Nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân tới thu nhập của hộ gia

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh ninh thuận (Trang 69)

hộ gia đình

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập bình quân đầu người trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh Ninh Thuận, tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân để ước lượng.

Kết quả ước lượng mô hình ban đầu cho thấy, bộ dữ liệu đã giải thích được sự biến thiên của mô hình ở mức 34,7%. Trong đó, các biến giải thích đều có dấu như mong đợi. Trong các biến đưa vào mô hình để phân tích, các biến không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa từ 10% là: Tuổi, Giới tính, Sức khỏe, Đường giao thông, Công suất tàu, Số tháng khai thác, Nghề làm thêm, Có vay. Các yếu tố ảnh hưởng tới đói nghèo của hộ gia đình ven biển tỉnh Ninh Thuận bao gồm: Khoảng cách từ nhà đến chợ của hộ gia đình, Qui mô hộ, Thời gian đi học của chủ hộ, Nghề kéo, Đất đai và Tín dụng. Trong đó, Quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng mạnh nhất tới thu nhập của hộ gia đình của hộ gia đình, có đất tác động yếu nhất. Sau khi loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê và thực hiện phân tích lại, kết quả mô hình được thể hiện trong Bảng 3.29 0 20 40 60 80 100 120 0 20 40 60 80 100 120

Bảng 3.29. Kết quả mô hình hồi quy về các nguyên nhân ảnh hưởng tới thu nhập của hộ gia đình của hộ

Giá trị thống kê

Biến Ký hiệu Hệ số hồi

quy T Sig.

Biến phụ thuộc Ln(I)

(Constant) Β 7,642 32,880 0,000

Khoảng cách từ nhà đến chợ KC_CHO 0,092 2,181 0,030

Số người sống trong một hộ, không tính đến người làm thuê và ở nhờ

QUIMO -0,286 -8,257 0,000

Thời gian đi học của chủ hộ HOCVA_CH 0,177 4,049 0,000

Kinh nghiệm KING_CHU 0,014 2,446 0,015

Nghề kéo NGHE_KEO 0,304 2,663 0,008

Đất đai CODAT 0,337 1,896 0,059

Số quan sát 214

R2 hiệu chỉnh 0,347

Chỉ số F 19,826 (Sig.f=0,000)

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu điều tra Kết quả kiểm định các giả thuyết hồi qui được thỏa mãn tại Phụ Lục 4.

Khoảng cách từ nhà đến chợ: Khoảng cách từ nhà chủ hộ đến trung tâm chợ có tác động khá tích cực tới việc cải thiện thu nhập của hộ gia đình, có dấu như dự đoán (dấu dương) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Việc đi chợ mua sắm đồ ăn thức uống sinh hoạt cho gia đình đó là thói quen hàng ngày của người dân Việt Nam. Vì vậy những hộ xa trung tâm chợ sẽ gặp khó khăn hơn, cả về mặt thời gian và tài chính, chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ tăng. Xa trung tâm chợ dẫn đến điều kiện để tiếp cận thị trường khó khăn, cơ hội mua bán hạn chế hơn. Ông bà xưa có câu: “Phi thương bất phú”, có nghĩa là không có buôn bán, kinh doanh thì không giàu được, vì vậy những hộ xa trung tâm chợ làm giàu khó hơn. Điều này có nghĩa rằng những hộ gần trung tâm chợ thì khả năng thoát nghèo cao hơn.

Qui mô hộ gia đình: Quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng khá mạnh và ngược chiều với mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình. Yếu tố này có dấu như dự đoán (dấu âm) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Sự đông con đã làm cho

qui mô của hộ lớn. Qui mô hộ gia đình càng lớn, mức chi tiêu cho sinh hoạt và các hoạt động khác càng tăng trong khi các hoạt động tạo thu nhập không theo kịp. Điều này đã làm cho các hộ gia đình phải đi vay mượn để phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu của mình và lẽ tất yếu hộ rơi vào cảnh nghèo là khó tránh khỏi.

Thời gian đi học của chủ hộ: Từ chỉ số thống kê t và hệ số hồi quy cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ có tác động tích cực tới việc cải thiện thu nhập và tình trạng nghèo của hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này có nghĩa rằng những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn sẽ tăng khả năng thoát nghèo nhiều hơn. Mặt khác trong mẫu khảo sát có tới trên 50% số chủ hộ chỉ học bậc học từ tiểu học trở xuống. Đây là một thực tế và là một đặc trưng rất rõ trong cộng đồng dân cư ven biển tại Ninh Thuận hiện nay.

Kinh nghiệm: Kinh nghiệm nghề nghiệp có tác động khá tích cực tới việc cải thiện thu nhập và tình trạng nghèo của hộ, có dấu như dự đoán (dấu dương) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Điều này có nghĩa rằng những chủ hộ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động khai thác thủy sản sẽ tăng khả năng thoát nghèo.

Tiếp cận đất đai: Yếu tố đất đai có tác động mạnh nhất tới việc cải thiện thu nhập và tình trạng nghèo của hộ, có dấu như dự đoán (dấu dương) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Đất đai không những là một trong những nguồn lực quan trọng đối với người nông dân mà còn là một nguồn thu nhập quan trọng cho những ngư dân tham gia hoạt động khai thác hải sản vốn phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết và nguồn lợi. Có đất, những hộ ngư dân tại khu vực này sẽ có nhiều cơ hội để sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện được tình trạng nghèo của mình.

Nghề kéo: Yếu tố này có tác động cùng chiều với thu nhập của hộ gia đình và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng, những hộ hoạt động trong nghề khai thác chủ yếu làm nghề kéo đơn thuần mà không tham gia các nghề khác có mức thu nhập bình quân đầu người giảm so với những hộ khác. Điều này có thể do mẫu thu thập với số lượng tàu thuyền công suất dưới 45 CV nhiều nên chỉ hoạt động khai thác gần bờ trong điều kiện nguồn lợi hải sản ven bờ suy giảm đã làm cho hiệu quả khai thác. Hiệu quả thấp là nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp và vì vậy tình trạng nghèo xảy ra đối với những hộ gia đình ngư dân này.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh ninh thuận (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)