Theo World Bank [37], các nguyên nhân về vùng miền, nguyên nhân mang tính cộng đồng, đặc tính chủ hộ và các đặc tính cá nhân dẫn đến nghèo đói có thể tóm tắt theo bảng sau:
Bảng 1.1. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
Đặc trưng vùng miền
- Sống ở vùng xa xôi cách biệt, giới hạn về cơ sở hạ tầng và kém về khả năng tiếp cận các dịch vụ và chợ.
- Sống dựa chính vào tài nguyên, gồm cả tài nguyên đất có giá trị và chất lượng.
- Yếu tố thời tiết, ví dụ như hạn hán hoặc lũ lụt và điều kiện về môi trường, ví dụ như thường xuyên bị động đất.
Đặc tính cộng đồng - Cơ sở hạ tầng, ví dụ như tiếp cận nguồn nước, điện, tiếp cận đường nhựa.
- Phân phối đất.
- Tiếp cận các dịch vụ công cộng, gần trường học hay bệnh viện.
Đặc trưng hộ gia đình
- Kích cỡ hộ gia đình.
- Tỷ số phụ thuộc (người già hoặc trẻ em không có khả năng lao động).
- Giới tính của chủ hộ.
- Tài sản (bao gồm đất và các phương tiện/công cụ dụng cụ sản xuất, nhà cửa).
- Cấu trúc của thu nhập và công việc.
- Tình trạng sức khỏe và trình độ giáo dục của các thành viên trong gia đình (tính trung bình).
Đặc tính cá nhân - Tuổi - Trình độ học vấn - Tình trạng việc làm - Tình trạng sức khỏe - Sắc tộc Nguồn: [10]. Đối với Việt Nam các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói như sau :
- Nghề nghiệp, tình trạng việc làm
Người nghèo thường không có việc làm, làm thuê hoặc làm việc trong nông nghiệp, người giàu thường có việc làm trong những lĩnh vực có thu nhập cao và tương đối ổn định như buôn bán, dịch vụ, công chức [10].
- Trình độ học vấn
Vì không có đủ tiền để trang trải chi phí học tập nên con cái họ thường bỏ học rất sớm hay thậm chí không đi học. Người nghèo thường thiếu hiểu biết, thiếu khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn cần thiết trong hoạt động kinh tế. Hệ quả là rơi vào bẫy: ít học – nghèo [10].
- Giới tính của chủ hộ
Ở vùng nông thôn, những hộ gia đình có chủ hộ là nữ có nhiều khả năng nghèo hơn những hộ có chủ là nam. Điều đó do nữ thường có ít cơ hội làm việc với thu nhập cao mà thường làm việc nhà và sống dựa vào nguồn thu từ người nam trong gia đình [10].
- Quy mô hộ
Quy mô một hộ gia đình càng lớn thì hộ có chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn, do đó nhiều khả năng nghèo hơn hộ gia đình có ít người [10].
- Số người sống phụ thuộc
Tỷ lệ người ăn theo càng cao, họ phải gánh chịu nhiều chi phí hơn cho học hành, khám chữa bệnh, do đó có nhiều khả năng nghèo hơn hộ có ít người phụ thuộc [10]. - Quy mô diện tích đất của hộ gia đình
Ở nông thôn đất là tự liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, nguồn tạo ra thu nhập, không có đất hoặc quy mô đất ít thường đi đôi với nghèo [10].
- Quy mô vốn vay từ định chế chính thức
Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Do đó vốn vay từ định chế chính thức là công cụ quan trọng giúp hộ ngư dân thoát nghèo [10].
- Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm đường giao thông, điện, chợ, nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, nhất là thông qua thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho người nghèo ở vùng nông thôn [10].