bước nghiên cứu sơ bộ định lượng là nhằm đánh giá sơ bộ thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng và thiết kế bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo. Kết quả đưa ra được các nhân tố như sau: Học làm của người trưởng thành trong hộ; Số con của chủ hộ; Làm nông; Tuổi; Giới tính; Sức khỏe; Khoảng cách chợ; Đường giao thông; Qui mô hộ; Số năm đi chọ của người trưởng thành trong gia đình; Kinh nghiệm của chủ hộ; Công suất của tàu; Nghề lưới kéo; Số tháng khai thác; Có đất sản xuất; Có vay vốn; Làm thêm.

2.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 2.3.1. Xây dựng bảng câu hỏi chính thức 2.3.1. Xây dựng bảng câu hỏi chính thức

Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập các thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. Từ việc nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thí điểm là cơ sở quan trọng để xây dựng và điều chỉnh bảng câu hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và thời gian thực hiện của đề tài.

2.3.2. Chọn mẫu điều tra

Việc chọn mẫu được tiến hành để điều tra các hộ gia đình cần đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Sau khi có thông tin thu được từ mẫu nghiên cứu sẽ suy rộng cho các đặc tính của tổng thể nghiên cứu. Cụ thể, mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu được thực hiện như sau:

- Kích thước mẫu cần thu thập

Trong phân tích thống kê kích thước mẫu cần thu thập phải đủ lớn để đạt được mục tiêu của nghiên cứu và đạt được độ tin cậy nhất định. Tuy nhiên, kích thước mẫu là bao nhiêu thì được gọi là lớn thì còn chưa được xác định rõ ràng. Việc xác định kích thước mẫu tùy thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng. Có nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng phương pháp ước lượng OLS thì số mẫu tối thiểu cho một biến cần

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh ninh thuận (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)